Cách trình bày bữa ăn của người châu á

Chương 2[ Tiếp]3. Tính chất và đặc điểm các bữa ănBữa tối [ Dinner]Bữa ăn tối là bữa ăn chính cuối cùng trongngày nên thời gian dành cho bữa ăn này nhiều hơnbữa khác. Bữa ăn tối của người châu Á thường diễnra vào khoảng từ 17h30’ đến 19h30’ còn bữa ăn củangười châu Âu diễn ra muộn hơn khoảng 19h đến20h.Các món ăn: Đối với người Âu và Á, bữa ănnày cũng gồm nhiều món ăn hơn các bữa khác,thành phần dinh dưỡng phong phú, năng lượngnhiều. Chương 2[ Tiếp]+ Bữa ăn Á: Đây là bữa ăn rất quan trọng vì nólà bữa ăn sum họp gia đình sau ngày làm việc, họctập+ Bữa ăn Âu: Gồm các món ăn được chế biếnbằng các nguyên liệu thực phẩm dễ tiêu hóa, khôngăn các loại thịt, trứng... khó tiêu mà chủ yếu thựcphẩm là rau, củ, quả, thịt gia súc có màu trắng, giacầm, cá, chim...Bữa ăn này hầu hết người châu Âu dùng xúp,mùa hè thường dùng xúp lạnh, xúp rau; mùa đôngdùng xúp nóng đặc... Bữa ăn này đối với người Âukhông có ý nghĩa quan trọng như người Á. Chương 2[ Tiếp]* Các bữa ăn phụCác bữa ăn phụ theo tập quán truyền thốngcủa người Âu – Mỹ có 3 bữa ăn.- Bữa phụ sáng [Coffee break, Morning tea...]Thời gian của bữa phụ sáng diễn ra khoảng từ10 đến 10h30’, thời gian dành cho bữa này rấtngắn thông thường không quá 15 phút. Chương 2[ Tiếp]Các món ăn của bữa phụ sáng: Vì đây làbữa ăn phụ giữa giờ làm sáng, một mặt giúpcung cấp năng lượng cho cơ thể, mặt kháccũng là để thư giãn nên các món ăn thườngdùng là các món nguội, ăn nhanh, không cầukỳ như giăm bông, sandwich, hamberger, sữatươi, bánh quy...- Bữa phụ chiều [Coffee break, Afternoon tea...] Chương 2[ Tiếp]+ Thời gian khoảng 15h30’ đến 16h, thời giandành cho bữa này cũng rất ngắn không quá 15phút.+ Món ăn: Bữa ăn này được ăn vào giữa giờlàm việc buổi chiều nhằm thư giãn và lấy lạisức nên bữa ăn này cũng rất nhẹ, chỉ gồmnước trà, trái cây, sữa tươi, sữa chua với một ítbánh mỳ, kẹo ngọt... Chương 2[ Tiếp]- Bữa phụ tối [Supper ]+ Thời gian khoảng 23h đến 24h, thời gian dànhcho bữa ăn này tùy thuộc vào tính chất của bữa ăn,nếu là bữa ăn phụ tối thông thường tại nhà trước khiđi ngủ diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng trên dưới 15phút, nhưng nếu là bữa tiệc đêm [dạ tiệc, tiệc chiêuđãi đêm, vũ tiệc...] thì thời gian dài và có thể kéo dàiđến 2 tiếng.+ Món ăn hầu hết là các món nguội nhẹ nhàng:bánh mỳ kẹp nhân thịt và các món ăn kiểu buffet.+ Đồ uống: Nếu là ăn thường dùng nước quảtươi, nếu là ăn tiệc dùng nhiều loại rượu, tùy thuộctừng loại tiệc có thể dùng sâm banh hoặc các loạicocktail... Chương 2[ Tiếp]3.2. Các bữa ăn đặc biệt3.2.1. Khái niệmBữa ăn đặc biệt [tiệc] là bữa ăn được tổchức vì lý do đặc biệt nào đó như ngoại giao,chiêu đãi, liên hoan, nghi thức tôn giáo, thờcúng, sinh nhật, cưới... Loại bữa ăn đặc biệttheo truyền thống Việt Nam gọi là “cỗ” vàhiện nay có ở trong các cuộc vui, ngoại giao...gọi là tiệc. Chương 2[ Tiếp]Bữa ăn đặc biệt ngược lại với bữa ăn thường, nókhông đơn giản vì trước hết bữa tiệc hoặc cỗ được tổchức được phục vụ những dịp đặc biệt: ngoại giao,nghi lễ tôn giáo, tâm linh... nên nó không đáp ứngnhu cầu ăn no mà trước hết phải đáp ứng những lýdo, mục đích đặt ra ban đầu nên đòi hỏi sự cầu kỳ,cẩn thận và tuân theo đúng những nguyên tắc hoặcchuẩn mực. Chương 2[ Tiếp]Bữa ăn đặc biệt chỉ được thực hiện khi có haingười cùng ăn trở lên và được tổ chức tạinhững địa điểm nhất định, có sự chuẩn bị từtrước gồm nhiều món ăn, trình bày đẹp vàphải phù hợp với nội dung, tính chất của bữatiệc đó và chuẩn mực nhất định. Chương 2[ Tiếp]*Tiệc buyp – phê [buffer]Tiệc buyp – phê là một điển hình của hệ thống tiệcđứng kiểu châu Âu, loại hình tiệc này được gọi làtiệc nguội. Loại tiệc này rất thông dụng trên thế giớivà gần đây ở Việt Nam. Các bữa ăn trưa, tối, đêm cónghi thức long trọng hay thân mật đều có thể tổ chứctheo hình thức buyp – phê. Tiệc này phù hợp với rấtnhiều hoàn cảnh lại dễ tổ chức nên rất thuận lợi chochủ tiệc, khách mời, và cả cho người phục vụ. Chương 2[ Tiếp]* Tiệc buyp – phê [buffer]- Cách thức tổ chức- Thực đơn- Thành phần, số lượng khách: Phụ thuộc vàonội dung, tính chất các loại tiệc- Tính chất

Ẩm thực châu Á có một sự thu hút lạ kỳ khi vừa mang theo hương vị ngon đến khó cưỡng vừa tinh tế, cầu kỳ trong cách chế biễn và lối trang trí đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Đặc biệt, khi đặt chân tới lục địa này, bạn sẽ chẳng thể cưỡng lại sự quyến rũ của những thiên đường ẩm thực châu Á nổi bật dưới đây.

Đang xem: Tinh đặc trưng của văn hóa ẩm thực châu á

MÓN NGON ĐẬM VỊ THÁI LAN

Giữa bao nền ẩm thực châu Á danh tiếng, đa dạng và tinh hoa, những món ăn của Thái Lan chợt nổi bật hẳn với trọn đủ hương vị trên đời: chua có, ngọt có, mặn có, đắng cũng có và đặc biệt chẳng thể nào quên vị cay đến cháy lưỡi. Tất cả cung bậc trải nghiệm của vị giác đều sẽ thức tỉnh mỗi khi bạn nếm thử đủ loại đồ ăn ngon của xứ sở chùa Vàng. Đậm đà sẽ là ấn tượng đầu tiên bạn nhớ về những món ăn của nền ẩm thực châu Á nổi tiếng này. Sự đậm đà của món Thái không chỉ ở hương vị được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu, gia vị khác nhau mà còn ở chính màu sắc của mỗi món ăn. Khi mang sắc đỏ sẽ khiến bạn cảm thấy cay xè, khi lại có màu vàng lạ mắt hấp dẫn nhưng cũng có lúc đồ ăn trước mắt lại có màu xanh lá kích thích cảm giác thèm ăn đến không ngờ.

Rồi từ Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền tại Thái Lan lại khiến bạn trầm trồ khi các món ăn được biến tấu theo phong cách mới, đem lại hương vị vừa lạ nhưng cũng vừa quen làm bạn trầm trồ, tấm tắc khen ngợi sự phong phú của những món ngon đa dạng trong nền ẩm thực châu Á ấn tượng ấy. Nếu các món ăn miền Đông Bắc chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Lào, dùng xôi làm món ăn chính kết hợp cùng đủ loại nào thịt, nộm, cá, côn trùng…; thì phía Bắc Thái, hương vị đồ ăn hầu như không ngọt, không chua, có cay nhưng không nhiều do ảnh hưởng từ văn hóa Myanmar. Ấn tượng của ẩm thực miền Trung lại là sự kết hợp hài hòa giữa các vùng và ảnh hưởng bởi phong cách nấu nướng hoàng gia còn tại phía Nam, các món ăn thường có dừa cùng nhiều loại gia vị nên hợp khẩu vị với tất cả mọi người.

Món ăn Thái Lan nổi tiếng: Pad Thai, canh Tom Yum, gỏi đu đủ, cà ri Massaman, dừa nướng, kem dừa, xôi xoài, sầu riêng, món Kway Chap, thịt heo bằm, món bánh dừa, trà sữa Thái, hải sản nướng…

TRUNG QUỐC – TINH HOA ẨM THỰC CHÂU Á

Món ăn Trung Hoa không chỉ đại diện cho nền ẩm thực châu Á mà còn nổi tiếng khắp thế giới bởi sự phong phú, đa dạng và ẩn chứa vô vàn tinh hoa của ngàn năm tồn tại. Đến với Trung Quốc, thực khách khắp thế giới sẽ như bước vào hành trình của ẩm thực tinh tế, nơi hương vị luôn dậy thơm nức mũi cùng hút mắt bởi cách trình bày cầu kỳ như muốn thể hiện hết bao tâm huyết, tình cảm của người đầu bếp vào bàn ăn rực rỡ sắc màu. Cũng nhờ vào địa lý, khí hậu cùng phong tục tập quán lâu đời, ẩm thực Trung Hoa khiến chúng ta có thử mãi, ăn mãi cũng chẳng hết bởi mỗi vùng miền trên quốc gia rộng lớn ấy lại mang đến một đặc trưng riêng, một nét đẹp riêng cứ ấn tượng không ngừng.

Tại nền ẩm thực châu Á trứ danh ấy, có tới 8 trường phái truyền thống đặc sắc biến những nguyên liệu quanh ta trở thành món ngon đậm đà, ngon lành khó quên. Đó là trường phái ẩm thực Sơn Đông trứ danh luôn đượm nồng mùi thơm của hành, tỏi và thường được chế biến đa dạng từ chiên, nướng tới hấp. Món ăn Tứ Xuyên, Trung Quốc nổi tiếng vì vị cay nồng kết hợp khéo léo với đủ cả chua, đắng, mặn, ngọt. Còn với ẩm thực Quảng Đông, thực khách sẽ ngỡ ngàng bởi sự đa dạng về cả nguyên liệu lẫn cách chế biến để tạo nên bao món ngon tinh tế và phức tạp. Cuối cùng, bạn cũng chẳng thể bỏ qua Giang Tô, trường phái nấu ăn thiên về các món hầm, ninh, tần bổ dưỡng luôn chiếm trọn tình cảm của mọi người. Ngoài 4 trường phái chính, ẩm thực Trung Quốc còn khiến thực khách trầm trồ với các nền ẩm thực vùng miền đa dạng tại Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Nam và An Huy.

Món ăn Trung Quốc nổi tiếng: Vịt quay Bắc Kinh, đậu phụ Tứ Xuyên, lẩu cay Tứ Xuyên, cá chép chua ngọt, cơm chiên Dương Châu, Phật nhảy tường, mì trường thọ, cơm gà Hải Nam…

KHÔNG BỎ QUA MÓN NGON ĐÀI LOAN

Dù ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc nhưng ẩm thực Đài Loan cũng mang trong mình những tinh hoa riêng biệt khiến giờ đây, nhắc đến những thiên đường ẩm thực châu Á bạn chẳng thể bỏ qua đất nước này. Nhưng bạn có biết đi đâu để tận hưởng trọn vẹn vị thơm ngon của nền ẩm thực châu Á ấn tượng đó không? Câu trả lời vô cùng đơn giản. Chính là ở những quán ăn trên đường, con phố ngập đầy hương thơm quyến rũ. Vậy đó, ẩm thực Đài Loan khiến chúng ta cảm nhận trọn vẹn sự giản đơn, bình dị nhưng lại sôi nổi, quyến rũ và nhộn nhịp khó cưỡng.

Các món ăn Đài Loan là biến thể phong phú từ ẩm thực Nhật Bản do từng là thuộc địa của quốc gia này trong suốt 50 năm. Ngoài ra, hương vị miền Nam Trung Quốc cũng ảnh hưởng nhiều tới cách chế biến các món ngon xứ Đài. Vậy nên, bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nếm được cả vị mới lạ lẫn hương quen thuộc phảng phất trong từng mon ăn nơi đây. Không chỉ nổi tiếng vì các món mặn đậm đà, đồ ngọt tại Đài Loan cũng nổi tiếng khắp nền ẩm thực châu Á, đặc biệt là loại đồ uống trà sữa trân châu đã vang xa khắp thế giới. Những ngày tại Đài Loan, bạn nhất định phải thưởng thức mọi cốc trà sữa đến từ những thương hiệu lâu đời xứ này để cảm nhận trọn vẹn vị đặc trưng riêng không nơi đâu sánh bằng.

Xem thêm: Đọc Hiểu Xin Đừng Vội Nghĩ Cứ Có Học Vấn Bằng Cấp Cao Là Nghiễm Nhiên Trở Thành Người Có Văn Hóa

Món ăn Đài Loan nổi tiếng: Mì bò, trứng chiên hàu, bánh dứa, gà rán, đậu phụ thối, bánh bao, trà sữa trân châu, kem đá xay, Dimsum, bánh bông lan, trứng sắt, mì Danzai, bánh gạo…

ẤN TƯỢNG HÀN QUỐC – NỀN ẨM THỰC CHÂU Á ĐỘC ĐÁO

Nếu mỗi nền ẩm châu Á thực sự sở hữu một màu sắc thì đỏ chính là sắc riêng của món ăn Hàn Quốc khi hầu hết món Hàn đều mang chút cay từ ớt – gia vị không thể thiếu trong bữa ăn tại xứ sở kim chi. Đồ ăn Hàn thường sử dụng nhiều nguyên liệu, các loại gia vị trong nấu nướng và chú trọng vào cách trình bày bắt mắt khiến dù chỉ nhìn thấy qua màn hình TV bạn cũng sẽ phát thèm trước đĩa ăn tỏa khói nóng nghi ngút cùng màu đỏ bắt mắt chẳng thể chối từ. Ngoài ra, nét chung của mọi món ăn trong nền ẩm thực Hàn Quốc luôn chú trọng vào yếu tố sức khỏe mà đơn giản, không hề cầu kỳ.

Bữa ăn tại xứ sở kim chi thường được chia thành món chính gồm cơm và các món panchan – đồ ăn phụ làm hương vị bữa cơm thêm đa dạng. Đặc biệt, trên mỗi bàn ăn của người Hàn Quốc đều không thể thiếu kim chi, loại rau muối đặc trưng làm nên thương hiệu của nền ẩm thực châu Á này. Bên cạnh một bàn ăn truyền thống, thực khách đến Hàn Quốc còn bị quyến rũ bởi văn hóa ẩm thực đường phố sôi nổi luôn đông đúc người ra vào thưởng thức. Hãy thử tưởng tượng bạn đang đứng trên con đường tấp nập, ghé vào quầy đồ ăn trên phố, nhâm nhi chút bánh gạo cay và cả xiên chả cá “khổng lồ” nóng hổi, một ký ức đẹp tuyệt trong những ngày tại quốc gia xinh đẹp của châu Á. Thanh âm ẩm thực Hàn Quốc hấp dẫn ấy sẽ khiến bạn chẳng bao giờ quên.

Món ăn Hàn Quốc nổi tiếng: Bánh gạo cay Tokbokki, cơm trộn Bibimbap, Gimbap, canh kim chi, chân giò cay, gà xào bắp cải, gà hầm cay, mỳ lạnh, gà tần sâm, miến trộn Japchae…

TINH TẾ MÓN NGON NHẬT BẢN

Cũng giàu truyền thống như chính nền văn hóa lâu đời, ẩm thực Nhật Bản mang đến cho thực khách cảm nhận rõ về sự tinh tế, thanh nhã và nhẹ nhàng chẳng lẫn với bất kể nền ẩm thực châu Á nào khác. Món ăn Nhật Bản là sự giao thoa hài hòa giữa các nền ẩm thực gồm Trung Quốc cổ điển và phương Tây xa xôi. Vậy nên, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những món “ngoại quốc” trên bàn ăn của người dân xứ sở hoa anh đào. Những món ăn tại quốc gia này luôn hướng đến sự cân bằng để giữ trọn vị tươi mới của nguyên liệu nhưng vẫn làm nổi bật sự tinh khiết.

Không chỉ chú trọng vào vị ngon cùng cách trình bày tinh tế, bàn ăn của người Nhật Bản luôn khiến thực khách yên tâm vào sự an toàn, chất lượng của từng nguyên liệu. Hầu hết, các món ăn của xứ sở này đều tuân theo 5 nguyên tắc cụ thể: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan và 5 quy tắc. Không giống cách chế biến của nhiều món ăn của nền ẩm thực châu Á khác, đồ ăn của người Nhật không sử dụng nhiều loại gia vị mà chú trọng vào phương pháp giữ trọn hương vị tươi mới, biến mỗi món ăn thành loại thuốc bổ tốt cho sức khỏe. Cuối cùng, phép lịch sự trong phong cách ăn uống của người Nhật Bản cũng sẽ khiến bất kỳ thực khách nào cũng phải ngả mũ trước sự văn minh, hài hòa của nền ẩm thực quốc gia này.

Món ăn Nhật Bản nổi tiếng: Sushi, sashimi, mì ramen, mì udon, món chiên Tempura, lẩu Sukiyaki, Shabu-shabu, thịt heo chiên giòn, rượu sake, lẩu Nabe, Takoyaki, cơm cà ri…

ẨM THỰC VIỆT – GIẢN ĐƠN, TINH TẾ VÀ KHÓ QUÊN

Món ăn Việt Nam những năm gần đây đã, đang và sẽ tiếp tục hành trình chinh phục thực khách yêu mến nền ẩm thực châu Á. Không quá để tâm vào phong cách trình bày thẩm mỹ như người Nhật, không chú trọng vào nguyên liệu bổ dưỡng như Hàn Quốc cũng chẳng cầu kỳ trong cách chế biến như ẩm thực Trung Hoa, món ăn Việt Nam thiên về việc cân bằng giữa các loại gia vị, nguyên liệu sẵn có để tạo nên cảm giác bình dị, thanh nhã chẳng quá đậm đà nhưng lại cuốn hút theo một nét riêng khiến thực khách chỉ nếm một lần sẽ nhớ mãi về sau.

Xem thêm: Kể Về Lễ Hội Đền Hùng Lớp 3 : Kể Về Lễ Hội Đền Hùng, Kể Về Lễ Hội Đền Hùng Lớp 3

Ẩm thực Việt Nam không chỉ đơn thuần là những món ăn ngon để thưởng thức mỗi ngày mà còn hội tụ đủ mọi tinh hoa tích lũy trong cuộc sống thường ngày, tạo thành nét văn hóa chỉ có trên dải đất chữ S. Cứ đi tới mỗi vùng miền, món ngon Việt lại mang theo hương vị đặc sắc riêng biệt khi tại miền Bắc là sự đậm đà, mặn mà, không cay cũng chẳng ngọt nhưng đủ sức đại diện cho cả nền ẩm thực tinh hoa nước nhà. Ngược lại, đồ ăn tại miền Nam lại thiên về vị ngọt, chua do ảnh hưởng từ món ngon Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Nhắc đến nền ẩm thực châu Á ấy, món ngon miền Trung với hương vị cay nồng, đậm mặn cùng sắc màu rực rỡ góp phần làm phong phú ẩm thực Việt lâu đời. Chẳng những làm say lòng chính người Việt, món ngon phương Đông ấy giờ đã vượt ngoài biên giới, chinh phục thực khách gần xa bởi chính sự giản đơn nhưng hài hòa, mang đậm bản sắc riêng khiến làm trái tim mãi vấn vương.

Món ăn Việt Nam nổi tiếng: Phở, bánh mì, món cuốn, nem rán, bún chả, bún bò Huế, mì Quảng, cơm Tấm, chả cá, cao lầu, bánh cuốn, bún chả, bánh tráng nướng, thịt kho trứng, cà phê trứng…

See more articles in category: FAQ

Video liên quan

Chủ Đề