Cách xem ngày hết hạn the ATM ACB

Bạn đang cần tra cứu tài khoản ACB của mình? Nhưng để tra cứu thuận tiện và nhanh chóng hơn bạn đã nắm được hết cách tra cứu tài khoản acb như thế nào chưa? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng nhất.

ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp cùng hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. ACB đang không ngừng tạo ra nhiều hơn giá trị trải nghiệm cho người dùng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là việc tra cứu các thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng.

Sau đây là 3 cách tra cứu số tài khoản ngân hàng ACB nhanh và chính xác nhất:

Tra cứu tài khoản ACB qua điện thoại

Hiện nay cách tra cứu số dư tài khoản ACB thông qua các dịch vụ như SMS Banking hay ACB MBanking, đối với những dịch vụ này bạn có thể tra cứu tài khoản, truy vấn số dư, thanh toán,….

Dịch vụ SMS Banking

ACB - SMS Banking là một dịch vụ mới của Ngân hàng Á Châu [ACB], cho phép bạn truy vấn thông tin và thanh toán hóa đơn mà không cần phải đến Ngân hàng. Bạn dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của Ngân hàng gửi đến số dịch vụ 997 để:

  • Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán [hoặc thẻ].
  • Biết thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái.
  • Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm.
  • Trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang thẻ [Visa Electron, Master Electronic, Citimart...].

Điều kiện, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ ACB SMSBanking:

Bạn đã có tài khoản tiền gửi thanh toán [hoặc thẻ] tại ACB đến chi nhánh ACB gần nhất để nhận mã số truy cập và mật khẩu.

  • Mật khẩu nhận được có thể thay đổi trên ACB – iBanking
  • Bạn gửi tin nhắn đăng ký đến tổng đài 997 theo mẫu ACB DK {Mã số truy cập} {Mật khẩu}
  • Nếu muốn tham gia hệ thống thanh toán ACB - SMS Banking, Bạn đến chi nhánh ACB gần nhất để ký hợp đồng
  • sử dụng dịch vụ thanh toán ACB - SMS Banking và được cấp mật mã sử dụng thanh toán trên hệ thống ACB - SMS Banking.

Lưu ý

  • Mật khẩu: dùng để kiểm tra số dư phải là số và có độ dài từ 6 đến 20 ký tự.
  • Mật mã: dùng để thanh toán hóa đơn.
  • Tin nhắn gửi đến ACB không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
  • Số tiền giao dịch trên ACB - SMS Banking là tiền đồng Việt Nam.
  • Cú pháp để tra cứu tài khoản bằng dịch vụ là: ACB Sd [Mã số truy cập]

VD: Muốn biết số tài khoản ACB bao nhiêu số? Bạn cần nhập cú pháp tra cứu ACB sd 22213 gửi 997, theo đó 22213 mã truy cập được ngân hàng cung cấp cho bạn. Còn nếu chưa có tài khoản bạn cần thực hiện thêm 1 thao tác đăng ký nữa trước khi kiểm tra số tài khoản acb theo cú pháp: ACB DK [Mã số truy cập] [Mật khẩu] gửi 997.

Tìm hiểu ngay: Lợi ích và cách sử dụng SMS Banking ngân hàng hiệu quả?

Dịch Vụ Ngân Hàng Di Động ACB - MBanking

Dịch Vụ ACB - MBanking

ACB - MBanking cho phép bạn có tài khoản tại ACB có thể giao dịch, kiểm tra số dư tài khoản ACB hoặc thực hiện nhiều giao dịch tài chính khác từ ứng dụng MBanking cho Android, iPhone, Windows Phone.

Bạn sử dụng các thiết bị di động có kết nối với Internet [3G, Wifi, GPRS...] thực hiện tải ứng dụng trực tiếp từ Apple App Store, Google Play Store. Các bước để có thể giúp bạn dễ dàng tra cứu tài khoản:

  • Link tải AppStore dành cho iOS: Tại đây
  • Link tải Google Play Store cho Android: Tại đây

Bước 1: Bạn đã tải ứng dụng ACB mBanking, sau đó bạn đăng nhập vào trang bằng tài khoản và mật khẩu ngân hàng cấp.

Bước 2: Nhấp  vào “ Quản lý tài khoản” để tra cứu số dư tài khoản ACB của bạn

 

Bước 3: Kết thúc kiểm tra tài khoản ngân hàng ACB bằng cách thoát khỏi ứng dụng

Tra cứu trên máy tính

Phổ biến nhất trong việc tra cứu trên máy tính của khách hàng là sử dụng dịch vụ Internet Banking của ACB .

ACB - iBanking là dịch vụ giúp bạn có tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại ACB thực hiện giao dịch với ACB mọi lúc mọi nơi thông qua máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối Internet tại địa chỉ online.acb.com.vn.

Để đăng ký dịch vụ ACB-iBanking bạn cần phải mở tài khoản tại ngân hàng ACB, sau đó bạn sẽ được các tư vấn viên tư vấn cho bạn để hiểu rõ hơn cách đăng ký dịch vụ kiểm tra số dư tài khoản ACB online này. Sau khi đã có ACB-iBanking, các bạn thực hiện các bước sau để tra cứu tài khoản:

Bước 1: Truy cập trang online.acb.com.vn bạn chọn "đăng nhập" với người dùng là cá nhân hay doanh nghiệp. Nhập tên đăng nhập và mật khẩu đã được ngân hàng cấp. Khi đăng nhập lần đầu tiên, bạn sẽ phải đổi lại mật khẩu theo ý bạn để giúp dễ nhớ cho việc đăng nhập sau này.

Bước 2: Bạn chọn “ Quản lý tài khoản” ngay tại trang chủ, Bạn có thể kiểm tra dễ dàng các phát sinh giao dịch và thông tin giao dịch chi tiết hơn.

Bước 3: Lưu lại thông tin và kết thúc thao tác kiểm tra tài khoản ACB online

Tra cứu tại cây ATM

Sự phổ biến của các hệ thống cây ATM đang dẫn trở thành người bạn hỗ trợ đắc lực cho người dùng khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch như: Rút tiền, chuyển khoản…Kiểm tra tài khoản ACB qua cây ATM như thế nào? Chắc là cách mà khách hàng không thể bỏ qua khi có nhu cầu tra cứu thông tin:

  • Tra thẻ vào máy ATM theo chiều mũi tên và chọn ngôn ngữ thích hợp
  • Nhận mã Pin của thẻ lên hệ thống rồi ấn “Enter”
  • Chọn các lệnh “Truy vấn số dư/sao kê” hiển thị trên màn hình và ấn tiếp tục để kiểm tra số tài khoản ngân hàng acb nhanh chóng.
  • Có được thông tin mình cần bạn ấn kết thúc giao dịch và nhận lại thẻ qua khe

Tra cứu số tài khoản trên cây ATM

Tổng đài ACB hỗ trợ tư vấn 24/7 khi có vấn đề

Làm sao để lấy sao kê tài khoản ngân hàng ACB

3 cách tra cứu số tài khoản ngân hàng ACB qua: Cây ATM, ACB-SMSBanking/ACB-MBanking và ACB-iBanking thực sự là những thông tin vô cùng cần thiết cho khách hàng khi có nhu cầu kiểm tra thông tin cá nhân của mình. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn phần nào khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Khi làm thủ tục tài chính có liên quan đến dịch vụ ngân hàng, bạn sẽ gặp những khái niệm như ngày hiệu lực và phát hành thẻ ATM.

Chúng là gì, có ý nghĩa như thế nào trong giao dịch? Vấn đề này nhiều người cũng đang thắc mắc. Bài viết nganhangonline dưới đây là để giải đáp các nội dung liên quan mà bạn cần tìm hiểu.

Thẻ ATM hay thẻ ngân hàng, còn được gọi đơn giản là thẻ. Đó là sản phẩm của các ngân hàng, phát hành theo chuẩn quy định về chất lượng cũng như tính năng mà nó mang lại.

Những chiếc thẻ ATM theo chuẩn ISO 7810 mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. So với việc chi tiêu, giao dịch bằng tiền mặt thì thẻ ATM giúp bạn quản lý tài chính của mình một cách khoa học, hiệu quả nhất.

Thẻ ATM có nhiều loại khác nhau, có thể phân loại dựa vào các tiêu chí sau:

+ Mục đích sử dụng: thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.

+ Phạm vi sử dụng: thẻ ATM nội địa, thẻ quốc tế.

+ Tính năng: quà tặng, hoàn tiền, săn khuyến mãi, ưu đãi, tri ân khách vip,…

+ Thương hiệu: Visa, MasterCard, JCB, American Express,…

+ Hạng thẻ: thẻ chuẩn, thẻ vàng, thẻ bạch kim.

+ Kỹ thuật sản xuất: thẻ từ và thẻ chip.

Tùy theo nhu cầu sử dụng và các điều kiện bạn đáp ứng được ở yêu cầu của các ngân hàng, có thể mở thẻ và sử dụng.

Các tính năng của thẻ ATM

Hầu hết các thẻ ATM đều tích hợp những tích năng cơ bản gồm:

  • Chuyển, rút, nạp tiền
  • Thanh toán hóa đơn, dịch vụ, chi tiêu
  • Truy vấn tài khoản, số dư, giao dịch
  • Sao kê tài khoản

Để bắt đầu trải nghiệm những tính năng này thì bạn cần kích hoạt thẻ ngay khi thẻ phát hành.

back to menu ↑

Ngày phát hành thẻ ATM

Đó là ngày mà ngân hàng phát hành chiếc thẻ ATM cụ thể của mỗi người dùng. Bạn không nên nhầm lẫn giữa ngày phát hành và ngày bạn đến nhân thẻ ở ngân hàng.

Chẳng hạn khi bạn đi làm thẻ, ngân hàng sẽ hẹn ngày lấy thẻ thường là 10 – 14 ngày. Trước khi đến ngày hẹn thì thẻ đã được phát hành rồi.

Ngày phát hành thẻ ATM ghi ở đâu? Hiện nay đa số các ngân hàng in thông tin này trên ngay chiếc thẻ. Bạn chỉ cần xem trên mặt trước của thẻ, ngay dưới thông tin số thẻ, là thấy thời điểm phát hành.

Nếu không, thì làm thế nào biết được ngày phát hành thẻ ATM? Bạn có thể gọi điện đến tổng đài ngân hàng phát hành thẻ để hỏi thông tin. Trước đó hãy chuẩn bị sẵn thông tin đăng ký của bạn để cung cấp cho nhân viên giao dịch.

Ngày hiệu lực [Hết hạn] thẻ ATM ở các ngân hàng

Hỏi về ngày hiệu lực thẻ ATM cũng giống như thắc mắc thẻ ngân hàng bao lâu thì hết hạn vậy đó. Tức là đến ngày quy định, bạn cần làm lại thẻ mới để tiếp tục thực hiện các giao dịch.

Thẻ ATM có hiệu lực bao lâu tùy mỗi ngân hàng, mà đa số là từ 3 năm trở lên, cụ thể ngày hiệu lực thẻ ATM của các ngân hàng như sau:

Tên thẻ ngân hàng Ngày hiệu lực thẻ ATM
Thẻ nội địa Vietcombank 7 năm
Thẻ nội địa VIB 8 năm
Thẻ nội địa BIDV Không giới hạn
Thẻ ghi nợ quốc tế BIDV 5 năm
Thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank 3 năm
Thẻ nội địa Sacombank năm 2049
Thẻ nội địa Agribank 5 năm
Thẻ nội địa Techcombank 5 năm
Thẻ nội địa VPBank 5 năm
Thẻ nội địa Vietinbank 5 năm

Kể từ ngày mở thẻ cho đến khi vẫn còn trong hiệu lực thì bạn được thực hiện tất cả các giao dịch cho phép của ngân hàng, trừ khi có sự cố gì đó.

Ngày hiệu lực thẻ ATM ghi ở đâu? Đơn giản nhất là xem ngày hết hạn trên thẻ ATM  ngay bên cạnh ngày phát hành. Bạn cũng có thể kiểm tra ngày phát hành và ngày hết hạn thẻ ATM bằng 4 cách:

  • Đến trực tiếp ngân hàng để tra cứu, khi đi mang theo giấy tờ tùy thân đã dùng để đăng ký mở thẻ trước đó
  • Gọi điện lên tổng đài, trung tâm hỗ trợ khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ
  • Kiểm tra thông tin thẻ tại cây ATM gần nhất của ngân hàng mà bạn đang sử dụng thẻ
  • Truy vấn thông tin thẻ trên internet banking của ngân hàng phát hành thẻ, cái này rất tiện

Hiện tại nhiều ngân hàng yêu cầu người dùng nhập ngày phát hành và hiệu lực thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán online. Vì thế bạn cần biết thông tin này nhằm tránh sự chậm trễ, bất cập.

back to menu ↑

Có cần thiết gia hạn thẻ ngân hàng?

Nếu thời gian sử dụng thẻ ATM đã hết, thẻ sẽ không còn hiệu lực. Nó đồng nghĩa với việc mọi giao dịch chuyển và rút tiền đều không thể thực hiện.

Trường hợp bạn không muốn tiếp tục dùng chiếc thẻ đó nữa thì không cần gia hạn. Lúc này bạn chỉ cần mang giấy tờ tùy thân ra ngân hàng, nhờ nhân viên kiểm tra số dư rồi rút hết tiền từ thẻ.

Nhưng nếu khách hàng muốn tiếp tục sử dụng thẻ ngân hàng đó, thì phải gia hạn. Vậy làm thế nào để gia hạn thẻ ATM?

Hướng dẫn gia hạn thẻ ATM ngân hàng

Gia hạn thẻ ATM Agribank, gia hạn thẻ Vietcombank, gia hạn thẻ tín dụng,… khi đã hết hạn đều không khác nhau mấy về các bước thực hiện.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực
  • Mẫu đơn xin gia hạn thẻ ATM theo quy định của từng ngân hàng

Thủ tục gia hạn thẻ ATM:

  • Mang giấy tờ tùy thân đã chuẩn bị đến quầy giao dịch ngân hàng
  • Yêu cầu nhân viên hỗ trợ làm lại thẻ đã hết hạn, hết hiệu lực sử dụng
  • Điền thông tin vào mẫu đơn gia hạn được cung cấp theo hướng dẫn
  • Thông tin được duyệt, sau đó bạn có thể bổ sung hoàn thiện nếu cần
  • Yêu cầu gia hạn thẻ thành công, bạn nhận lại CMND và thẻ, hoàn tất

Việc mở tài khoản bị khóa mất khá nhiều thời gian. Vì thế bạn nên để ý thời hạn sử dụng thẻ ATM để chủ động đến ngân hàng gia hạn.

Ngày hết hạn thẻ Visa, thẻ JCB, thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ tín dụng,… đều tương tự như những nội dung chia sẻ trên. Đăng ký gia hạn kịp thời giúp bạn không bỏ các giao dịch quan trọng.

back to menu ↑

Khách hàng sẽ quan tâm đến những vấn đề này khi xảy ra trường hợp thẻ hết hiệu lực.

Thẻ hết hạn có mất tiền không?

Tài khoản của bạn vẫn được bảo toàn trong trường hợp thẻ đến ngày hiệu lực. Bạn có thể dùng nó để giao dịch online được. Tuy nhiên rút tiền mặt hoặc quẹt thẻ thanh toán thì không thể nhé.

Việc gia hạn thẻ có tốn tiền không?

Đa số các ngân hàng không áp dụng phí cho dịch vụ gia hạn thẻ. Tức là nếu thẻ đến ngày hết hiệu lực, bạn yêu cầu nhân viên hỗ trợ gia hạn mà không tốn tiền.

Còn về việc nâng hạng thẻ hay thay đổi loại thẻ thì chi phí tùy thuộc vào quy định mỗi ngân hàng, tùy chính sách từng thời điểm cụ thể.

Thẻ đang gia hạn có rút tiền được không?

Nếu bạn đã yêu cầu gia hạn mà chưa nhận thẻ về, thì có rút tiền trong tài khoản được không? Câu trả lời là có nha, nhưng không giao dịch bằng thẻ cũ được.

Thẻ cũ không dùng được, thẻ mới thì chưa được phát hành, vậy rút bằng cách nào? Bạn đến trực tiếp ngân hàng, mang theo CMND/ CCCD để thực hiện giao dịch.

Thẻ mới nhận được đã sử dụng được chưa?

Bạn cần kích hoạt thẻ thì mới sử dụng như bình thường được. Sau khi nhận thẻ từ quầy giao dịch, bạn sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn điều này.

Nếu bạn không nhận được lời hướng dẫn nào từ nhân viên giao dịch, hãy chủ động yêu cầu. Riêng thẻ cũ thì nhân viên sẽ thu hồi để bỏ đi.

Gia hạn thẻ bao lâu thì nhận được thẻ?

Cũng như lúc làm thẻ mới, thì bạn cũng được hẹn lấy thẻ sau khi đến gia hạn khoảng 2 tuần. Nếu có nhu cầu phát hành nhanh, hãy yêu cầu khi nhân viên giúp bạn làm thủ tục gia hạn.

Thẻ làm xong có thể gửi về địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của khách hàng. Nếu vậy bạn sẽ tốn thêm phí giao dịch so với nhận thẻ tại phòng giao dịch ngân hàng.

Chúng ta vừa xem qua khái niệm ngày phát hành thẻ ATM, ngày hết hiệu lực thẻ, cách mở lại thẻ ATM khi hết hạn. Mỗi ngân hàng đều có hotline hỗ trợ hướng dẫn khách hàng. Bạn có thể liên hệ khi cần, hoặc để lại bình luận ngay bên dưới nhé.

Đề Xuất dành cho bạn

Video liên quan

Chủ Đề