Cách xuất hóa đơn điện tử trên misa

Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử

Tiết kiệm

Tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hóa đơn

Nhanh chóng

Người mua nhận được hóa đơn ngay khi người bán xuất hóa đơn

Tiện lợi

Xuất hóa đơn điện tử trực tiếp từ phần mềm kế toán và tự động hạch toán doanh thu bán hàng

An toàn

Không xảy ra việc cháy, hỏng, mất hóa đơn. Tăng độ tin cậy cho hóa đơn của doanh nghiệp

Bạn muốn sử dụng hóa đơn điện tử cho công ty mình?

MUA NGAY

Cùng với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các giao dịch điện tử như hiện nay, việc triển khai hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực sẽ góp phần giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, tạo thuận tiện cho người nộp thuế cũng như đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Misa.

Căn cứ vào Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Nghị quyết số 01/NQ-CP, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử.

\> Các đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế \> Hưỡng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Viettel

1. Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn

Nội dung thông tin đăng ký, thay đổi thông tin đã đăng ký theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Mẫu số 01: Tờ khai đăng ký/ thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử

Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh.

Mẫu số 02: Thông báo về việc chấp nhận/ không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử

Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

2. Lập hóa đơn điện tử

Cho phép khách hàng lập hóa đơn điện tử từ các chứng từ bán hàng, việc lập hóa đơn điện tử trên phần mềm MISA SME.NET 2019 được thực hiện tương tự như với các hóa đơn tự in/đặt in khác.

2.1 Lập hóa đơn cùng với chứng từ bán hàng

1, Bạn hãy truy cập vào phân hệ Hóa đơn điện tử, chọn tab Bắt đầu sử dụng và nhấn Lập hóa đơn.

Ảnh 3

2, Tiếp theo bạn nhấn Thêm và khai báo chứng từ bán hàng. => Tích chọn Lập kèm hoá đơn

Ảnh 4

3. Cuối cùng bạn hãy nhấn Cất.

2.2 Lập hóa đơn trước, chứng từ bán hàng sau

1. Bạn vào phân hệ Bán hàng, chọn Hóa đơn[hoặc chọn tab Xuất hóa đơn, nhấn Thêm].

2. Khai báo hóa đơn GTGT

3. Tiếp theo, bạn hãy nhấn Cất, sau đó nhấn Lập CTBH.

4. Chương trình sẽ tự động lấy lên các thông tin tương ứng trên chứng từ bán hàng, có thể sửa lại các thông tin này [nếu cần]

Ảnh 5

5. Cuối cùng hãy nhấn Cất.

Lưu ý: Việc lập chứng từ bán hàng sau khi lập hóa đơn GTGT còn được thực hiện bằng cách:

  1. Thêm mới một chứng từ bán hàng không lập kèm hóa đơn trên tab Bán hàng.
  2. Chọn lập chứng từ bán hàng từ hóa đơn.
  3. Phát hành hóa đơn điện tử

Kế toán có thể phát hành hóa đơn điện tử theo 1 trong 2 cách:

3. Hưỡng dẫn phát hành hóa đơn điện tử Misa

3.1 Phát hành từng hóa đơn điện tử

Cách 1: Phát hành hóa đơn điện tử trên phân hệ Hóa đơn điện tử

Cách 2: Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau khi lập xong hóa đơn trên các phân hệ Bán hàng/Kho/Mua hàng

Cách 3: Phát hành hóa đơn điện tử trên danh sách Xuất hóa đơn

3.2 Phát hành hàng loạt hóa đơn điện tử

Cách 1: Phát hàng hàng loạt hóa đơn điện tử trên phân hệ Hóa đơn điện tử

Cách 2: Phát hành hàng loạt hóa đơn điện tử trên danh sách Xuất hóa đơn

Sau khi phát hành hóa đơn điện tử thành công, chương trình sẽ tự động cập nhật trạng thái phát hành của hóa đơn điện tử trên danh sách thành Đã phát hành.

Phát hành hóa đơn điện tử misa

\> Nội dung cần lưu ý trong nghị định 119 về hóa đơn điện tử \> Thủ tục hủy hóa đơn điện tử ghi sai theo thông tư 39

Trên đây là cách đăng kí hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử MISA cũng như cách để lập và phát hành hóa đơn điện tử Misa. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đọc sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939

Xuất hóa đơn điện tử Misa như thế nào?

2.1 Cách xuất hóa đơn điện tử MisaBước 1: Vào phân hệ Hóa đơn điện tử, chọn tab Bắt đầu sử dụng và nhấn Lập hóa đơn. Bước 2: Nhấn Thêm và khai báo chứng từ bán hàng => Không tích chọn Lập kèm hoá đơn. Bước 3: Nhấn Cất, sau đó nhấn Lập Hóa đơn. Bước 4: Khai báo thông tin về hoá đơn GTGT.

Xuất hóa đơn VAT để làm gì?

Hóa đơn đỏ là tên thường gọi của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT do Bộ Tài chính phát hành hay do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất và được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Xuất hóa đơn đỏ cần những thông tin gì?

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ cung cấp của người bán tới người mua. Nội dung trên hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua [tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ] và giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Phát hành hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử [HĐĐT] là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính ...

Chủ Đề