Cấp huy động tập trung là gì

Trở lại

Thị trường chứng khoán có những loại nào?

[SSI.com.vn] Cơ cấu của Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán [TTCK] là một thị trường mà ở nơi đó có thể mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Thị trường chứng khoán ra đời có 5 chức năng chính, bao gồm Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.


Có hai loại hình thị trường, thị trường chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất, trong đó, hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán [Stock exchange]. Tại Sở giao dịch chứng khoán [SGDCK], các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.


TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC [over the counter]. Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.


 

Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:

  • Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
  • Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Các nguyên tắc hoạt động của TTCK:

  • Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
  • Nguyên tắc công bằng: Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.
  • Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.
  • Nguyên tắc trung gian: Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
  • Nguyên tắc tập trung: Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
     

Thợ lò Mông Dương thi đua sản xuất

Bước vào năm 2022, trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cộng thêm giá vật tư, nhiên liệu tăng… đã ảnh hưởng đến việc huy động nhân lực và hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn tập đoàn

Quý I/2022, có những thời điểm, số lao động mắc COVID-19 ở một số đơn vị chiếm từ 45-80%, như Than Nam Mẫu, Vàng Danh, Uông Bí, Núi Béo, Hà Tu, Dương Huy, Mông Dương, Khe Chàm... dẫn đến khó khăn trong việc huy động nhân lực cho sản xuất, các đơn vị sản xuất hầm lò chỉ tổ chức sản xuất 2 ca/ngày.

Thực hiện phong trào thi đua "Ngày công cao - sản lượng cao - thu nhập cao", các đơn vị sản xuất than trong Tập đoàn TKV đã tích cực hưởng ứng và phát động trong CNVCLĐ.

Công ty cổ phần Than Cao Sơn là đơn vị sản xuất than lộ thiên có sản lượng than khai thác lớn nhất TKV, cũng là một trong những đơn vị được tập đoàn giao tăng sản lượng với kế hoạch năm 2022 phấn đấu sản xuất 6,78 triệu tấn than. Chính vì vậy, công ty đã tập trung điều hành, tăng cường quản lý các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ, huy động tối đa thiết bị công suất lớn cho sản xuất, đẩy mạnh bóc xúc đất đá, lấy than tối đa tại đáy moong Khe Chàm II và moong Cao Sơn.

Là đơn vị có vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ tại vùng Cẩm Phả, các phân xưởng trong Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả đã đẩy mạnh phong trào thi đua, sáng tạo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tiêu biểu là Phân xưởng Than Điện, có nhiệm vụ nhận than sạch từ các mỏ tại vùng Cẩm Phả giao cho Nhiệt điện Mông Dương. Mặc dù có thời điểm nhiều công nhân bị nhiễm COVID-19, nhưng với những nỗ lực, cố gắng trong sản xuất, quý I/2022 Phân xưởng Than Điện đã tiêu thụ đạt 2,136 triệu tấn than, đạt 26,71% kế hoạch năm.

Quản đốc Nguyễn Anh Tuấn cho biết: "Để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ, phân xưởng đã sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp, cũng như bố trí, khai thác các đoàn phương tiện hiệu quả 2 chiều để giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất".

Đối với Công ty Than Hà Tu, Giám đốc và Công đoàn Công ty thống nhất mức thưởng cụ thể đối với các tổ sản xuất, công trường, phân xưởng, phòng ban nếu hoàn thành 100% kế hoạch và mức thưởng tăng tương ứng khi hoàn thành vượt 5% trở lên. Ngoài ra, Công đoàn Công ty khen thưởng các tổ máy xúc, máy khoan, xe vận tải, tổ sàng... khi hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt năng suất cao.

Quyền giám đốc Công ty Than Hà Tu Nguyễn Quang Quảng cho biết, quý I/2022, công ty sản xuất đạt trên 370.000 tấn than, đạt trên 29% kế hoạch năm; than tiêu thụ xấp xỉ 700.000 tấn, đạt trên 25% kế hoạch năm. Trong quý II/2022, công ty đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, tập trung nhân lực, thiết bị xuống moong bóc đất, ra than, phấn đấu đạt sản lượng cao nhất.

Tiếp tục tăng nhịp độ sản xuất để tăng 1,5 triệu tấn than nguyên khai

Quý II này, Tập đoàn TKV tiếp tục tăng nhịp độ sản xuất để tăng 1,5 triệu tấn than nguyên khai so với kế hoạch, phấn đấu tiêu thụ than ở mức cao nhất. Theo đó, than nguyên khai sản xuất 11,4 triệu tấn, tiêu thụ trên 11,4 triệu tấn than các loại [tăng từ 2-5% sản lượng so với quý I].

Để thực hiện kế hoạch sản xuất, Tổng Giám đốc Tập đoàn  TKV Đặng Thanh Hải cho biết, với tinh thần đáp ứng cao nhất sản lượng than cho điện và các khách hàng trong điều kiện nhu cầu than tăng cao, tập đoàn chỉ đạo các đơn vị huy động tối đa các nguồn lực cho sản xuất, không để đứt gẫy sản xuất ở bất cứ đơn vị nào. Đồng thời tập trung nhân lực, thiết bị tổ chức khai thác than, tăng sản lượng than khai thác, chế biến và pha trộn than, đảm bảo sản lượng than cho nhu cầu tiêu thụ.

Căn cứ kế hoạch thi đua, các đơn vị chủ động, linh hoạt xây dựng các phương án, kịch bản sản xuất, kinh doanh cho từng tuần, tháng, quý để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Song song với đó vận động công nhân thêm ca, thêm giờ để tăng giờ làm việc, tăng thời gian làm việc hữu ích, nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng, phấn đấu hoàn thành và vượt từ 5-8% kế hoạch sản xuất từng tháng và trên 25% kế hoạch của quý.

Phương Lan


Chủ Đề