Cách trị ngứa phấn bướm trắng

Bà Phan Thị Mỹ Lệ [46 tuổi] ở P.Bảo An, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, cho biết cứ đến chập tối, hàng trăm con bướm trắng [ảnh] bay vào nhà, làm rối loạn sinh hoạt gia đình; nếu sơ ý, bướm bám vào người thì bị ngứa ở da, rất khó chịu.

Theo bà Lệ, nhiều gia đình trong khu phố, nhất là trẻ em, tự nhiên bị ngứa, hoang mang không biết lý do, khi đến bác sĩ khám mới biết nguyên nhân do lớp phấn trắng của bướm dính vào da.

Sáng 22.4, ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận, xác nhận bướm trắng gây ngứa mà người dân phản ảnh là loài bướm sâu đục thân hai chấm [tên khoa học: Scirpophaga incertulas walker], thường cư trú trên các đồng ruộng, rất thích ánh sáng của các ngọn đèn chiếu sáng.

Do thời điểm này ruộng lúa đang thu hoạch nên chúng bay vào các khu dân cư với mật độ dày. Theo ông Dũng, trên hai cánh của loài bướm này có phủ lớp phấn trắng đục, khi bay vào nhà, lớp phấn rơi xuống dính vào quần áo, mùng màn, hoặc tiếp xúc trực tiếp thì gây ngứa khó chịu nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Về cách phòng tránh, ông Dũng cho biết, bướm thường di chuyển từ đồng ruộng vào khu dân cư từ 17 - 21 giờ, nên thời điểm này người dân cần đóng kín các cửa nhà để ngăn chặn hoặc dùng “bẫy” bằng cách thắp bóng điện ở hiên nhà, phía dưới có thau chứa nước để chúng tìm đến khu vực có ánh sáng, rơi vào thau nước.

Ngoài ra, khi bị ngứa nên đi tắm, dùng xà phòng diệt khuẩn chà vào điểm ngứa. Trường hợp trẻ em bị ảnh hưởng nặng, cần đưa đến các cơ sở y tế để điều trị, tránh lở loét gây nhiễm trùng da.

Tin liên quan

Bướm trắng “tung hoành”

Anh Tài, phòng 734, nhà CT2A chia sẻ, gia đình anh chỉ dám bật đèn “chóng vánh” khi cho con ăn, khi thay rửa quần áo, còn lại, mọi hoạt động khác đều diễn ra trong ánh đèn mờ mờ của đèn ban công, hành lang khu chung cư.

Không những thế, nhà anh đóng kín hết các cửa sổ nhưng vẫn không ăn thua, vẫn có những con bướm trắng lọt vào nhà, “rải” bụi gây ngứa ngáy. Hôm nào trước khi đi ngủ, anh đều phải lau giường chiếu, vậy mà vẫn có những hôm sơ sảy, cậu nhóc 10 tháng tuổi vẫn bị dính bụi phấn từ cánh bướm trắng, đêm cứ khóc ngằn ngặt không ngủ vì ngứa.

“Người lớn khi bị ngứa còn có ý thức cố nhịn gãi rồi rửa thật sạch bằng nước, hoặc ngứa quá thì bấm răng nhéo vào chỗ ngứa một tí cho đỡ, nhưng trẻ con thì không vậy, nhiều cháu bị bướm bám mà người lớn không hay, chỉ đến khi cháu khóc oà, gãi nhiều mẩn ngứa thì mới biết. Có hôm 10h đêm vẫn phải đưa con đi tắm vì nó khóc quá, nhưng tắm xong cũng chỉ giảm ngứa đôi chút”, anh Tài than vãn.

Không riêng gì Khu vực Văn Quán, Hà Đông mà nhiều nơi khác trên địa bàn Hà Nội tình trạng cũng xảy ra tương tự. Chị Oanh nhà gần ngay sân vận động Mỹ Đình cũng than vãn về tình trạng bướm trắng nhiều không xuể. Nhất là chị lại mới sinh em bé, phải giặt phơi đồ thường xuyên. Nhiều hôm lên phơi tã cho con buổi tối trên sân thượng, bật đèn phơi xong thì bướm cũng bâu dày đặc quanh bóng đèn. Chỉ sợ phấn bướm rụng xuống, dính vào quần áo, e bé mặc phải sẽ rất khó chịu.

Ở thành phố, dịch bướm trắng dù gây khó chịu nhưng vẫn còn nhẹ hơn rất nhiều so với các vùng quê. Khảo sát của phóng viên Dân trí trong mấy ngày nay tại khu vực huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường [Vĩnh Phúc], hay khu Ba La ở Hà Đông, Hà Tây buổi tối đều thấy các gia đình “cửa đóng then cài”, chỉ bật một cái bỏng nhỏ ngoài hè để “hút” bướm trắng.

“Nhiều nhà vì bướm trắng mà mất ngủ cả nhà, bôi đủ thuốc ngứa cũng không ăn thua. Dù đóng kín cửa vậy, nhưng chỉ sơ sểnh bật điện lên một chút, bướm lại ào vào nhà. Sáng thức dậy, việc đầu tiên của tôi bao giờ cũng phải quét lớp bướm chết rơi xuống sàn nhà. Rồi phải dùng khăn ướt lau sạch giường, chiếu để hạn chế ngứa”, Bà Tạ Thị Hiền, ở Xóm mới, thôn Đinh Xá, Nguyệt Đức, Yên Lạc cho biết.

Bà cho biết thêm, con gái bà mới sinh em bé được gần 1 tuần, dù bé hay khóc đêm nhưng đèn tuýp cả nhà đều không dám bật, chỉ sử dụng một cây đèn chụp để ở góc nhà lấy ánh sáng. Bướm trắng có tấn công thì bụi của nó cũng không bay cao vì ở ngay sát đất, đỡ ảnh hưởng đến em bé. Còn cháu ngoại lớn của bà thì vừa học bài vừa ngãi vì ngứa. Bà chỉ có dụ cháu học vào ban ngày, ban đêm đỡ bật ánh điện.

“Sống chung” với bướm trắng

Theo các nhà dịch tễ, mọi người ở hầu hết các địa phương còn phải “sống chung” với bướm trắng ít nhất 15 đến 30 ngày nữa. Tuy dịch bướm trắng không gây nguy hiểm, nhưng nó gây rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì loài bướm này thường cư trú ở đồng lúa, trong khi đó, nhiều nơi đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, có nơi thì khoảng 1 tuần nữa sẽ gặt lúa. Cùng với mùa thu hoạch lúa là loài bướm trắng này sẽ mất nơi cư trú, nên bay vào khu dân cư để tìm chỗ cư trú. Đêm đến, có ánh đèn là chúng bay ra. Chính hiện tượng bay vòng liên tục của bướm trắng khiến phấn bướm dễ tung ra, lơ lửng trong không khí, bám vào các vật dụng trong nhà, nếu dính vào người sẽ gây ngứa da, dị ứng da... rất khó chịu. Nhiều người bị ngứa, gãi khắp thân thể mình làm tứa máu những chỗ bị dính phấn của bướm trắng…

Hiện tại, chưa có biện pháp nào ngăn chặn hữu hiệu nạn bướm trắng. Vì thế, để “sống hoà bình” với bướm trắng, chỉ có cách hạn chế bật đèn trong nhà, nên đóng kín cửa, dùng đèn ban công. Nên dùng khăn ẩm sạch lau rửa thường xuyên bàn ghế, giường chiếu. Quần áo mỗi đêm nên cất vào nhà, tránh để bướm bám vào, mặc sẽ gây ngứa.

Nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ, khăn để lau mồ hôi, lau khi bé ăn cơm, bột không nên vứt lung tung ở chiếu dưới sàn nhà, vắt vào thành ghế… Vì nếu chẳng may, những vật dụng này dính bụi phấn của bướm trắng mà người lớn không biết, lau cho trẻ trẻ sẽ rất ngứa ngáy. Nhiều trẻ không chịu được dùng tay gãi, cấu đến chảy cả máu.

Khi bị dính bụi phấn bướm trắng, không nên gãi tránh hiện tượng bụi lan ra những vùng da khác mà nên rửa mạnh dưới vòng nước chảy, kỳ mạnh tay để đẩy lớp bụi này đi.

Cũng không nên mặc quần áo treo trên móc lâu ngày, dùng khăn tắm treo lâu ngày trong buồng tắm để tránh dính bụi phấn bướm trắng gây ngứa không mong muốn.

Hồng Hải

Sâu bướm tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng ở nhiều người. Việc tìm hiểu các thông tin xung quanh bệnh dị ứng sâu bướm rất quan trọng giúp chúng ta có biện pháp phòng chống cũng như điều trị bệnh.

Bệnh dị ứng sâu bướm có thể tấn công bất cứ lúc nào

Nhiều người khi tiếp xúc với lông của sâu bướm thì có biểu hiện dị ứng: nổi mẩn đỏ, mề đay và xuất hiện những cơn ngứa. Đặc biệt, khi càng gãi thì những cơn ngứa càng xuất hiện thường xuyên và lan rộng hơn.

Biểu hiện của bệnh dị ứng sâu bướm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Màu sắc của sâu bướm thường rất bắt mắt nên khi tiếp xúc rất ít người đề phòng. Tuy nhiên, những gì mà nó mang lại nguy hiểm hơn những gì bạn có thể hình dung được. Theo lý giải của các nhà khoa học thì hiện tượng dị ứng xảy ra do phấn của con sâu bướm, nó có tác dụng tương tự như chất histamin. Khi tiếp xúc với da sẽ tạo nên phản ứng dị ứng.

Triệu chứng dị ứng sâu bướm không chỉ tác động lên da mà còn tác động lên mắt và mũi… Cụ thể:

  • Trên da: xuất hiện mề đay, mẩn ngứa, phù nề… Tập trung ở những vị trí dễ tiếp xúc với tay, chân, cổ, mặt…
  • Mắt: phấn từ lông bướm có thể bay vào mắt gây ra hiện tượng viêm kết mạc.
  • Mũi: nếu hít phải phấn bướm có thể gây viêm phế quản, lên cơn hen suyễn…

Nhiều bệnh nhân khá lo lắng vì không biết mình cần phải làm gì để giảm bớt các triệu chứng do lông sâu bướm gây ra. Bạn nên đọc kĩ những biện pháp mà chúng tôi sắp hướng dẫn ngay bên dưới đây.

Nếu các triệu chứng bệnh vẫn ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể áp dụng các cách điều trị ngay tại nhà. Các nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm ngứa và làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ trên da. Bạn có thể áp dụng ngay các cách như sau:

# Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà được áp dụng khá nhiều trong việc điều trị các triệu chứng của các bệnh về da. Trong đó không thể bỏ qua công dụng của nó đối với bệnh dị ứng sâu bướm. Bạn có thể tiến hành như sau:

Dùng lá bạc hà để điều trị bệnh dị ứng sâu bướm
  • Lấy một nắm lá bạc hà tươi rửa thật sạch rồi giã nát.
  • Lọc lấy nước lá bạc hà rồi bôi lên vùng da bị sâu bướm tác động.

Áp dụng hàng ngày sẽ thấy những cơn ngứa giảm hẳn và triệu chứng mẩn đó cũng mờ hẳn đi.

# Kết hợp lá húng quế và mật ong

Hai nguyên liệu này đều có khả năng sát trùng, khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên công thức điều trị dị ứng rất tuyệt vời. Bạn chỉ cần tiến hành các bước như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá húng quế và một ít mật ong.
  • Lá húng quế rửa thật sạch, nghiền nát rồi trộn chung với mật ong để tạo hỗn hợp sền sệt.
  • Bôi lên vùng da bị tổn thương thì triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng.

Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà mà vẫn không thấy bệnh giảm thì nên đến gặp bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, thông thường hay dùng các loại thuốc sau:

Dùng thuốc bôi lên da theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dị ứng sâu bướm
  • Dung dịch NaCl [nước muối sinh lý] để vệ sinh và loại bỏ tác nhân dị ứng.
  • Thuốc kháng histamin: Rantidin, Loratadin, Loradin… nhằm giảm ngứa, giảm các triệu chứng dị ứng…

Thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi… Ngoài ra để giảm ngứa có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm.

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Khi dùng thuốc cần phải theo dõi, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Những triệu chứng dị ứng sâu bướm tuy không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống là hết sức cần thiết. Đó là các biện pháp như sau:

  • Vào mùa sâu bướm nhiều thì nên mặc áo dài tay khi ra đường. Tránh tiếp xúc trực tiếp ngay cả khi sâu bướm đã chết vì lúc này phấn trên xác bướm vẫn có khả năng gây dị ứng.
  • Đóng kín cửa và vệ sinh điều hòa nhiệt độ thường xuyên để đề phòng trường hợp sâu bướm phát tán.
  • Chú ý vị trí treo quần áo để tránh sâu bướm có thể bám vào.

Hy vọng rằng qua những gì được chia sẻ bạn đã có thêm một chút thông tin về bệnh dị ứng sâu bướm. Để từ đó biết cách điều trị cũng như phòng chống bệnh. Nếu không may mắc bệnh cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy thật sự bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên, để biết mình cần phải làm gì.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề