Cách tính lương nhân công trong xây dựng


Vấn đề chi phí nhân công trong xây dựng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Mà còn liên quan đến nhiều vấn đề chi trả của doanh nghiệp. Vậy, cách tính lương nhân công trong xây dựng như thế nào là hợp lý? Thắc mắc này sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.

Truy cập ngay vào Nhadatmoi.net để giao dịch mua bán nhà của bạn được thực hiện nhanh chóng và thành công nhất

I. Chi phí nhân công là gì?

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản thanh toán chi phí mà doanh nghiệp cần phải trả cho công nhân. Bao gồm: Tiền lương thưởng, các khoản trích theo lương, phụ cấp, bảo hiểm…

chi phí nhân công trực tiếp là gì

II. Cách tính chi phí nhân công trong xây dựng

Giá nhân công trong xây dựng được tính theo công thức sau: 

GNC: Đơn giá một ngày của nhân công, tính theo cấp bậc của công nhân trực tiếp xây dựng.

LCB: Mức lương tháng đầu vào, nhằm xác định chi phí một ngày theo cấp bậc của nhân công trực tiếp xây dựng. Đã bao gồm các khoản phụ cấp theo tính chất, đặc điểm của xây dựng. Và đã tính đến các khoản bảo hiểm quy định người lao động có nghĩa vụ phải trả.

Tuy nhiên, mức lương đầu vào ở các vùng khác nhau và được quy định dưới bảng sau đây:

1. Mức lương cơ sở đầu vào [LNC]

Bảng mức lương cơ sở đầu vào

– Khu vực áp dụng mức lương đầu vào các vùng I, II, III và IV phải tuân theo quy định mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ ban hành.

– Mức lương LCB = Mức lương khảo sát thực tế trung bình / hệ số cấp bậc tương ứng. 

Theo chi phí nhân công, mức lương khảo sát thực tế trung bình chưa bao gồm các khoản bảo hiểm quy định người sử dụng lao động phải trả. Nhưng đã bao gồm các khoản bảo hiểm quy định người lao động phải trả.

2. Bảng hệ số cấp bậc lương tương ứng

Bảng a: Cấp bậc, hệ số lương công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng

Cấp bậc, hệ số lương công nhân trực tiếp xây dựng

+ Nhóm 1: Công nhân thực hiện các công việc:

  • Mộc, nề, sắt, bê tông các loại [trừ bê tông nhựa], cốp pha, đào, đắp đất, hoàn thiện..
  • Khảo sát thực địa công trình xây dựng [tính cả việc đo đạc].
  • Trực tiếp vận hành các loại máy móc thi công xây dựng [máy nâng hạ, máy bơm, máy đầm, máy hàn, máy khoan, máy làm đất, máy đóng ép cọc,…] 

+ Nhóm 2: Những công việc còn lại không nằm trong nhóm 1.

Bảng b: Cấp bậc, hệ số lương kỹ sư trực tiếp

Cấp bậc, hệ số lương kỹ sư

Đối với kỹ sư trực tiếp thực hiện một số công đoạn như thí nghiệm, khảo sát, được xác định lương trong bảng định mức dự toán hiện hành. Hệ số lương tương ứng với cấp bậc tại bảng b.

Cách tính lương nhân công phù hợp theo quy định

Bảng c: Cấp bậc, hệ số lương nghệ nhân

Cấp bậc, hệ số lương nghệ nhân

Đối với nghệ nhân trực tiếp thực hiện một số công đoạn trong xây dựng. Được xác định lương trong bảng định mức dự toán hiện hành. Hệ số lương tương ứng với cấp bậc tại bảng c.

Bảng d: Cấp bậc, hệ số lương công nhân lái xe

Cấp bậc, hệ số lương công nhân lái xe

+  Nhóm 1:

  • Ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, ô tô vận tải thùng [tải trọng dưới 7,5T]. 
  • Cần trục ô tô có sức nâng không quá 7,5T. 
  • Ô tô bán tải, máy hút mùn.
  • Xe ô tô 07 chỗ phục vụ công tác khảo sát thực địa.
  • Máy nén thử đường ống có công suất 170CV.
  • Xe hút chân không 10 tấn trở xuống.

+ Nhóm 2: 

  • Cần trục ô tô có sức nâng từ 7,5T đến dưới 25T
  • Ô tô tự đổ, ô tô vận tải thùng, ô tô tưới nước [tải trọng từ 7,5T đến dưới 25T].
  • Máy phun nhựa đường, xe bơm bê tông.
  • Ô tô chuyển trộn bê tông có dung tích thùng 14,5m3 trở xuống.

+ Nhóm 3: 

  • Cần trục ô tô có sức nâng trên 25T.
  • Ô tô đầu kéo trên 200CV.
  • Ô tô tự đổ có tải trọng 25T trở lên.
  • Ô tô phục vụ chuyển trộn bê tông có dung tích thùng trên 14,5m3.

cách tính lương nhân công trong xây dựng

Xem Thêm: Tổng hợp kiến thức cần biết về hợp đồng giao khoán nhân công

– HCB: Hệ số lương theo cấp bậc của nhân công, được quy định trong bảng dưới đây:   

Cấp bậc công nhân xây dựng1234567
Nhóm 1Hệ số lương1,551,832,162,553,013,564,2
Nhóm 2Hệ số lương1,762,072,442,863,373,964,65

+ Nhóm 1: Nhân công thực hiện các công việc nề, mộc, sắt, cốp pha, bê tông, đào, đắp đất, hoàn thiện,…

+ Nhóm 2: Những công việc còn lại không nằm trong nhóm 1.

– t  : Số ngày làm việc trong 01 tháng [quy chuẩn là 26 ngày].

cách tính nhân công trong xây dựng

III. Nguyên tắc xác định đơn giá chi phí nhân công

Quy định xác định đơn giá nhân công cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

–  Giá tương đương với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong bảng định mức dự toán xây dựng công trình.

– Phù hợp với giá thị trường [giá mặt bằng chung] của nhân công xây dựng [bao gồm cả phụ phí sinh hoạt] theo từng địa phương. Song phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. 

– Tương đương với tính chất, đặc điểm công việc của nhân công xây dựng.

– Chi phí nhân công cần đáp ứng nhu cầu trả đủ một số khoản bảo hiểm theo quy định. Đây là những khoản thuộc nghĩa vụ của người lao động [bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế].

chi phí nhân công thuê ngoài trong xây dựng

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến chi phí nhân công xây dựng cùng cách tính lương nhân công. Nếu bạn thấy đây là chia sẻ hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để có thêm nhiều thông tin tư vấn hiệu quả.



Video liên quan

Chủ Đề