Cách viết văn hay lớp 8

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

Mách nhỏ phụ huynh

"CHÍNH SÁCH ƯU VIỆT "


1. Học Thử 1-3 Buổi Free [ Không thu học phí nếu học sinh không tiến bộ].   2. Tìm Gia sư Miễn phí!   3. Đổi ngay Gia sư nếu gia đình không hài lòng!  

4. Gia sư Giỏi có hồ sơ lý lịch rõ ràng [Bằng TN, CMND, Thẻ GV, SV,...].


----o0o----

Xem thêm >>

Chi tiết >>

Facebook

Trước khi đi đến chi tiết cách làm bài văn thuyết minh chúng ta cùng ôn lại kiến thức về thể loại này. Việc nắm rõ phần kiến thức căn bản sẽ giúp chúng ta làm bài tốt hơn.

1.1. Định nghĩa văn thuyết minh

Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Vì cung cấp tri thức, nên làm văn thuyết minh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Tri thức trong cung cấp phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
  • Cách trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
  • Một yêu cầu cao hơn là người viết cần sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

1.2. Có những phương pháp thuyết minh nào?

Trong cách làm văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng những phương pháp sau:

  • Phương pháp nêu định nghĩa.
  • Phương pháp liệt kê.
  • Phương pháp nêu ví dụ.
  • Phương pháp dùng số liệu.
  • Phương pháp so sánh.
  • Phương pháp phân loại, phân tích.
Bài văn thuyết minh cần cung cấp tri thức cho người đọc. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh lớp 8 hay và chi tiết

Khác với cách làm bài văn nghị luận xã hội , bài văn thuyết minh yêu cầu người viết phải khách quan. Ngoài ra, trong quá trình viết phải sử dụng các phương pháp thuyết minh để làm rõ được vấn đề. Hơn nữa, để bài văn không quá nhàm chán, khô cứng người viết phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật [nhưng không được sa đà, lạc đề]. Cụ thể các bước làm bài văn thuyết minh lớp 8 như sau.

Bước 1 :

  • Xác định đối tượng thuyết minh.
  • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.
  • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
  • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2 : Lập dàn ý.

Bước 3 : Viết bài văn thuyết minh.

Bài văn thuyết minh cần xác định đúng đối tượng. Ảnh: Internet

2.2. Cách làm một số dạng đề bài văn thuyết minh lớp 8

Có khá nhiều dạng đề thi văn thuyết minh, mỗi dạng đề sẽ có cách làm khác nhau. Dưới đây là một số dạng đề cơ bản thường gặp ở chương trình lớp 8 mà các em học sinh có thể tham khảo.

2.2.1. Văn thuyết minh đồ vật

  • Cấu tạo của đồ vật
  • Các đặc điểm của đồ vật
  • Lợi ích của đồ vật
  • Tính năng hoạt động của đồ vật
  • Cách sử dụng, cách bảo quản

2.2.2. Văn thuyết minh về loài vật

  • Nguồn gốc loài vật
  • Đặc điểm loài vật
  • Hình dáng loài vật
  • Lợi ích loài vật đó.

2.2.3. Dạng đề thuyết minh về thể loại văn học [ví dụ thể thơ…]

  • Nêu một định nghĩa chung về thể thơ.
  • Nêu các đặc điểm của thể thơ.
  • Số câu, chữ.
  • Quy luật bằng trắc.
  • Cách gieo vần.
  • Cách ngắt nhịp.
  • Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

Bạn có thể tham khảo thêm cách làm thơ lục bát để biết thêm định nghĩa, thông tin về thể thơ này nhé.

2.2.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

  • Vị trí địa lí.
  • Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
  • Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
  • Cách thưởng ngoạn đối tượng.

2.2.5. Đề bài là một danh nhân văn hoá

  • Hoàn cảnh xã hội của danh nhân đó
  • Thân thế và sự nghiệp
  • Đánh giá xã hội về danh nhân
Một số danh nhân văn hóa thường gặp trong đề bài văn thuyết minh. Ảnh: Internet

3. Cách lập dàn ý làm bài văn thuyết minh lớp 8 chi tiết nhất

Dưới đây là cách làm bài văn thuyết minh lớp 8 với một đề cụ thể. Các em học sinh có thể tham khảo cách làm này nhé. Ví dụ đề bài: Em hãy thuyết minh về một loài hoa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

3.1. Cách làm mở bài

  • Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ở đây các em học sinh tùy chọn hoa đào hoặc hoa mai hay hoa khác trong ngày Tết. Lưu ý cần chọn hoa nở vào mùa xuân, trong sự vui tươi, náo nức của Tết cổ truyền.
  • Giới thiệu qua về loài hoa này.

3.2. Các bước làm thân bài

  • Nêu đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc.
  • Phân loại các loài hoa: đào bích, đào phai, đào bạch…
  • Đặc điểm của hoa: Là loài cây thân gỗ, nở vào mùa xuân.
  •  Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.
  • Tình cảm gắn bó với hoa đào [nếu có kỷ niệm nào với loài hoa này học sinh nên kể vào].

3.3. Cách làm kết bài văn thuyết minh

  • Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.
  • Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.
Văn thuyết minh là đề thi quen thuộc của học sinh khối lớp 8. Ảnh: Internet

4. Những lưu ý trong cách làm bài văn thuyết minh

  • Cần xác định rõ đối tượng thuyết minh. Tìm hiểu những tài liệu liên quan đối tượng để có những hiểu biết nhất định và cần thiết để hình thành bài làm văn.
  • Sắp xếp các tri thức mà mình tìm hiểu được theo một trình tự hợp lý nhất định, tránh lặp ý và sót ý.
  • Nên lập dàn ý trước khi viết bài văn để đảm bảo bài văn đầy đủ ý.
  • Sau khi hình thành bài văn cần đọc và soát lại những lỗi trong bài và đảm bảo cho bài văn được mạnh lạc, trôi chảy.

Như vậy với cách làm bài văn thuyết minh chi tiết ở trên các em học sinh có thể áp dụng cho các dạng đề còn lại. Vài thể loại này cần viết chân thực, cung cấp tri thức đúng nên nếu thông tin chưa được xác thực thì cần tránh đưa vào bài làm nhé. Chúc các em làm bài thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đức Lộc

Với nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS, trong chuyên đề tập làm văn lớp 8, cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã hướng dẫn học sinh cách làm tốt 4 bước trong bài văn nghị luận lớp 8 giúp các em đạt điểm cao.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI là một giáo viên đã tham gia giảng dạy ở nhiều trường phổ thông có tiếng tại Hà Nội, hiện cô đang giảng dạy môn Ngữ văn tại trường Song ngữ – Quốc tế Wellspring.

Trong bài giảng về chuyên đề tập làm văn lớp 8 của cô tại HOCMAI, cô Trang cho biết: “Văn nghị luận là một phần khá quan trọng trong các đề thi, đề kiểm tra tập làm văn lớp 8. Một số bạn khá sợ và e dè với phần này vì cho rằng mình chưa thật sự nắm vững cách làm bài”.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Để giúp các bạn học sinh lớp 8 làm tốt các dạng bài văn nghị luận, cô Trang hướng dẫn học sinh cách làm tốt 4 bước trong bài văn nghị luận.

>>> ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY: //hocmai.link/Van-nghi-luan-lop-8

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước này, học sinh thường rất hay bỏ qua vì thường khi đọc đề xong, các bạn sẽ bắt tay vào làm bài luôn nhưng thực ra đây là bước rất quan trọng. Cô Trang đã gợi ý triển khai bước 1 này bằng cách sau:

Thứ nhất, để tìm hiểu đề [vấn đề nghị luận, phạm vi nghị luận], các bạn hãy gạch những từ khóa trong đề bài.

Thứ hai, để tìm ý, các bạn hãy xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng

Để các bạn hiểu rõ vấn đề một cách cụ thể nhất, cô Trang đã lấy ví dụ minh họa với đề bài sau: “Hãy trình bày suy nghĩ của em về tác động tích cực của Internet trong đời sống”. Trong đó:

  • Từ khóa là “tác động tích cực”, “Internet” , trong đời sống. Đây là những từ khóa quan trọng để ta biết được đề bài đang nói đến tác động tích cực của internet trong đời sống
  • Các ý chính trong hệ thống luận điểm như là: Tác động tích cực của internet trong đời sống giải trí hay tác động tích cực của internet trong việc nâng cao kiến thức….

Bước 2: Lập dàn ý

Ở bước lập dàn ý, học sinh không cần lập dàn ý chi tiết, mà chỉ cần lập dàn ý sơ lược để tự hình dung được hệ thống luận điểm trong bài. Cụ thể:

  • Mở bài: giới thiệu vấn đề và phạm vi nghị luận
  • Thân bài: hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận
  • Kết bài: khẳng định vấn đề, mở rộng, nâng cao vấn đề

Bước 3: Viết bài

Khi tiến hành viết bài văn nghị luận, học sinh cần viết theo hệ thống dàn ý đã triển khai [mỗi luận điểm là một đoạn văn].

Bước 4: Đọc và sửa chữa

Học sinh cần đọc lại bài viết để kiểm tra xem các luận điểm, luận cứ đã được sắp xếp đầy đủ chưa. Đồng thời kiểm tra lại các lỗi câu, từ và chính tả để bài viết được hoàn thiện hơn.

Văn nghị luận là dạng văn quan trọng và thường xuất hiện trong các đề thi. Thế nhưng, cô Trang chia sẻ: “Thông thường khi thực hiện một bài viết văn nghị luận các em học sinh lại chỉ tiến hành “viết bài” và “đọc – sửa chữa”, chứ không tiến hành 2 bước rất cơ bản và rất quan trọng của một bài văn nghị lận đó là “tìm hiểu đề, tìm ý” và “ lập dàn ý”. Điều này dẫn đến các bài viết mang tính “cảm tính” cao, một số luận điểm, luận cứ không rõ ràng hay đôi khi các em chưa kịp bổ sung ý kiến dẫn đến việc trình bày bài viết không khoa học”

Trước những chia sẻ trên của cô Thu Trang – giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI, học sinh cần tự giác học kỹ và nắm chắc các bước làm bài văn nghị luận, đồng thời luyện tập thường xuyên để hình thành kỹ năng làm bài. 

Để xem kỹ hơn về phần hướng dẫn làm bài nghị luận cũng như các phần kiến thức khác của môn Ngữ văn lớp 8, học sinh có thể học thử các bài giảng của cô Thu Trang tại Hocmai.vn. Ngoài ra, học sinh có thể học thử các khóa học khác, môn học khác tại chương trình Học tốt 2020 – 2021 để bứt phá điểm số trong bài thi cuối học kỳ I sắp tới. 

>> HỌC THỬ MIỄN PHÍ TẠI: //hocmai.link/Van-nghi-luan-lop-8

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề