Cách tử hình ở Việt Nam hiện nay

Tử hình là hình phạt hợp pháp tại Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Nét đặc trưng
  • 2 Danh sách tội có thể bị kết án tử hình
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Nét đặc trưngSửa đổi

29 điều trong Bộ luật hình sự cho phép áp dụng hình phạt tử hình như một hình phạt không bắt buộc. Các cuộc hành quyết đã từng được thực hiện bởi một đội bắn gồm bảy cảnh sát, trong đó các tử tù bị bịt mắt và trói vào cột. Hình thức xử bắn sau đó được thay thế bằng tiêm thuốc độc vào tháng 11 năm 2011 sau khi Luật Thi hành án hình sự [điều 59] được Quốc hội thông qua.[1] Các loại thuốc được sử dụng để xử tử tù nhân đều do các đơn vị trong nước sản xuất. Người đầu tiên bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc là Nguyễn Anh Tuấn. Anh này bị cáo buộc giết nhân viên trạm xăng Bùi Thị Nguyệt vào ngày 6 tháng 8 năm 2013.[2][1]

Vào tháng 11 năm 2015, một bản sửa đổi với mục đích nghiêm khắc hóa án tử hình của Bộ luật Hình sự đã được thông qua. Theo các quy định mới [có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016], hình phạt tử hình đã được bãi bỏ đối với bảy tội: đầu hàng kẻ thù, chống lại trật tự, phá hủy các dự án có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, cướp, tàng trữ ma túy, chiếm đoạt ma túy và sản xuất và buôn bán thực phẩm giả. Ngoài ra, những người từ 75 tuổi trở lên cũng được miễn thi hành án. Bên cạnh đó, các quan chức bị kết án tử hình về tội tham nhũng có thể được giảm hình phạt nếu họ trả lại ít nhất 75% phần tài sản thu được từ hoạt động bất hợp pháp.[3]

Hình phạt tử hình không được áp dụng đối với người phạm tội vị thành niên, phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi tại thời điểm phạm tội hoặc người bị kết án đang chịu xét xử. Thay vào đó, những trường hợp này sẽ lĩnh án chung thân.[4]

Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, Việt Nam đã xử tử 429 người. 1.134 người đã bị kết án tử hình từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. Số lượng người đang chờ thi hành án vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Danh sách tội có thể bị kết án tử hìnhSửa đổi

Theo Bộ luật Hình sự, các chương sau có chứa các điều khoản áp dụng cho hình phạt tử hình.

Điều luật hình sự với hình phạt tử hình [4] Chương Điều
XIII - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia 108, 109, 110, 112, 113, 114, 115
XIV - Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 123, 141, 142
XV - Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân không có
XVI - Các tội xâm phạm quyền sở hữu 168, 174
XVII - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình không có
XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 188, 190, 203
XIX - Tội phạm liên quan đến môi trường không có
XX - Tội phạm liên quan đến ma túy 248, 249, 252
XXI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 282, 299
XXII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính không có
XXIII - Các tội phạm về chức vụ 353, 354, 364
XXIV - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không có
XXV - Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu 395, 399, 401
XXVI - Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội ác chiến tranh 421, 422, 423

Xem thêmSửa đổi

  • Bộ luật hình sự Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Firing squad replaced by lethal injection”. Viet Nam News. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ Ha, Le. “First death row inmate executed by lethal injection”. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Vietnam passes law abolishing death penalty for 7 crimes”. ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ a b “Penal Code [No. 15/1999/QH10]”. Ministry of Justice. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2011.

  • Luật số 100/2015/QH13 của Quốc hội: Bộ Luật Hình sự

Liên kết ngoàiSửa đổi

capitalpunishmentuk

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngày 14/09/2020, Tòa án Nhân dân Hà Nội chính thức ra phán quyết với 29 bị cáo liên quan đến vụ đụng độ giữa công an và dân làng rạng sáng ngày 09/01/2020 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức [hai con trai cụ Lê Đình Kình] bị tuyên án tử hình

Việt Nam, cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn là những quốc gia luôn che giấu thông tin thật về số trường hợp bị kết án tử hình, theo báo cáo năm 2021 của Tổ chức Ân xá Quốc tế [Amnesty International].

Ân xá Quốc tế nói họ chỉ có 'một phần' số liệu, do chính quyền Việt Nam không công bố số liệu đầy đủ.

Tổ chức này cũng nói rằng hàng trăm người tiếp tục bị kết án tử hình mỗi năm tại Việt Nam trong khi xu thế chung trên thế giới là xóa bỏ tử hình.

Khoảng 1.200 tù nhân bị kết án tử hình tại Việt Nam, tính đến cuối 2021, theo báo cáo 'Tử hình 2021: Sự thật và Số liệu' do Ân xá Quốc tế thực hiện.

Đồng Tâm: Tuyên án tử hình ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức

Phản ứng dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm

Vụ án Đồng Tâm: Nhà nước VN sẽ lại thắng người dân?

Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia về vấn đề kết án tử hình từ Ân xá Quốc tế nói rằng việc thiếu khả năng tiếp cận thông tin đã khiến tổ chức này gặp rất nhiều thách thức trong việc giám sát quá trình kết án và thực thi án tử hình tại Việt Nam.

"Chúng tôi đang có những quan ngại về tính công bằng trong thủ tục tố tụng đối với một số vụ xử án ở Việt Nam. Những gì chúng tôi biết là thật sự mang tính báo động".

"Chính quyền Việt Nam cho biết đã có việc tăng mức án tử hình trong khoảng thời gian từ 01/10/2020 đến 31/07/2021, họ cho biết số lượng người tử hình tăng cũng là vấn đề. Hơn 1.200 chỗ giam người bị kết án tử hình, và có 11 nhà thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam", bà Chiara Sangiorgio nói.

So sánh với các nước khác, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch nói: "Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia kết án tử hình cao trên thế giới, vượt qua các quốc gia trong khối ASEAN, xét về số lượng người kết án tử hình. Nhưng tương đối ít người ngoài Việt Nam ý thức được điều này vì chính phủ [Việt Nam] đã cố gắng rất nhiều nhằm giữ bí mật thông tin và che giấu cộng đồng quốc tế".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong bản tin ngày 25/04 cho rằng "Cần làm nhiều hơn nữa" và cho rằng việc bãi bỏ chung hình thức tử hình là "cần thiết để nâng cao phẩm giá con người và cho tiến trình phát triển nhân quyền"

Theo Ân xá Quốc tế, không thể biện minh việc tử hình như một hình thức răn đe tội phạm, đồng thời chỉ ra rằng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tử hình không có khả năng răn đe độc nhất.

"2/3 quốc gia trên thế giới đều đã xóa bỏ hình thức tử hình hoặc không còn sử dụng nữa, một số quốc hội ở các nước như Papua New Guinea, Cộng hòa Trung Phi và thêm các nước khác bỏ phiếu về việc có xóa bỏ án tử hình không", bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia từ Ân xá Quốc tế nói với BBC.

Bà Chiara Sangiorgio cho rằng vụ án Hồ Duy Hải bị y án tử hình mà Ân xá Quốc tế đang theo dõi là điển hình trong nhiều vụ án xét xử oan sai tại Việt Nam.

"Chúng tôi cho rằng tất cả các vụ tử hình đều là sai. Những hình phạt tử hình ở Việt Nam liên quan đến ma túy hay phạm tội kinh tế, đều không phải là các loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Theo những gì chúng tôi có thể giám sát thì có nhiều ca tử hình trong năm ngoái là liên quan đến ma túy.

Theo Ân xá Quốc tế, hiện có 144 quốc gia đã bãi bỏ hoặc hoãn việc tử hình, trên luật pháp hoặc thực tế; 108 quốc gia đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình cho tất cả các loại tội phạm; 55 nước vẫn còn duy trì án tử hình.

Việc bãi bỏ chung hình thức tử hình là "cần thiết để nâng cao phẩm giá con người và cho tiến trình phát triển", theo Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 25/04.

Việt Nam thuộc số ít các quốc gia vẫn duy trì việc tử hình, phần lớn từ niềm tin rằng hình thức này có thể giúp ngăn chặn được tội phạm, theo Liên Hiệp Quốc.

Vấn đề duy trì hay xóa bỏ án tử hình đã được tranh luận tại Việt Nam trong nhiều năm qua và có một số nghiên cứu được thực hiện.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Nghiên cứu do Phó Giáo sư Vũ Công Giao và Tiến sĩ Nguyễn Quang Đức, từ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện vào năm 2021 chỉ ra rằng "Việt Nam còn duy trì án tử hình nhưng chỉ áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng [...] Dù vẫn là quốc gia duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật nhưng số lượng tội danh bị kết án tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đã giảm liên tục từ năm 1999. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang đi theo xu hướng chung của thế giới là giảm bớt hình phạt này."

Phó Giáo sư Vũ Công Giao và Tiến sĩ Nguyễn Quang Đức cho biết những yếu tố gây trở ngại với việc xoá bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam là do hiểu biết thiếu chính xác về tác dụng của hình phạt tử hình và tâm lý báo thù.

Vụ Hồ Duy Hải: Quốc hội Việt Nam có vai trò gì?

Vụ án tử tù Hồ Duy Hải - góc nhìn từ hải ngoại

"Giống như nhiều dân tộc khác, người Việt Nam thường biện minh cho việc áp dụng án tử hình trên cơ sở "chủ nghĩa trừng phạt" [retributivism], thể hiện qua quan điểm "lấy mạng đền mạng" [a life for a life], mà đã ăn sâu cả vào văn học dân gian của Việt Nam. Dấu ấn của tâm lý báo thù trong văn hóa hiện nay vẫn còn thể hiện qua nhận thức của người dân Việt Nam về hình phạt tử hình", tác giả viết.

Nghiên cứu cũng đề cập khả năng "Việt Nam vẫn sẽ theo xu hướng giảm hình phạt tử hình trong pháp luật và giảm việc áp dụng hình phạt này trong thực tế. Mặc dù vậy, đây sẽ không phải là một sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn, do vẫn còn nhiều động lực về duy trì hình phạt này."

Một nghiên cứu khác từ Phó Giáo sư Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng "Mặc dù có xu thế quốc tế không thể đảo ngược và làn sóng dân chủ, nhưng không phải là một vấn đề đơn giản để đột ngột áp dụng một cách tiếp cận dựa trên quyền tại một nền văn hóa pháp lý có cội rễ Khổng Tử ăn sâu như tại xã hội Việt Nam".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Năm 2017, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres từng nói rằng 'Tử hình không có chỗ trong thế kỷ 21'

Theo ông Phil Robertson thì các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc nên gây sức ép để Hà Nội ngay lập tức cải tiến Bộ luật Hình sự, nhằm loại trừ tất cả các điều luật dẫn đến tử hình, và thay đổi mức án tử hình cho những người đã bị kết tội.

"Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có thể đơn giản tiếp tục nói dối và từ chối khi đề cập đến việc sử dụng mức án tử hình, mặc dù có những bằng chứng rõ ràng là họ đang ngày càng sử dụng hình phạt này nhiều hơn. Việt Nam rõ ràng là một quốc gia xâm phạm nhân quyền trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới tiến tới lộ trình loại bỏ án tử hình, xem đây là một hình phạt thuần túy là tàn bạo, không thể đảo ngược, và có thể không bao giờ biện minh được theo luật nhân quyền quốc tế", ông Phil Robertson nói với BBC.

"Chúng tôi khuyến khích chính quyền Việt Nam ngay lập tức thay đổi lộ trình và bỏ ngay hình phạt tàn bạo này một lần và mãi mãi, và cùng với các nước trong khu vực bãi bỏ hình thức xử tử hoặc cân nhắc cải cách", bà Chiara Sangiorgio từ Amnesty International nói.

Một ý kiến khác từ TP HCM, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC ông không tán thành hình phạt tử hình.

"Trong một số vụ án mà tôi có dịp tham gia bào chữa, cho thấy việc điều tra và xét xử vụ án chưa được như chúng ta mong đợi. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tuyên án, nhất là trong những vụ án tuyên mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Đồng Tâm: Tuyên án tử hình ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức

Phản ứng dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm

"Vì lẽ, hình phạt được tuyên bởi những thẩm phán, họ là con người nên hoàn toàn có thể phạm sai lầm. Nếu sai lầm dẫn đến tử hình oan thì điều đó không thể sửa chữa, khắc phục được. Cho nên, tôi vẫn mong Nhà nước Việt Nam sớm xem xét tu chính luật hình sự Việt Nam, theo đó, cho bãi bỏ hình phạt tử hình. Điều này, cũng phù hợp với quan điểm xét xử hình sự chung mà thế giới đang theo đuổi", ông nói.

Trong khi đó, Phó Giáo sư Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng "Việt Nam cần phải công khai dữ liệu [tử hình] sớm nhất có thể để cung cấp sự minh bạch cho công chúng", theo bài nghiên cứu.

Ông Tuấn cho rằng "Việc bãi bỏ án tử hình ở Việt Nam chỉ xảy ra khi nhận thức của người dân về hình phạt này thay đổi. Song song với đó thì giới học thuật và các nhà làm luật cần phải nghiên cứu sâu hơn về những hình phạt thay thế có thể áp dụng trong tương lai. Và những hình phạt này phải thỏa mãn những yêu cầu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của Việt Nam đồng thời đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa của luật hình sự."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Vào tháng 11/2011, theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 thì hình thức xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định, "Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác".

Luật Thi hành án hình sự trong đó có quy định về việc tử hình bằng tiêm thuốc độc thay vì bắn đã có hiệu lực từ 01/07/2011.

Nhưng đến ngày 06/08/2013, tử tù đầu tiên tại Việt Nam bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sau khi trước đó Việt Nam không thể mua thuốc từ bên ngoài trong khi việc tự chế biến thuốc không đạt kết quả như mong đợi.

Theo Đại học Cornell [Mỹ] thì họ đã không tìm thấy "bất kỳ thông tin gì về các loại thuốc độc được sản xuất trong nước [Việt Nam] đã được sử dụng, hay chất lượng, độ tin cậy và hiệu quả".

Theo các quy định từ năm 2016 thì hình phạt tử hình đã được bãi bỏ đối với 7 tội: đầu hàng kẻ thù, chống lại trật tự, phá hủy các dự án có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, cướp, tàng trữ ma túy, chiếm đoạt ma túy và sản xuất và buôn bán thực phẩm giả.

Ngoài ra những người từ 75 tuổi trở lên được miễn thi hành án cũng như các quan chức bị kết án về tội tham nhũng có thể được giảm tội nếu họ trả lại ít nhất 75% phần tài sản thu được từ hoạt động bất hợp pháp.

Bà Chiara Sangiorgio từ Tổ chức Ân xá Quốc tế nói thêm rằng trong nội bộ ASEAN đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây.

"Malaysia đã theo dõi đình chỉ tạm thời [moratorium] việc áp dụng và thi hành án tử hình và chính phủ nước này đã công bố các cải cách pháp lý. Thái Lan cũng đã giảm số người chịu án tử hình từ 551 xuống còn 158 trường hợp vào năm 2021.

Tuy nhiên cũng còn 2 quốc gia trong ASEAN vẫn có lệnh tử hình. Singapore vào những năm gần đây vẫn còn giới hạn chỉ số lượng không lớn mỗi năm, dựa theo số liệu chính thức, trong khi Việt Nam thì vẫn không thể biết [con số chính thức] được."

Phản ứng dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm

Đồng Tâm: Tuyên án tử hình ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức

Mẹ nhà báo Phạm Đoan Trang đến Geneva nhận giải thưởng nhân quyền thay con

Video liên quan

Chủ Đề