Cách viết đơn xin việc cho sinh viên làm thêm

Thực tế, khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào thì CV xin việc và hồ sơ xin việc luôn là tài liệu bắt buộc. Trong khi đó, thư xin việc hoặc đơn xin việc thì có thể được nhà tuyển dụng yêu cầu rõ ràng hoặc không đề cập tới - lúc này việc quyết định có gửi kèm hay không là tùy vào bạn. Tuy nhiên, với ứng viên chưa có kinh nghiệm thì gửi kèm đơn xin việc sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển. Trường hợp chưa biết cách trình bày thì cách viết đơn xin việc sinh viên mới ra trường chuyên nghiệp được JobOKO chia sẻ sau đây có thể là cứu tinh cho bạn.

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

I. Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường là gì? Có gì khác biệt?

Đơn xin việc hay còn gọi là thư xin việc, thư ứng tuyển là tài liệu gửi kèm CV xin việc trong đó trình bày rõ hơn một số thông tin không được đề cập trong CV hoặc có đề cập nhưng chưa được giải thích rõ ràng. Đơn xin việc giúp bạn bày tỏ mong muốn được làm việc trong doanh nghiệp, tổ chứng, đồng thời chứng minh rằng bạn có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như cam kết để hoàn thành công việc.

Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường là đơn xin việc của các ứng viên mới tốt nghiệp, gần như chưa có kinh nghiệm làm việc. Về cơ bản thì đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường có cấu trúc, bố cục các phần không khác biệt so với đơn xin việc thông thường. Tuy nhiên, vì ứng viên chưa có kinh nghiệm nên sẽ buộc phải điều chỉnh nội dung sao cho trung thực nhưng vẫn nhấn vào điểm mạnh, không làm lộ ra điểm yếu của bạn.

II. Các mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Nếu như trước đây, tự viết tay hoặc tạo đơn xin việc bằng file Word có thể gây khó khăn cho cả những ứng viên dày dặn kinh nghiệm. May thay, hiện tại các mẫu đơn xin việc có sẵn được thiết kế rất chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là tải mẫu về máy, sau đó điền thông tin theo đúng hướng dẫn.

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường không khác nhiều so với mẫu đơn xin việc cho ứng viên đã có kinh nghiệm. Bạn có thể sử dụng mẫu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy vị trí ứng tuyển. Tham khảo một số mẫu sau:

1. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường đơn giản

2. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chuyên nghiệp

3. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường bằng tiếng Anh

4. Một số mẫu đơn xin việc khác

Mẫu 1:


Mẫu 2:


Mẫu 3:

III. Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết

Hình thức của đơn xin việc quan trọng nhưng với sinh viên mới ra trường hay bất cứ ứng viên nào thì cách viết nội dung, trình bày thông tin trong đơn còn quan trọng hơn, đặc biệt là khi bạn chưa từng có kinh nghiệm.

Để viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường, bạn cần xác định được phần thông tin quan trọng nhất [dù phần nào cũng là không thể thiếu]. Cụ thể, phần trình bày về lý do bạn ứng tuyển và giải thích vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất sẽ là phần chính, cần được đầu tư thời gian và cân nhắc sao cho không quá dài mà lại hợp lý và ấn tượng.

1. Cấu trúc của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Nếu như công việc yêu cầu bạn gửi hồ sơ xin việc [bản cứng kèm sơ yếu lý lịch có xác minh] thì đơn xin việc sẽ có mẫu sẵn chỉ bao gồm các thông tin cơ bản [không khác so với CV nhưng ngắn gọn hơn] và dĩ nhiên cũng bao gồm lý do ứng tuyển. Trong khi đó, đơn xin việc hay cover letter, thư xin việc gửi kèm CV ứng tuyển trực tuyến thì sẽ gồm các phần chính như sau:

  • Thông tin cá nhân của người gửi [họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ].
  • Thông tin nhà tuyển dụng [Tên công ty, địa chỉ].
  • Lời chào.
  • Nội dung thư khoảng 2 - 3 phần.
  • Kết thư.
  • Cảm ơn và chữ ký.

Các phần trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường sẽ được coi như 3 phần chính, thông tin và lời chào là phần mở đầu, sau đó đến phần nội dung và cuối cùng là phần kết. Quan trọng nhất và cần tập trung nhất sẽ là nội dung chính viết thành 2 hoặc 3 đoạn.

Viết các phần trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường như thế nào?

2. Cách viết các phần trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Sau khi nắm rõ cấu trúc đơn xin việc, bạn có thể bắt tay vào viết nội dung, hướng dẫn chi tiết như sau:

2.1. Phần mở đầu

Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường ở phần mở đầu sẽ như sau:

  • Họ và tên ứng viên, vị trí ứng tuyển ở đầu tiên của đơn xin việc.
  • Thông tin của người gửi [ứng viên]: Số điện thoại, địa chỉ, email - căn lề phải.
  • Thông tin của người nhận [nhà tuyển dụng]: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email - căn lề trái.

Với các mẫu đơn xin việc có sẵn thì bạn có thể không cần quan tâm đến định dạng, căn lề vì đã có form sẵn rồi chỉ việc điền nội dung.

  • Lời chào đến nhà tuyển dụng: Kính gửi [tên nhà tuyển dụng kèm chức vụ]. Trường hợp bạn không biết rõ mình đang liên hệ với ai, đừng viết chung chung hoặc lẫn tiếng Anh như "Dear Sir/ Madam", thay vào đó hãy đề cập tới bộ phận tuyển dụng của công ty hoặc tên công ty.

Mặc dù ở phần mở đầu về cơ bản chỉ là thông tin chung nhưng bạn cũng nên chú ý để không viết sai, nhất là phần lời chào. Nếu quá qua loa, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra rằng bạn đang dùng duy nhất một đơn xin việc gửi cho nhiều vị trí và cũng không thực sự tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển.

2.2. Phần nội dung chính

Nội dung chính trong bất kỳ đơn xin việc nào cũng sẽ cần đến các thông tin như sau:

  • Bạn biết đến thông tin tuyển dụng ở đâu, qua kênh nào?
  • Vì sao bạn ứng tuyển [giải thích nguyên nhân, ví dụ như bạn thấy mình phù hợp và chứng minh bằng kinh nghiệm, bằng cấp].
  • Đừng quên đề cập rằng bạn đã đọc kỹ mô tả công việc, tìm hiểu về công ty và cảm thấy môi trường cũng như các cơ hội sẽ giúp bạn thể hiện được năng lực và cống hiến cho công ty.

Với các đơn xin việc, thư xin việc của ứng viên có kinh nghiệm thì khi nói đến thành tích, nhất định phải thêm vào số liệu chẳng hạn như: "Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong vai trò nhân viên chăm sóc khách hàng, tôi đã xử lý trung bình hơn 100 cuộc gọi mỗi ngày từ khách hàng, có sự kiên nhẫn, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả".

Tuy nhiên, cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường thì hơi khác vì chắc chắn là bạn chẳng có bao nhiêu kinh nghiệm, thậm chí là chưa từng đi làm. Lúc này, thành tích công việc có thể thay bằng bằng cấp, trình độ, điểm số hoặc trải nghiệm thực tập. Ví dụ: "Trong 4 năm trên giảng đường đại học, tôi giữ chức vụ lớp trưởng, phó chủ tịch Hội sinh viên trường, tham gia và tổ chức các sự kiện như [liệt kê 1 - 3 sự kiện]. Cũng nhờ các hoạt động ngoại khóa mà tôi có kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện và lập kế hoạch xuất sắc. Tôi tin rằng những kỹ năng đó có thể hữu ích cho công việc nhân viên tổ chức sự kiện".

  • Khi nói đến mục tiêu, nhất định phải gắn mục tiêu cá nhân của bạn với công ty. Bạn không nên chỉ nói rằng mình muốn nhận việc vì công ty nổi tiếng có môi trường tốt hoặc lương cao, hãy khẳng định rằng bạn mong muốn được làm việc trong môi trường tích cực và vừa học hỏi, vừa đóng góp thực tiễn qua sức sáng tạo, sức trẻ và khả năng tiếp thu, thích nghi nhanh chóng của mình.

2.3. Kết thúc đơn xin việc

Để kết thúc đơn xin việc, bạn đừng quên bày tỏ nguyện vọng mong nhận được phản hồi sớm và có cơ hội tham gia phỏng vấn. Ngoài ra, đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường cũng cần có lời chào kèm theo ký tên.

Ví dụ:

Trân trọng,

Nguyễn Văn A.

IV. Vì sao sinh viên mới ra trường cần gửi đơn xin việc kèm CV?

Một số ứng viên có thể thắc mắc rằng tại sao nhất định phải gửi kèm đơn xin việc, bỏ qua có được hay không, nhất là khi nhà tuyển dụng không ghi rõ yêu cầu này. Tuy nhiên, lời khuyên của JobOKO là bạn nên gửi kèm thư xin việc, đơn xin việc. Những nguyên nhân chính gồm có:

  • Bổ sung thông tin cho CV xin việc: Bạn thiếu kinh nghiệm nên CV cũng thường ngắn gọn, không thực sự có nhiều nội dung ấn tượng. Đơn xin việc sẽ giúp bạn giải thích lý do vì sao nhà tuyển dụng nên trao cơ hội cho bạn, vì sao mà ngay cả khi chưa từng đi làm nhưng bạn vẫn tự tin rằng mình có thể làm tốt công việc.
  • Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp của bạn: Ngay cả khi nhà tuyển dụng không liệt kê yêu cầu trong tin tuyển dụng và bạn có thể bỏ qua đơn xin việc nhưng hãy nghĩ rằng, nếu chênh lệch của bạn với ứng viên khác nằm ở đơn xin việc thì sao? Một khi bạn nghiêm túc với công việc, với cơ hội thì dành thời gian viết và điều chỉnh đơn xin việc cũng không có gì quá phức tạp.

Lý do sinh viên mới ra trường nên viết đơn xin việc kèm theo CV

V. Lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Với phần hướng dẫn cách viên đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết và đầy đủ ở trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được từng bước và cách hoàn thành từng nội dung rồi đúng không nào. Không chỉ vậy, đừng quên tránh các lỗi cơ bản nhưng khá nghiêm trọng sau đây để đơn xin việc thêm hoàn hảo nhé:

  • Đơn xin việc quá dài: Nguyên tắc là đơn xin việc không nên dài quá 1 trang, khi bạn viết quá dài thì có nghĩa là bạn chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu.
  • Các phần trong đơn xin việc lẫn lộn, không rõ ràng và thiếu logic: Đây là lỗi lớn có thể khiến bạn bị loại từ vòng duyệt hồ sơ.
  • Đơn xin việc có lỗi chính tả, lỗi diễn đạt: Viết sai hoặc đọc khó hiểu sẽ là một điểm trừ đáng kể.
  • Phần nội dung chính viết thành những đoạn văn quá dài: Tổng thể đơn xin việc của bạn sẽ thành dài dòng, kể lể và khó đọc, khó theo dõi.

Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường không quá khác biệt với đơn xin việc, thư ứng tuyển thông thường nhưng vẫn cần bạn điều chỉnh cho phù hợp với bản thân, kinh nghiệm và vai trò ứng tuyển. Mong rằng hướng dẫn của JobOKO sẽ hữu ích với bạn.

MỤC LỤC:
I. Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường là gì? Có gì khác biệt?
II. Các mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường
III. Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường chi tiết
IV. Vì sao sinh viên mới ra trường cần gửi đơn xin việc kèm CV?
V. Lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đọc thêm: Mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, nên đưa gì vào CV?

Video liên quan

Chủ Đề