Cách tính điểm trung bình môn ca năm

.Vnedu-Tracuudiem hướng dẫn các em học sinh cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm, để các em nắm được điểm trung bình các môn học cũng như biết được mình đạt danh hiệu học sinh gì trước khi nhận điểm từ giáo viên chủ nhiệm.

1. Cách tính điểm trung bình môn theo quy định của Bộ GD&ĐT

1.1. Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1

Các yếu tố cần thiết để tính điểm trung bình môn học kỳ 1 là:

  • Tổng điểm đánh giá thường xuyên [TĐĐGtx]: tính hệ số 1;
  • Điểm đánh giá giữa kỳ [ĐĐGgk]: tính hệ số 2;
  • Điểm thi cuối kỳ – [Điểm đánh giá cuối kỳ ĐĐGck] tính hệ số 3.

Điểm trung bình môn học kỳ là trung bình cộng của điểm đánh giá thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ.

Theo đó, điểm trung bình môn học kỳ I [viết tắt là ĐTBmhk I] được tính như sau:

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1

1.2. Cách tính điểm trung ình môn học kỳ 2

Tương tự như học kỳ 1, điểm trung bình môn học kỳ 2 được tính như sau:

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 2

Trong đó:

– Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên học kỳ 2 [viết tắt là ĐĐGtx HKII]: tính hệ số 1;

– Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ 2 [viết tắt là ĐĐGgk II]: tính hệ số 2;

– Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ 2 [viết tắt là ĐĐGck II]: tính hệ số 3.

1.3. Cách tính điểm trung bình môn cả năm

Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Quy chế ban hành kèm Thông tư 58 năm 2011, điểm trung bình môn cả năm được tính như sau:

Điểm trung bình cả năm =

Điểm trung bình học kỳ I + 2xĐiểm trung bình học kỳ II

3

2. Cách xếp loại học lực theo điểm trung bình môn

Xếp loại học lực là quá trình đánh giá và phân loại năng lực học tập của học sinh dựa trên các tiêu chí nhất định trong đó có điểm trung bình môn, hạnh kiểm…

Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT học lực được xếp thành 05 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Từ đó nhận định được năng lực, cũng như khả năng, mức độ học tập của từng học sinh. Cụ thể như sau:

Loại Giỏi:

– Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

Loại khá:

– Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

Loại trung bình:

– Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

Loại kém: Các trường hợp còn lại.

Ngoài ra, trong trường hợp học sinh có điểm trung bình [ĐTB] loại khá, giỏi nhưng lại có một môn không đạt, học lực sẽ bị xếp thấp xuống và được điều chỉnh như sau:

  • Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại giỏi nhưng do có 1 môn duy nhất bị loại trung bình, học lực sẽ được điều chỉnh xuống loại khá.
  • Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại giỏi nhưng do có 1 môn duy nhất bị loại yếu, học lực sẽ được điều chỉnh xuống loại trung bình.
  • Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại khá nhưng do có 1 môn duy nhất bị loại trung bình, học lực sẽ được điều chỉnh xuống loại trung bình.
  • Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại khá nhưng do có 1 môn duy nhất bị loại kém, học lực sẽ được điều chỉnh xuống loại yếu.

→ Lưu ý: Đối với “học sinh khuyết tật” xếp loại dựa trên những yếu tố sau:

  • Nếu học sinh có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.
  • Nếu học sinh không đủ khă năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này.

3. Khi tính điểm trung bình môn, cần lưu ý những gì?

Để tính toán chính xác điểm trung bình môn, cần xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Nếu có bất kỳ sai sót nào trong việc tính điểm từng môn học hoặc xác định trọng số của từng môn, thì điểm trung bình môn sẽ không chính xác.

Do đó, nhà trường và Giáo viên cần phải làm việc cẩn thận và chính xác khi tính điểm từng môn học và xác định trọng số của từng môn.

Theo Quy chế xếp loại học sinh, khi tính điểm môn cần lưu ý:

– Điểm trung bình môn học kỳ và cả năm, điểm các bài kiểm tra, đánh giá phải là số nguyên hoặc số thập phân. Được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

– Trong mỗi học kỳ, số điểm đánh giá của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục [bao gồm cả chủ đề tự chọn] như sau:

a. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

Trong mỗi học kỳ, một môn học có 01 điểm đánh giá giữa kỳ và 01 điểm đánh giá cuối kỳ.

b. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

  • Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 02 ĐĐGtx;
  • Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx;
  • Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

Trường hợp đối với học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định trên mà không có lý do chính đáng hoặc có lý do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Điểm trung bình môn là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá kết quả học tập của một học sinh. Việc tính toán điểm trung bình môn theo các hệ số khác nhau giúp đánh giá kết quả học tập một cách công bằng và chính xác hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính điểm trung bình môn theo các hệ số khác nhau. Chúc bạn thành công trong học tập!

Điểm trung bình môn cả năm được tính như thế nào?

Tổng điểm trung bình cả năm sẽ là kết quả học tập của 2 kỳ, trong đó kỳ 2 được ưu tiên nhân đôi hệ số, để khuyến khích các em có động lực cố gắng trong kỳ học sau. Vì vậy, cách tính điểm trung bình cả năm = [Điểm trung bình kỳ 1 + Điểm trung bình kỳ 2*2]/3.

Điểm tổng kết cả năm là gì?

Điểm tổng kết cả năm là tổng hợp kết quả đạt được của các bài kiểm tra trong toàn bộ quá trình học tập của học sinh trong một năm học. Từ đó, giáo viên có căn cứ đánh giá đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và xếp loại học lực của học sinh.

Tbcm nghĩa là gì?

+ TBCM: điểm trung bình các môn tính điểm. + Học lực: học lực môn của kỳ [nếu tổng kết điểm theo học kỳ] hoặc của đợt [nếu chọn tổng kết điểm theo đợt].

TBC các môn là gì?

+ TBC Môn là điểm trung bình cộng điểm cả năm của từng môn [làm tròn đến 2 chữ số thập phân] trong tổ hợp xét tuyển lấy trong học bạ các năm học lớp 10, 11, 12.

Chủ Đề