Cách xử sự Độ của Trần Thủ Độ nhằm mục đích gì

Câu 1. Thái sư Trần Thủ Độ sinh năm nào, mất năm nào?

A. 1194 – 1264

B. 1192 – 1262

C. 1190 – 1260

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Thái sư Trần Thủ Độ

D. 1196 – 1266

Câu 2.

Sắp xếp bốn sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ?1 – Việc Linh Từ Quốc Mãu bị bọn quân hiệu khinh nhờn.2 – Việc có người hặc về tình trạng vua quá trẻ, còn Thủ Độ quyền hơn cả vua.3 – Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm câu đương.

4 – Việc Thái Tông muốn phong anh của Thủ Độ làm tướng.

A. 2 – 3 – 4 – 1

B. 2 – 4 – 3 – 1

C. 2 – 1 – 3 – 4

D. 2 – 1 – 4 – 3

Câu 3. Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao.
Câu nói trên muốn ám chỉ điều gì?

A. Thủ Độ chiếm đoạt ngai vàng của vua.

B. Thủ Độ chuyên quyền, phá hoại kỉ cương phép nước.

C. Thủ Độ khinh nhờn, làm mất thể diện của nhà vua trẻ.

D. Thủ Độ không trung thành với nhà vua trẻ.

Câu 4. Khi nghe người hặc tố cáo Trần Thủ Độ, vua lập tức hạ lệnh xa giá đến nhà Thủ Độ và đem cả ngưới hặc đó đi theo. Vua đem lời của người hặc nói tất cả cho Thủ Độ biết. Làm như thế, thực ra nhà vua muốn gì?

A. Muốn trước mặt vua, hai người đối chất với nhau để răn đe người hặc.

B. Muốn trước mặt vua, hai người đối chất với nhau để răn đe Thủ Độ.

C. Muốn trước mặt vua, hai người đối chất với nhau để kiểm tra, thử thách lòng trung của Thủ Độ.

D. Muốn trước mặt vua, hai người đối chất với nhau cho sự thật được minh bạch.

Câu 5. Khi nghe những lời của người hặc nói, Thủ Độ xác nhận: Đúng như lời người ấy nói, rồi lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Cách ứng xử như vậy cho thấy Thủ Độ là người:

A. Có bản lĩnh, độ lượng, rộng rãi, không nghiệt ngã tư thù.

B. Có bản lĩnh, biết khích lệ thành ý của người khác.

C. Có bản lĩnh, không sợ bị hiểu lầm, luôn khích lệ ý thức vì xã tắc.

D. Có bản lĩnh, vững tin ở sự quan minh chính đại của mình.

Câu 6. Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?
Câu nói với người quân hiệu cho thấy nguyên tắc đánh giá, nhìn nhận con người và sự việc của Trần Thủ Độ là gì?

A. Bất kì ai và với bất kì lí do gì cũng không được quyền oán trách, dập vùi những người đang thực thi nhiệm vụ để giữ nghiêm phép nước.

B. Bất cứ ai cũng phải giữ phép nước, nhưng người ở chức cao thì càng phải biết giữ phép nước hơn.

C. Bất cứ ai biết giữ phép nước đều đáng khen.

D. Kẻ đáng trách là người ỷ quyền thế, không tôn trọng phép nước chứ không phải là người quân hiệu làm đúng bổn phận của mình.

Câu 7. Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Câu nói của Trần Thủ Độ đối với kẻ xin chức cho thấy cách ứng xử thông minh, tế nhị của ông, cùng lúc, đã đạt được nhiều mục đích. Dòng nào sau đây nêu không đúng những mục đích đạt được?

A. Vừa nhắc nhéo được vợ [Công chúa] vừa răn đe được kẻ ỷ thế quen biết để xin xỏ chức tước.

B. Vừa bộc lộ được thái độ nghiêm khắc, vừa bộc lộ được bản tính hóm hỉnh.

D. Thật nghiêm khắc với một người, cũng là để nêu bài học cho nhiều người.

Câu 8. Khi vua muốn phong anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ can vua và nói: Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao? Lời can gián này có ngụ ý rằng, nếu cả hai anh cùng làm tướng thì:

A. Có thể dẫn đến nhiều việc bất tiện, khó xử, hậu quả khôn lường.

B. Có thể Trần Thủ Độ sẽ bị người anh lấn quyền.

C. Có thể người anh sẽ bị Trần Thủ Độ lấn quyền.

D. Có thể hai anh em kết bè kết đảng, thao túng việc trong triều.

Câu 9. Trước cùng một sự việc [người quân hiệu ngăn lại không cho Linh Từ Quốc Mẫu đi qua thềm cấm] mà một người thì cho là khinh nhờn thượng cấp, đòi phải trừng phạt, một người cho là biết giữ phép, lấy vàng lụa khen thưởng.
Sự đối lập, nghịch trái như vậy đã có tác dụng gì rõ nhất trong việc thể hiện nhân vật và chủ đề tác phẩm?

A. Nhấn mạnh tính phức tạp của mọi sự việc trong đời sống.

B. Làm rõ thêm cái khó của những phải người cầm cân nảy mực.

C. Làm nổi bật tính cách tốt đẹp của Thủ Độ.

D. Cho thấy với Thủ Độ, việc thưởng phạt là rất công minh.

Câu 10. Ngô Sĩ Liên đã khắc họa thành công tính cách Thái sư Trần Thủ Độ qua phương diện chủ yếu nào?

A. Lai lịch

B. Lời nói

C. Hành động

D. Ngoại hình

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Thái sư Trần Thủ Độ – Ngô Sĩ Liên giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Trần Thủ Độ không chỉ là người có vai trò quyết định đối với cơ nghiệp nhà Trần. Ông còn để lại những giai thoại về tính chính trực, liêm minh mà ít người có.

Trần Thủ Độ [1194-1264], quê làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên của ông vốn làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh [Quảng Ninh] sau chuyển về Nam Định, rồi tới Thái Bình. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và Trần Lý [ông Trần Thái Tông], họ Trần trở nên giàu có, thu nạp được rất nhiều người trong vùng.

Sau khi một tay lập nên cơ nghiệp nhà Trần, trong giai đoạn đầu, khi chính quyền còn non trẻ, Trần Thủ Độ góp công quyết định trong việc củng cố vương triều. Ông đã làm mọi thứ, thậm chí hy sinh lợi ích của gia đình, dòng họ.

Tranh vẽ thái sư Trần Thủ Độ. Ảnh: Edu.

Ban thưởng cho người tố cáo mình

Là người cứng rắn, nhưng Trần Thủ Độ cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến, kể cả khi đó là những lời tố cáo mình. Ông xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, bấy giờ có kẻ căm tức ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: “Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Trần Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng: “Quả có đúng như những lời hắn nói thật. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho”.

Theo sách Việt sử giai thoại, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung [vợ Trần Thủ Độ] có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại. Bà về dinh khóc bảo với chồng: "Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế".

Trần Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người này cứ theo sự thực trả lời. Trần Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Ông bảo lấy vàng lụa thưởng rồi cho về.

Có lần, Trần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương [chức quan nhỏ ở xã], Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến.

Đối diện với người xin xỏ, Trần Thủ Độ bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!”. Người đó van xin mãi mới được tha. Từ đó, không ai dám đến xin ông vì việc riêng nữa.

Lợi ích quốc gia đặt trên tất cả

Có lần, vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của ông là An Quốc làm Tể tướng, Trần Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.

Tháng 12/1257, tướng Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân xâm phạm nước ta ở Bình Lệ Nguyên. Trần Thái Tông đích thân đốc chiến, thế giặc mạnh, nhà vua lui quân về sông Lô, rồi lui về sông Thiên Mạc.

Nhà vua ngự thuyền đến hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu kế sách chống quân Mông Cổ, Nhật Hiệu chấm nước viết lên hai chữ Nhập Tống. Thái Tông lại hỏi quân Tinh Cương, quân do Nhật Hiệu chỉ huy, Nhật Hiệu nói rằng: "Không gọi được chúng đến".

Sau đó, Thái Tông lại dời thuyền đến hỏi Trần Thủ Độ, ông liền tâu: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo". Câu nói đã củng cố lòng tin cho vua tôi nhà Trần, cứu vận nước trong tình thế nguy nan.

Sau câu nói đó của Trần Thủ Độ, vua tôi nhà Trần đã chiến đấu dũng cảm. Ngày 24/12/1258, vua Trần Thái Tông tiến quân tới Đông Bộ Đầu, đánh bại quân Mông Cổ, khiến họ phải triệt thoái về Bắc. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất của nước ta giành thắng lợi hoàn toàn.

Những câu chuyện trên cho thấy Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, minh bạch, nhìn thẳng vào sự thật, đã làm gì thì chịu trách nhiệm, không chối, dù có làm chuyện tày đình như “lấn át quyền vua”. Tinh thần tôn trọng pháp luật, “pháp bất vi thân” của ông cũng khiến nhiều người khâm phục.

Chuyện đòi chặt tay người xin quan tước cho thấy những biện pháp trị “con ông cháu cha”, chỉ biết bám vào người nhà để tiến thân, Trần Thủ Độ chỉ dọa thôi đã có hiệu quả. Chuyện không đồng ý thăng chức cho anh trai thể hiện sự tự tin thẳng thắn về sử dụng người tài, không “gia đình trị”. Còn câu nói chống giặc Mông Cổ của ông là lòng tự tôn dân tộc, chứng minh được ý chí của một dân tộc anh hùng. Quyền lợi dân tộc là cao hơn hết thảy.

Trần Thủ Độ và việc giữ vững kỷ cương pháp luật Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề