Cáp quang spt có tốt không

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT [tên gọi tắt là FPT Telecom] hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và được khách hàng yêu mến tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 12 chi nhánh trải dài khắp Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar. FPT Telecom đã và đang nỗ lực đầu tư nâng cấp hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm không ngừng được nâng cao.

Nhà mạng Viettel Telecom

Chính thức bước vào thị trường Internet năm 2002, Viettel Telecom là đàn em so với VNPT và FPT trong lĩnh vực này nhưng vươn lên nhanh chóng nhờ trang bị hệ thống công nghệ hiện đại, đường truyền nhanh và ổn định.

Hiện Viettel Telecom đang nắm giữ khoảng 11,43% thị phần Internet tại Việt Nam và đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn trong cả nước.

Nhà mạng NetNam

NetNam là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam. Mục tiêu chính của NetNam là phát triển và nghiên cứu mạng lưới cung cấp thông tin đến cộng đồng bằng hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất.

Nhà mạng CMC Telecom

Thành lập và đi vào hoạt động năm 2008, CMC được xem là đàn em trong lĩnh vực dịch vụ Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ áp dụng công nghệ GPON tiên tiến nhất hiện nay, CMC đã thật sự mang đến một luồng gió mới cho thị trường Internet và được đánh giá là một nhà mạng đầy tiềm năng phát triển trong tương lai.

Theo số liệu thống kê mới nhất, CMC hiện chiếm giữ 1,54% thị phần Internet tại Việt Nam. Điều đó phần nào nói lên những nỗ lực cũng như lòng tin của người tiêu dùng với công ty.

Nhà mạng SCTV

Là dịch vụ Internet tích hợp truyền hình cáp, SCTV khá quen thuộc với khách hàng. Mạng cáp quang do SCTV cung cấp tuy không bằng các anh lớn như Viettel, VNPT nhưng tốc độ và đường truyền cũng tương đối ổn, là lựa chọn tốt cho khách hàng nào muốn sử dụng tích hợp cả truyền hình và Internet.

Điểm trừ của SCTV là chăm sóc khách hàng kém, buổi tối mạng kém và tốc độ truyền phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Nhà mạng VTC

Chắc chắn không ai còn lạ lẫm gì với cái tên VTC. VTC có tên đầy đủ là Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC với đa dạng các ngành nghề kinh doanh như: truyền hình, truyền thông, nội dung số, viễn thông trong đó có cung cấp dịch vụ internet cho khách hàng. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, VTC luôn không ngừng cố gắng đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể.

Dịch vụ internet ở VTC có đường truyền tương đối tốt, giá cả phải chăng, đội ngũ nhân viên và kĩ thuật viên nhiệt tình, chu đáo chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ ở đây.

Nhà mạng Vietnamobile

Công ty cổ phần viễn thông di động Vietnamobile là một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến viễn thông trong đó có dịch vụ internet.

Đặc điểm của dịch vụ internet ở Vietnamobile là chất lượng đường truyền tốt, giá cả phải chăng, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán chu đáo, tận tình nên không bao giờ khiến khách hàng phải thất vọng khi lựa chọn dịch vụ của Vietnamobile. Đến với Vietnammonile bạn có thể tận hưởng rất nhiều ưu đãi khủng.

Nhà mạng SPT

SPT tên đầy đủ là Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1995. Đến nay, SPT là nhà cung cấp các dịch vụ mạng và bưu chính viễn thông uy tín với nhiều giải thưởng danh giá như: Bằng khen, Cờ đơn vị xuất sắc do Chính phủ và thành phố tặng; Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007; Giải thưởng “Thương hiệu mạnh” năm 2006, 2007, 2008…

SPT Telecom là một trong bốn đơn vị lớn tại Việt Nam có đầy đủ giấy phép thiết lập internet trục và giấy phép viễn thông quốc tế. Từ năm 2007 SPT đã tham gia xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp quang biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên sở hữu tên gọi AAG [Asia – America Gateway ] nối trực tiếp Đông Nam Á và Mỹ. Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương thứ nhất được dung lượng lên đến 1.92 Tbps [gấp 6 lần dung lượng cáp quang biển quốc tế của Việt Nam hiện nay].

Nhà mạng Gtel

Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu [Gtel Mobile JSC.] được thành lập vào năm 2008 với mục đích cung cấp cho khách hàng các dịch vụ viễn thông di động trên nền tảng công nghệ GSM/EDGE trong đó có dịch vụ internet. Hiện, Gtel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet uy tín tại Việt Nam và đang ngày càng nhận được sự quan tâm và yêu mến từ phía khách hàng.

Hiện nay Gtel đã được cấp phép hoạt động dịch vụ 4G và hiện nay đang phủ sóng khá tốt, được nhiều người ưa chuộng với giá cước khá ổn.

Hiện nay dịch vụ cáp quang ở nước ta đang càng ngày càng rẻ và phổ biến hơn, mang lại cơ hội tiếp cận loại cáp Internet tốc độ cao này cho nhiều người hơn. Các nhà mạng lớn như Viettel, FPT, SPT hay VNPT đều có những gói cước rất phù hợp cho hộ gia đình chứ cáp quang không còn quá đắt và chỉ dành riêng cho doanh nghiệp như trước đây nữa. Nhưng trong những gói mà nhà mạng đưa ra có 2 khái niệm là FTTH, FTTB, ngoài ra còn có thêm FTTC nữa nhưng không phổ biến bằng, vậy đâu là sự khác biệt giữa các loại hình cáp quang này?

Fiber to the Home [FTTH] là kết nối cáp quang thuần túy được đi trực tiếp từ nhà mạng [ISP] đến hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Nếu bạn chưa biết thì sợi cáp quang này được làm từ nhiều sợi quang, mỗi sợi chỉ dày cỡ một cọng tóc của bạn mà thôi. Nó được thiết kế để truyền dẫn tín hiệu ánh sáng từ đầu này đến đầu kia bằng nguyên lý phản xạ, và đây cũng chính là tín hiệu Internet của chúng ta. Ở hai đầu sẽ có những bộ chuyển đội tín hiệu quag thành tín hiệu số. Nhưng trong bài này chúng ta không tập trung nói về công nghệ cáp quang mà là các loại khác nhau.

FTTH_cable. Một đoạn cáp quang mà nhà mạng sẽ kéo vài nhà bạn nếu bạn dùng FTTH​

Để nhận biết một căn hộ có dùng FTTH hay không thì cách đơn giản nhất là bạn chỉ cần nhìn vào nơi đặt router của căn nhà. Nơi đó sẽ có một hoặc hai sợi cáp quang dài nhìn tương tự như hình bên trên, được nối vào một bộ nhận rồi qua một bộ chuyển đổi tín hiệu [Converter, hay còn gọi là Optical Converter hay Media Converter] trước khi đi vào router của người dùng. Một số thiết bị mới hơn thì không cần dùng bộ nhận hay converter nữa mà đi thẳng vào thiết bị mạng luôn.

Bộ converter quang để nối vào router​

FTTB [Fiber to the Building] và FTTC [Fiber to the Cabinet] là gì?

Đây cũng là hai loại hình dịch vụ cáp quang phổ biến trên thế giới, tuy nhiên nó không phải là cáp quang thuần túy mà là sự pha trộn giữa cáp quang với cáp đồng truyền thống. FTTB và FTTC sử dụng cáp quang để nối từ nhà mạng đến một thùng tín hiệu, còn từ thùng này đến từng căn hộ thì sử dụng cáp đồng. Lý do mà các nhà mạng đưa ra loại hình FTTB và FTTC bởi vì chi phí rẻ hơn so với loại hình FTTH, từ đó giảm giá các gói cước xuống thấp hơn.

FTTB và FTTC có một công nghệ gọi là DLM - dynamic line management. Đây là một hệ thống tự động nhằm đảm bảo rằng kết nối của bạn sẽ ổn định và không bị lỗi cũng như tốc độ đủ nhanh. DLM sẽ liên tục giám sát kết nối và khi có vấn đề, ví dụ như tốc độ bị sụt giảm hoặc tín hiệu kém, thì hệ thống sẽ cố gắng khắc phục lỗi hoặc nếu không được thì giảm tốc độ Internet của bạn xuống nhằm đảm bảo tính ổn định. Nhưng đó chỉ là khi có lỗi, còn bình thường thì DLM không "hành động" gì cả.

Nhưng sự khác biệt của FTTB và FTTC ra sao? Nó nằm ở độ dài của đoạn cáp đồng được sử dụng. Nhìn vào hình bên dưới, bạn có thể thấy rằng FTTB chỉ dùng một đoạn cáp đồng ngắn, thường là từ thùng ở chân tòa nhà cao ốc lên đến các căn hộ bên trong. FTTC thì dùng đoạn cáp đồng dài hơn [nhưng tối đa cũng chỉ 300m], còn FTTN thì dùng sợi cáp đồng lên đến hơn 300m [loại này không được các nhà mạng Việt Nam cung cấp].

Tốc độ của FTTH, FTTB, FTTC khác nhau ra sao?

Chính vì độ dài của đoạn cáp đồng mà nó ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải tín hiệu, cũng là tốc độ truyền tín hiệu Internet của chúng ta. Do sợi cáp càng dài thì điện trở càng lớn, các điện tử di chuyển khó hơn nên tín hiệu đi chậm hơn. Trong khi đó, với cáp quang thì sự suy giảm tín hiệu là không đáng kể do ánh sáng chỉ đơn giản là bị phản xạ liên tục từ đầu này đến đầu kia của cáp. Nói ngắn gọn, tốc độ của của các loại hình được sắp xếp theo hướng giảm dần: FTTH > FTTB > FTTC > FTTN.

Cũng cần phải nói thêm rằng tất cả các loại hình cáp quang nói trên đều nhanh hơn nhiều so với cáp ADSL truyền thống, vốn sử dụng hoàn toàn cáp đồng. Tuy nhiên, chỉ có FTTH là tận dụng được lợi thế của cáp quang khi tốc độ upload và download sẽ bằng nhau. Trong khi đó, do sử dụng một phần cáp đồng nên FTTB và FTTC sẽ có tốc độ download nhanh hơn upload [giống ADSL], và thường con số chênh lệch sẽ khá lớn.

Ví dụ, với Viettel, gói cước FTTB Eco có tốc độ download tối đa là 12Mbps, upload là 640Kbps. Trong khi đó, gói FTTH Eco của hãng thì có tốc độ cả download lẫn upload đều là 12Mbps. Một số quốc gia đã đạt được tốc độ đến 330Mbps cho FTTH, còn FTTB hay FTTC thì khoảng 70-90Mbps cho một đường truyền mà thôi.

Tất nhiên, nhà mạng cũng có thể sẽ cung cấp cùng loại FTTH hoặc FTTB nhưng tốc độ tối đa khác nhau. Ví dụ, gói FTTH của FPT dành cho hộ gia đình có các loại 10Mbps, 15Mbps, 20Mbps. Giá cước hằng tháng khi đó cũng sẽ khác nhau.

Mức độ hiện diện của ba loại cáp quang

Một điểm nữa mà bạn cần lưu ý đó là mức độ hiện diện của ba loại cáp quang nói trên sẽ khác nhau. Thường thì những căn hộ riêng biệt, nhà riêng sẽ được kéo cáp quang FTTH trước, trong khi tại các chung cư, nhà cao tầng thì FTTB sẽ xuất hiện trước do chi phí thấp, cách lắp đặt đơn giản hơn.

Như trong trường hợp của mình thì vài năm trước Viettel đã kéo FTTB đến chung cư nơi mình ở và mời mình sử dụng [trước đó mình xài ADSL], nhưng do tốc độ không nhanh lắm nên mình không kí hợp đồng. Mãi đến giữa năm 2014 thì họ mới kéo FTTH đến và khi đó mình mới chuyển sang dùng cáp quang. Một căn hộ khác của người thân mình là loại nhà trệt thì ngay từ năm 2013 đã bắt đầu có FTTH của VNPT kéo đến rồi.

Lợi ích và hạn chế của từng loại cáp quang ra sao?

Như đã nói ở trên, lợi thế lớn nhất chính là tốc độ. FTTH có tốc độ nhanh nhất và nó mang lại đường truyền băng thông rộng cho cả hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. Không chỉ vậy, FTTH còn được thiết kế cho tương lai, tức là nếu sau này bạn cần nâng cấp lên gói cước nhanh hơn thì sẽ không phải thay đổi nhiều về thiết bị, thậm chí là không cần thay đổi.

Nhưng bù lại, việc lắp đặt FTTH sẽ đắt hơn rất nhiều so với FTTB hay FTTC ở cả phía nhà mạng lẫn phía người dùng. Mình lấy giá của Viettel làm tham khảo thì để lắp đặt FTTH bạn sẽ phải bỏ ra 2 triệu đồng, trong khi FTTB chỉ là 200.000 đồng, tức là rẻ hơn 10 lần! Tất nhiên là nhà mạng sẽ có những gói khuyến mãi khác nhau, khi đó họ có thể miễn phí hay giảm giá lắp đặt thì tùy trường hợp. Giá cước hằng tháng thì thường là như nhau cho cả FTTH lẫn FTTB, ít nhất là với nhà mạng Viettel mà mình tham khảo.

Tóm lại, bạn nên chọn loại hình cáp nào?

Trước hết hãy gọi điện lên tổng đài của nhà mạng mà bạn muốn lắp đặt cáp, hoặc nếu đang dùng ADSL sẵn rồi thì bạn liên hệ với nhà mạng của mình để biết xem liệu khu vực nhà bạn đã có FTTH, FTTB hay cả hai. Giả sử như một khu vực chỉ có FTTH hay chỉ có FTTB thì bạn không có nhiều lựa chọn, nhưng nếu có cả hai thì:

Chọn FTTH khi bạn cần tốc độ nhanh nhất có thể, cả cho việc download lẫn upload. Nếu bạn hay xem phim HD trên mạng, hay tải phim, thường xuyên upload file lớn lên mạng [như mình], hoặc cần ngồi nhà remote vào máy tính công ty thì FTTH là thứ bạn nên chọn. Nếu chi phí lắp đặt bạn có thể đảm đương được thì nên đi FTTH vì nó còn tốt cho cả tương lai nữa. Nếu bạn mở công ty thì cũng nên chọn FTTH.

Chọn FTTB khi bạn chỉ cần tốc độ download nhanh, còn việc upload thì không quan trọng lắm. Nó phù hợp cho xem phim, duyệt web nói chung, tải các file lớn từ Internet về máy tính, chơi game,... nhưng sẽ không hợp khi bạn thường xuyên upload. Ngoài ra, nếu kinh phí hạn chế thì bạn cũng nên chọn FTTB do chi phí lắp đặt ban đầu rẻ hơn.

Chủ Đề