Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh làng chài

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

– Sơ lược về Tế Hanh và phong cách thơ ông.
– Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn.

II. Thân bài

a. 2 câu thơ đầu:
– Giới thiệu khái quát về làng quê với chất giọng yêu thương, nhẹ nhàng, vẽ nên dáng hình của quê hương thông qua vị trí địa lý, khoảng cách với biển cả,…

b. 6 câu thơ thiếp “Khi trời trong…thâu góp gió”:– Cảnh ra khơi diễn ra trong khung cảnh thơ mộng, tuyệt vời: Trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng.– Ngư dân trai tráng với sự khỏe mạnh, tinh thần hăng say.– Chiếc thuyền lướt nhẹ ra khơi, dường như không chịu bất kỳ cản trở nào, hùng dũng, tràn đầy sinh lực tựa như con tuấn mã đã kinh qua hàng trăm trận chiến.– Con thuyền trong thơ của Tế Hanh luôn nắm giữ vị thế chủ động, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thuần thục và can trường trước sóng biển.=> Trước biển lớn, sóng nước mênh mông thế nhưng chiếc thuyền nhỏ bé lại nổi lên với khí thế mạnh mẽ, sôi sục lòng nhiệt huyết, dường như biển cả đã trở thành bức nền xanh làm bật lên vẻ đẹp hiên ngang của chiếc thuyền đánh cá.– So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”, phác họa ra mảnh tình của quê hương, luôn theo sát từng bước đi của ngư dân, gắn bó thân thiết.

– Nhân hóa hình ảnh cánh buồm với từ “rướn” và “thâu” gợi cảm giác cánh buồm cũng đăng hăng say tham gia vào lao động, đoàn kết với ngư dân xông pha biển lớn.

c. 4 câu thơ tiếp “Ngày hôm sau…thân bạc trắng”:– Niềm hân hoan, vui mừng của dân làng chài khi đón thuyền về, tạo cảm giác ấm no, thanh bình miền biển.

– Sự biết ơn của Tế Hanh đối với biển cả quê hương, với mẹ thiên nhiên đã nuôi sống người dân quê hương bằng nguồn cá dồi dào.

d. Bốn câu thơ cuối:

– Vẻ đẹp của người ngư dân, làn da ngăm rám nắng khỏe khoắn và nhiều vất vả, thân mình mang đậm hơi thở xa xăm của biển cả, con người và biển cả dường như hòa quyện vào với nhau.
– Ánh mắt thông cảm, yêu thương của Tế Hanh với sự vật, với con thuyền của quê hương, ông cảm nhận được cả sự mỏi mệt, vẻ trầm tĩnh của nó như đang tâm sự với biển cả. Tâm hồn tinh tế hòa quyện giữa các giác quan khiến nhà thơ cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương.

III. Kết bài: Nêu cảm nhận của cá nhân về bài thơ.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

– Nỗi niềm buồn nhớ quê hương là nỗi niềm chung của bất kì người xa quê nào, và một nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới như Tế Hanh cũng không phải là ngoại lệ

– Bằng cảm xúc chân thành giản dị với quê hương miền biển của mình, ông đã viết nên “Quê hương” đi vào lòng người đọc

II. Thân bài

1. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả

– “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới

– Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông

⇒ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển

2. Bức tranh lao động của làng chài

a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

– Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng

– Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”

⇒ Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi

– Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển

– “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương

– Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động

⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống

b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

– Không khí trở về:

+ Trên biển ồn ào

+ Dân làng tấp nập

⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá

⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm

– Hình ảnh người dân chài:

+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài

– Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm

⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm

3. Nỗi nhớ quê hương da diết

– Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét:

+ Màu xanh của nước

+ Màu bạc của cá

+ Màu vôi của cánh buồm

+ Hình ảnh con thuyền

+ Mùi mặn mòi của biển

⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng

⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

– Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ "Quê hương" [ có thể dẫn dắt từ đề tài quê hương trong văn học ]

– Quê hương, đất nước là một đề tài rất đỗi quen thuộc trong văn học từ xưa đến nay, từ những câu ca dao tục ngữ, đến những tác phẩm hiện đại đương thời. Nhắc đến văn thơ trong đề tài này, Tế Hanh có lẽ là một trong những thị sĩ tiêu biểu nhất với bài thơ "Quê hương" của mình. Qua bao thế hệ bạn đọc, bài thơ vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị của nó.
II. Thân bài: 
1. Bức tranh làng quê miền biển [ phân tích hai câu thơ đầu tiên ]:

  • "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
  • "Vốn làm nghề chài lưới": làng nghề truyền thống đánh bắt cá từ bao đời
  • Vị trí địa lí: Làng quê gắn liền với cảnh sông nước 
  • Lời giới thiệu không hệ hoa mĩ, rườm rà mà vô cùng giản dị lại vừa thể hiện được sự gắn bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê thân thuộc trong tâm tưởng 

2. Cảnh lao động đánh cá của làng chài [ phân tích 6 câu thơ tiếp theo ]:
a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:

  • Thời gian: Sớm mai hồng. Đây là thời điểm bắt đầu của một ngày mới
  • Không gian: Trời trong, gió nhẹ. Không gian thiên nhiên hiền hoà, tươi sáng và tràn đầy sức sống hứa hẹn một chuyến ra khơi bình an, thuận lợi
  • Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: hình ảnh con người hiện lên trong một vóc dáng khoẻ khoắn, tràn đầy sinh lực, sẵn sàng vươn mình để đối mặt với khó khăn thử thách
  • Hình ảnh so sánh "như con tuấn mã" và các động tính từ mạnh "hăng", "phăng", "mạnh mẽ vượt" khắc hoạ hình ảnh con thuyền to lớn, dũng mãnh, nhanh nhẹn như đang thách thức đối đầu với biển khơi, vượt "trường giang" không mấy tốn sức
  • Qua hình ảnh con thuyền, ta thấy được cả sức mạnh, sự tài ba, gắn dạ và tư thế chủ động của những người con làng chài đang lèo lái con thuyền ra khơi, đón nhận thách thức để giành chiến thắng
  • Hình ảnh so sánh cánh buồm "như mảnh hồn làng" kết hợp nghệ thuật nhân hoá "rướn thân trắng bao la thâu góp gió": Cánh buồm nổi bật trên nền trời biển bao la, như linh hồn của người dân làng chài – trong sạch, lạc quan và hăng say

b. Cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm đánh cá

  • "Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về": Có thể hình dung ra khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của làng chài khi đón chào những đoàn thuyền trở về sau một đêm lao động vất vả đem theo những thành quả xứng đáng
  • Hình ảnh của người dân chài: làn da "ngăm rám nắng" và thân hình "nồng thở vị xa xăm" không chỉ gợi lên vóc dáng khỏe khoắn, mãnh mẽ, mà còn toát lên sự từng trải giàu kinh nghiệm và nỗi vất vả dãi dầu nắng gió bao năm
  • Hình ảnh con thuyền: phép nhân hoá quá các động từ “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi
  • Hương vị của biển cả thấm trong từng thớ gỗ, nồng đậm như sự gắn bó và tình yêu của con người với biển trời bao la
  • "Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang": Sau một cuộc đánh bắt vô cùng thuận lợi, mang về những thành quả tốt đẹp, người dân làng chài nhớ đến mẹ thiên nhiên đã giúp đỡ. Câu thơ thể hiện một nét đẹp trong phẩm chất của người dân chài: biết ơn, không tự cao tự đại

3. Tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với quê hương [ phân tích khổ thơ cuối cùng ]:

  • Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.
  • Từng hình ảnh giản dị đời thường của quê hương khắc sâu trong tâm khảm của nhà thơ
  • Câu thơ cuối: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người là hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. 
  • Câu cảm thán không hề khoa trương mà với cùng mộc mạc chân tình như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
  • 4. Nghệ thuật:
  • Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp để bày tỏ tâm tình, cảm xúc thật tự nhiên, tha thiết
  • Các biện pháp tự tuyệt được vận dụng một cách khéo léo tài tình góp phần sinh động hoá hình ảnh trong thơ và bày tỏ cảm xúc
  • Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thành, tha thiết chứ không hoa mĩ, rườm rà

III. Kết bài:

– Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh không thể phủ nhận là một trong số những bài thơ xuất sắc và tiêu biểu nhất trong chùm thơ về quê hương đất nước trên thi đàn văn học Việt Nam.

– Từng câu, từng chữ vang lên trong tâm thức mỗi độc giả như một lời thúc giục tha thiết hướng lòng mình trở về với nguồn cội dấu yêu. 

Video liên quan

Chủ Đề