Cách xử lý vết bỏng cho trẻ

Đăng tải 6 năm trước

Bé có thể bị bỏng do vô tình va vào chậu nước nóng hay chảo mỡ nóng khi mẹ làm bếp, thậm chí sờ vào ổ điện bị giật… Bỏng là tai nạn rất nguy hiểm nên mẹ cần trang bị sẵn những kiến thức để có thể sơ cứu và xử lý đúng cách cho bé. Bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý khi bé bị bỏng. Cùng tham khảo nhé!

Các cấp độ của vết bỏng

+ Bỏng độ 1:

  • Da ửng đỏ nhưng không phỏng nước.
  • Chỉ lớp da ở nông nhất bị ảnh hưởng.
  • Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.

+ Bỏng độ 2:

  • Da bị tổn thương sâu hơn, tạo phỏng nước, gây đau đớn [tuyệt đối không được chọc phá các bọng nước này].
  • Một phần da ở sâu bên trong vẫn còn nên có thể tái tạo được.
  • Được điều trị đúng sẽ không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.

+Bỏng độ 3:

  • Bề dày của da bị hủy hoại toàn bộ. Thường không có bóng nước vì lớp trên cùng của da đã bị phá hủy.
  • Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy sém. Có thể bỏng sâu tới cơ và xương.
  • Để lại sẹo kể cả được điều trị đúng.

Lưu ý: Mẹ phải đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé bị bỏng ở mặt, bỏng diện rộng hoặc bỏng từ độ 2 trở lên.

Các bước sơ cứu vết bỏng

  • Khi bé bị bỏng nhẹ, nhanh chóng ngâm chỗ bỏng của bé vào nước, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ chỗ bỏng, làm dịu cơn đau.
  • Bôi thuốc trị bỏng
  • Trong trường hợp bé bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, dù chỉ bỏng nhẹ, phải ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng rộp hoặc tự gỡ những thứ bị dính trên vết bỏng mà nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý

Các bước xử lý vết bỏng nước sôi

+ Bước 1 Làm nguội bớt vết thương

  • Để vết bỏng không lan rộng, làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn, hãy rửa vết thương dưới vòi nước lạnh đang chảy từ 15 đến 25 phút hoặc đến khi bé hết đau.
  • Trường hợp bị bỏng do chất lỏng [dầu, nước sôi, axit], cần cởi bỏ y phục bị ướt trước khi vết bỏng hình thành bọng nước. Sau đó mới xả nước lạnh vào chỗ bỏng. Nếu quần áo bị dính vào vết thương, đừng cố cởi bỏ để không làm đau bé thêm, rửa ngay vết thương dưới nước lạnh bên ngoài lớp vải và sau đó đưa bé đến bác sĩ.

+ Bước 2: Giữ sạch vết bỏng nước, không được động chạm gì trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng. có thể dùng băng vải đắp lên nếu vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm.

+ Bước 3: Sau 24 giờ, rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, nhớ lau khô vết bỏng sau khi rửa.

+ Bước 4: Dùng lá nha đam tươi hoặc kem chứa tinh chất nha đam bôi lên vết bỏng. Nha đam có tác dụng làm vết thương mát hơn, dễ chịu hơn và không bị khô nứt.

+ Bước 5: dùng các loại kem bôi vết bỏng có chứa thành phần kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc sau khi thực hiện sơ cứu để tránh khả năng nhiễm trùng làm vết thương lan rộng và lâu khỏi hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị bỏng

  • Khi bé bị bỏng nước sôi, mẹ cần cho bé ăn một số thực phẩm, nước trái cây có chứa vitamin C để tăng sức để kháng cho cơ thể như vitamin C, D…. Có trong cam, chanh.
  • Chú ý không dùng một số phương pháp dân gian như đổ nước mắm, bôi vôi, kem đánh răng lên vết bỏng để tránh cho vết bỏng bị nhiễm trùng.
  • Dỗ dành, an ủi cho bé không khóc, cho bé uống nước nhiều hơn và đặt bé ở tư thế không ảnh hưởng tới vết bỏng.
  • Bỏng ở trẻ em có thể dẫn đến mất nước và rối loạn vi tuần hoàn. Trong quá trình sơ cứu, cần quan sát xem bé có bị sốc hay không. Nếu bé có hiện tượng huyết áp giảm, mạch nhanh, khó thở, cần đưa bé ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn đến tử vong.

Hãy nhắc nhở bé phòng tránh tai nạn bỏng như không đùa nghịch hoặc tự tiện sờ, chạm đến các dụng cụ trong bếp

Trên đây là các bước xử lý khi bé bị bỏng. Để phòng tránh bị bỏng cho bé, mẹ cần chú ý để các vật dụng nóng sôi, dễ cháy, sinh lửa và đồ điện ngoài tầm với của bé. Đồng thời, nghiêm cấm bé đùa nghịch với phích cắm điện, các thiết bị điện hay tự ý mở vòi nước nóng. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe nhé!

PGS.TS Trần Đình Toán

Trung tâm dinh dưỡng VNM

Sai lầm khi sơ cứu cho trẻ không may bị bỏng dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng huyết, viêm mủ màng tim, viêm mủ màng phổi...

Nhiễm trùng do đắp lá

Các bác sĩ [BS] của Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện [BV] Nhi T.Ư [Hà Nội] vừa tiếp nhận điều trị bé gái 18 tháng tuổi [quê Nam Định] bị bỏng nước sôi. Tai nạn xảy ra khi bé ở nhà, trong lúc chơi đùa đã đánh đổ cốc nước sôi lên người khiến vùng ngực bị bỏng.

Mẹ của cháu bé cho biết, nghe lời người quen, chị đã đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam. Khoảng 4 ngày sau khi đắp thuốc, thấy con sốt cao, chị mới đưa con đến BV tỉnh, rồi chuyển lên BV Nhi T.Ư. Tại đây, bệnh nhi được các BS chẩn đoán bỏng nước sôi độ 2 - 3 nhiễm trùng.

Che chắn vết bỏng với ni lông sạch để hạn chế nhiễm trùng

Survival Skills Vietnam

Một bệnh nhi khác cũng đang nằm điều trị tại Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, BV Nhi T.Ư là bé trai 13 tuổi [ở Phú Thọ] bị bỏng toàn bộ cẳng chân phải, nhiễm trùng sau đắp lá cây không rõ nguồn gốc do nghe lời khuyên của hàng xóm.

Các BS thông tin, 2 trường hợp trên hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định.

BS Phùng Công Sáng, phụ trách Đơn vị Bỏng, Phó trưởng khoa Chỉnh hình, BV Nhi T.Ư, cho biết đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi xử lý vết thương, vết bỏng bằng cách đắp lá cây theo kinh nghiệm truyền miệng mà chưa được khoa học kiểm chứng. Tuy vậy, đến nay vẫn có nhiều gia đình tự ý điều trị tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Theo BS Sáng, đắp lá cây hoặc các loại thuốc theo truyền miệng mà chưa được kiểm chứng và không đảm bảo sạch vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không nhiễm trùng thành nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra các biến chứng như: viêm mủ màng tim, màng não, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi, viêm tủy xương, thậm chí tử vong, hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ…

\n

“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến BV kịp thời khi trẻ mới bị bỏng, sơ cứu tốt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều và cũng đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian của gia đình. Tuy nhiên, do gia đình đưa đến BV muộn, vùng bỏng bị nhiễm trùng nặng đã hoại tử sâu, việc điều trị phức tạp hơn, có khi còn phải phẫu thuật nhiều lần và còn để lại di chứng cho trẻ sau này”, BS Sáng cho hay.

Lưu ý về sơ cứu bỏng

Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn nên vết bỏng thường nặng và sâu hơn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng như sốc bỏng cao hơn dù diện tích bỏng không lớn. Do đó, khi trẻ bị bỏng, cần được sơ cứu sớm và đúng cách.

Bỏng do nước sôi, cháo, bỏng hơi: Ngay khi trẻ bị bỏng, cần ngâm bộ phận bị bỏng [tay, chân] vào trong nước sạch, mát [từ 16 - 20 độ C, tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng]. Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt, dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt, nếu diện bỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng.

Bỏng điện: Cần nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện [ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao] và đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát. Gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu cho đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi của trẻ. Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách, đồng thời gọi y tế hỗ trợ.

Bỏng hóa chất: Cần rửa ngay vùng bị bỏng bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Nếu bỏng mắt do hóa chất, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hóa chất trôi ra hết. Nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Không cởi quần áo người bị bỏng, rất dễ gây lột da; tốt nhất là nên cắt, xé bỏ quần áo dính hóa chất.

BS Phùng Công Sáng lưu ý: Ngay sau khi sơ cứu, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, đắp các loại lá, loại thuốc không đúng lên vết thương, gây thêm nguy hiểm cho trẻ.

5 bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt

Hiện nay tình trạng trẻ bị bỏng chiếm hơn 60% số ca bỏng của cả nước. Vấn đề trở nên cấp bách khi có đến 80% số phụ huynh chưa biết cách sơ cứu đúng cách cho con mình.

Tổ chức Survival Skills Vietnam [tổ chức chuyên đào tạo sơ cấp cứu và thoát hiểm, trụ sở tại TP.HCM] tư vấn:

Bước 1: Làm mát vết bỏng với nước sạch. Lập tức đưa vùng da bị bỏng của bé vào nước sạch để được làm mát, để khoảng 15 - 20 phút. Nên dùng nước vòi, mở nhẹ xối lên da. Không sử dụng đá hoặc nước rất lạnh chườm lên vết bỏng.

Bước 2: Làm thoáng vết bỏng. Nhanh chóng tháo bỏ trang sức, phụ kiện cho trẻ [vòng tay, vòng chân…] nếu có và quần áo khi chúng chưa bị dính chặt vào vết bỏng.

Bước 3: Làm sạch vết thương. Tuyệt đối không bôi lên vết bỏng các loại kem, nước mắm, lòng trắng trứng… Luôn giữ cho vết bỏng được sạch.

Bước 4: Đối với trẻ bị bỏng nhẹ: Sau khi sơ cứu bằng nước cho trẻ xong, có thể cho trẻ ở nhà để da tự phục hồi và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng của trẻ.

Bước 5: Đối với trẻ bị bỏng nặng [cấp độ 2, 3]: Nếu vết bỏng của trẻ bị cháy mất da, sau khi sơ cứu với nước, cần đưa trẻ vào BV. Nên che chắn vết bỏng với ni lông sạch để hạn chế nhiễm trùng. Lý do nên chọn ni lông vì đây là chất liệu không gây dính. Khăn bông và gạc loại thông thường dễ thấm dịch tiết từ vết bỏng và dính chặt vào vết thương.

Phương An

Tin liên quan

  • Bỏng thực quản do hóa chất: Người lớn vô ý, trẻ em vô viện
  • Mơ thấy phụ nữ khác, chồng bị vợ tạt nước sôi
  • 6 dấu hiệu ‘tố cáo’ lượng đường trong máu của bạn quá cao

Chủ Đề