Cầu hội về chiến lược trồng người

1MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHCâu 1: Anh ( chị) hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồngngười? Rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con ngườimới ?Trả lời :• Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người :* Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng - Theo HCM “ Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân , trong thế giới không có gì mạnh bằng lựclượng đoàn kết của nhân dân” Vì vậy “ vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa,đều thế cà”, Người cho rằng “ việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong’.Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần .Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từlòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ tù đày , hy sinh đến việc dânnhường cơm , sẻ áo, che chở, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cách mạng.- Dân ta là tài năng , trí tuệ và sáng tạo, họ biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản , mau chóng, đầyđủ mà người tài giỏi nghĩ không ra đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cáchmạng. - Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng “ Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân làmột lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố conngười . - Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối , chính sách của Đảng, chính phủđều vì lợi ích chính đáng của con người. có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cà dân tộc và lợi íchcủa bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân dù nhỏ mấy ta cũngphải hết sức làm. Việc gì hại cho dân dù nhỏ mấy ta cũng phải hết sức tránh.- HCM có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng - Trong sự nghiệp xây dựng đất nước HCM nhận rõ “ Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người xãhội chủ nghĩa “, “ có dân thì có tất cả”- Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào song trước hếtlà ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựngchủ ghĩa xã hội. - Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo chocon người tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người động lực bấy nhiêu . Ngược lại tăng cường được sức mạnhcủa co người – động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.• Quan điểm của HCM về chiến lược “ trồng người ”* “ Trồng người” là yêu cầu khách quan , vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng- Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, HCM rất quan tâm đến sự nghiệpgiáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến “ lợi ích trăm năm “ và mục tiêu xây dựng CNXH là những điểmmang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ “ trước hết cần cónhững con người XHCN” và “ trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tínhquyết định của nhân tố con người, tất cả vì con người, do con người.Vì vậy con người phải được đặt vào vị trí trungtâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển k12* Muốn xây dựng CNXH , trước hết cần có những con người XHCN.+ Con người XHCN phải do CNXH tạo ra”+ Mỗi bước xây dựng những con người XHCN là một nấc thang xây dựng CNXH . Dây là mối quan hệ biệnchứng giữa “ Xây dựng CNXH “ và “ con người XHCN”+ con người mới XHCN có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa giá trị tốt đẹp của con ngườitruyền thống. Hai là hình thành những phẩm chất mới có tư tưởng XHCN, có đạo đức XHCN, có trí tuệ và bảnlĩnh để làm chủ , có tác phong xã hội chủ nghĩa, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.- Chiến lược “ trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Để thực hiện chiến lược “ trống người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quantrọng bậc nhất. • Ý Nghĩa khi nghiên cứu tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới + Thấy được sự sáng tạo lý luận của HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới đó là :+ Đề cao vai trò của văn hóa, gắn văn hóa với phát triển+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hóa mới việt nam+ Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển của xã hội+ Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt nam, coi trọng con người và xây dựng con người• Ý nghĩa của việc học tập: + Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của HCM trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới+ Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức HCM+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn HCM đặc biệt là sự quan tâm đến con người+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng HCMCâu 2:Định nghĩa: Văn kiện đại hội lần thứ XI của đảng viết: “ tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểmtoàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cach mạng Việt Nam, la kết quả của sự vận dụng vaphat trển sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa va phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc,tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ; là tai sản tinh thần vô cùng to lớnvà quý giá của Đảngvà dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giànhthắng lợi”*/. Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu sau:- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cáchmạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiệncụ thể của nước ta.- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp và giải phóng con người.13- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tụcsoi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ vàxã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.Ý nghĩa học tập:Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác- TTHCM soi đường cho Đảng và nhân dân VN trên con đường thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ văn minh- Bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm CM trên nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin, TTHCM; kiên định mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH; tích cực đấu tranh phê phán những quan điểmsai trái, bảo vệ CN Mác – Lênin và TTHCM, đường lối chủ trương của Đảng.- Giúp sinh viên kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CBXH- Giúp sinh viên có cơ sở khoa học để chống lại quan điểm, tư tưởng sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – LeNin, tu tưởngHCM, đường lối chủ trương của Đảng.- Giúp sv biết vận dụng TTHCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị - TTHCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất CM cho cán bộ, đảng viên và toàn dân. - Trang bị cho sinh viên trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ tiênphong trong sự nghiệp bào vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. - Trên cơ sở đã được học, SV vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chứctrách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường mà HCM và Đảng tađã lựa chọn.- Giúp sinh viên biết sống hợp đạo lý , yêu cái tốt cái thiện, ghét cái ác cái xấu- Giúp sv nâng cao lòng tự hào về Bác, Đảng, Tổ quốc, tự nguyện sống chiến đấu lao động, học tập theogương Bác Hồ vĩ đạiCâu 3:Làm rõ luận điểm của HCM : đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược , quyết định thành côngcủa cách mạng:Cơ sở xuất phát:Chủ tịch HCM khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đại đ k dân tộc là vấn đề có ý nghĩachiến lược , quyết định sự thành công của cm. người nêu rõ : chủ trương đoàn kết rộng rãi , chặt chẽ và lâu dàitoàn dân tộc thành 1 khối trong 1 mặt trận dân tộc thống nhất và đk dân tộc kết hợp với đk quốc tế sẽ tạo ra sứcmạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù.Tư tưởng đại đoàn kết dt của người có ý nghĩa chiến lược . đó là 1 tư tưởng cơ bản nhất quán và xuyênsuốt tiến trình cm VN. Người cho rằng : “muốn giải phóng các dt bị áp bức và nh dân lao động phải tự mìnhcứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cm , bằng cm vô sản”Xuất phát từ lý luận CNMLN về sức mạnh của quần chúng trong sự nghiệp cm “ cm là ngày hội củaquần chúng”14Đại đk dân tộc là truyền thống quý báu của dt ta, đc hun đúc qua hang nghìn năm dựng nước và giữnước. thắng hay bại, thịnh hay suy là tùy thuộc lòng dân. từ khi thành lập, Đảng ta và HCM đã luôn luôn coitrọng việc tang cường củng cố xây dựng và mở rộng khối đại đk toàn dân tộc. dưới sự lãnh đạo của Đảng, cáctầng lớp nh dân không phân biệt thành phần , giai cấp, dân tộc, tôn giáo tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộcgiành thắng lợi cm tháng 8.1945. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những cuộc kháng chiếnác liệt nhất , đầy hy sinh gian khổ song cũng hào hùng oanh liệt nhất, nhân dân ta đã quét sạch đế quốc xâmlược , chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn 1 thế kỷ của thế kỷ CN thực dân cũ và mới trên đất nước ta, mở ra kỷnguyên mới cho dt Việt Nam : kỷ nguyên cả nước hòa bình , độc lập , thống nhất, và đi lên CNXH*NỘI dung tư tưởng:- Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản , nhất quán ,xuyên suốt tiến trình cm VN- Đoàn kết phải rộng rãi mọi người yêu nước, mọi giai tầng xh, mọi lực lượng trong nước và quốc tế có thểđoàn kết được- Đoàn kết quyết định thành công cm vì: Đ kết tạo nên sức mạnh , là then chốt chủa thành công . Muốn đưa cmđến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh , muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào 1 khối thống nhất .gữa đoàn kết và thắng lợi có mqh chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công.- Đoàn kết không đơn thuần chỉ là phương pháp tập hợp lực lượng cm, mà cao hơn thế là yếu tố cấu thànhtrong chiến lược cm VN , trong chiến lược đại đoàn kết của HCM có sự thống nhất giữa mục đích với phươngtiện , giữa mục tiêu với động lực, giữa tư tưởng với tổ chức hành ddoonhj để thực hiện hóa tư tưởng đại đoànkết trong cm và trong cuộc sống.* Yêu cầu- Phải đoàn kết tốt nội bộ: đoàn kết chặt chẽ trong từng tổ chức, từng địa phương, đơn vị. Đoàn kết trong Đảng, chú trọng đ kết trong Đảng vì Đảng là hạt nhân để đ kết tập hợp lực lượng trong nước và quốc tế- Đ kết phải thông qua đường lối chính sách của Đảng để tuên truyền vận động giáo dục quần chúng, hướngdẫn dìu dắt họ trong cuộc đấu tranh cm vì ĐLDT và CNXH, đ kết phục vụ dân tộc, giai cấp, nh dân, phục vụmọi người khác với đ kết xuôi chiều , đ kết cục bộÝ nghĩa khi nghiên cứu TT HCM về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế:- Thấy được sự sáng tạo lý luận của HCM về đại đoàn kết dân rộc và đoàn kết quốc tế đó là:+ Quan niệm rộng rãi, có nguyên tắc về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết qốc tế+ Quan niệm về đại đoàn kết có tổ chức, có lãnh đạo- Ý nghĩa của việc học tập+ thấy rõ vai trò , sức mạnh to lớn của đại đoàn kết, tin tưởng vào niềm tin cm củ quần chúng nhân dân+ đóng góp sức mình vào xây dựng , củng cố khối đại đoàn kết dân tộc , đoàn kết quốc tế, thật sự đoàn kếttrong tập thể nhằm tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Câu 5: 15Anh ( chị ) hãy làm rõ luận điểm của HCM: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước đủ đức và tài?Rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu tư tưởng HCM về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân?Trả lời :- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức: Xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việcnâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước+ Người cán bộ nói chung là " cái gốc của mọi công việc muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộtốt hay kém". Để xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ, cán bộ,công chức đượcHCM đặc biệt quan tâm.- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức: phải là những người vừa có đức, vừa có tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phảiđược tổ chức hợp lý, có hiệu quả cụ thể:+ Tuyệt đối trung thành với CM : Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ công chức. Cán bộ,công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Nhà nước. HCM nhấn mạnh lòng trungthành đó không phải là những điều triều tượng, chung chung mà phải được thể hiện hằng ngày, hằng giờ, trong mọiĩnh vực công tác , thể hiện trong kết quả thực tế công tác.+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ: chỉ với lòng nhiệt tỉnh thỉ chưa đủ mà đội ngũcán bộ phải hiểu biết công việc của mình , biết quản lý nhà nước. Do vậy phải đào tạo và tự mình học hỏi.Đó làtính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà nước, phải luôn học tập, học mọi nơi mọi lúc học suốt đời.+ Liên hệ mật thiết với nhân dân: HCM luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cánbộ, công chức với nhân dân .Đội ngũ cán bộ công chức là nhửng người thừa hưởng lương từ nguồn ngân sách củanhà nước là do dân đóng góp . HCM nhắc nhở mọi cán bộ, công chức không được lãng phí của công, phải sẳn sàngphục vụ nhân dân luôn nêu cao đạo đức cách mạng, sẳn sàng hy sinh cá nhân vì tổ quốc lấy phục vụ quyền lợichính đáng của nhân dân làm mục tiêu hoạt động của mình. Đặc biệt chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải luônluôn gần dân, hiểu ân và vì dân.+ dám phụ trách , dám quyết đoán , dám chịu trách nhiệm , thắng không kiêu, bại ko nản: Đó là ý thức sẳnsàng làm " công bộc", làm đầy tớ , làm trâu làm ngựa cho dân những người cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ,làm việc với tinh thần đầy sáng tạo. HCM đòi hỏi cán bộ, công chức phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức CM,luôn luôn " có chí tiến thủ" luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt , học ở trường , học ở nhà, học ở cuộcsống, trong công tác, học ở thầy, ở bạn.+ Thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn ý thức và hành động vì sự trong sạch và lớn mạnh của nhànước: Với chức trách là những người phục vụ nhân dân, thì cán bộ công chức phải tận tụy, tận trung với nước, tậnhiếu với dân. theo HCM cán bộ, công chức phải thường xuyên tự phê bình và phê bình để giữ phẩm chất đạo đứcCM và năng lực công tác.Đồng thời cán bộ , công chức phải chăm lo xây dựng bộ máy nhà nước để nhà nước đúnglà nhà nước của dân, do dân vì dân.* Để công tác xây dựng cán bộ công chức tốt cần :- Phải tuyển dụng công bằng và dân chủ. Người đã ký sắc lệnh 76 ( 1950) ban hành quy chế công chức+ Công chức phải qua kỳ thi tuyển để bổ nhiệm vào các nghạch, bậc hành chính.+ Nội dung thi bao gồm : môn chính trị , môn kinh tế, môn pháp luật, môn địa lý, môn lịch sử, môn ngoại ngữ tựnguyện.+ Sắp xếp sử dụng đúng16+ Nhận xét đánh giá , dân chủ+ Giải quyết chính sách cho công chức đúng.* Ý nghĩa khi nghiên cứu tư tưởng HCM về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân , do dân, vì dân.* Thấy được sự sáng tạo lý luận của HCM như:- Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt nam- Bản chất Dân chủ triệt để của Nhà Nước mới.- quan điểm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước .- Kết hợp cà đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội* Ý nghĩa của việc học tập:- Thấy được vai trò của HCM trong việc khơi nguồn dân chủ và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việtnam- Nhận thức tốt đẹp bản chất của Nhà Nước ta.- Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng Nhà Nước trong sạch,sáng suốt, mạnh mẽ.Câu 7:Hãy làm rõ luận điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng? Rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu tưtưởng HCM về văn hoá, đạo đức và xây đựng con người mới?* Luận điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc củacây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng nhưsông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc:- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm nhữngđiểm sau:+Trung với nước,hiếu với dân:Đây là phẩm chất, chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xãhội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó củaNgười vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phảichỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sauĐối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt của đạođức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đángvừa là đầy tớ trung thành , vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng phục vụ hết lòng. Phải nắm vững17dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của ngườichủ đất nước.*Nội dung chủ yếu của trung với nước, hiếu với dân theo tu tưởng HCM:- Trung với nước là tung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên CNXH của đấtnước mà cuối cùng là đi lên CNCS; phải quyết tâm đâu tranh cho sự phồn vinh của đất nước, HP của nhân dân.- Phải Thực hiện tốt chính Sách của Đảng và Nhà nước- “Trung với nước” phải gắn với “hiếu với dân”. Suốt đời phụng sự nhân dân, chăm lo cho nhân dân, tin tưởngdân, lắng nghe ý kiến dân, thực hiện quyền làm chủ của dân.- Đặt lợi ích của đảng, của cách mạng lên trên hết- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.- Thực hiên tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước+ Nội dung của hiếu với dân là:- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.- Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của đảngvà nhà nước.- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.- Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân.* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinhthần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêngliêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình;phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, khôngbừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc củaNhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Khôngtham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tậpcầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêmtốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngạikhó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết dối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết: Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông18Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, BắcNgười có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chínhThiếu một mùa thì không thành trờiThiếu một phương thì không thành đấtThiếu một đức thì không thành người.Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gìcũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”.chỉ biết vì Đảng, vì Tổ Quốc, vì Nhân Dân,vì lợi ích của Đảng cách mạng. Thực hành chí công vô tư quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cáchmạng. Phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".Chủ nghĩa cá nhân chỉ nghĩ đến mình, muốn mọi người vìmình.Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm.HCM viết: “Một dân tộc, một đảng và một conngười, ngày hôm qua là vĩ đại , có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mên vàca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân”. HCM cũng phân biệt lợi ích cánhân và chủ nghĩa cá nhân. Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dung, liêm.Bồi dưỡngđạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : Giàu sang không quyến rũ,nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. * Yêu thương con người sống có tình nghĩaQuan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêuthương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớncho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự hammuốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miềnngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nướcthì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng baodung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biếtlàm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ củangười cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũngphải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ khôngphải đập cho tơi bời"Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảngviên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người + Tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lênbằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhândân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bảnthân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.Tinh thần đoàn kết của nhân dân VN với tất cả nhữngngười tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự Đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn củathời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.+ Sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả trong mỗicon người.19+ Thể hiện sự tôn trọng các dân tộc, đấu tranh chống sự thù hằn dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữacác dân tộc, cho hòa bình và sự phát triển nhân loại.B. Ý nghĩa khi nghiên cứu tư tưởng HCM về văn hoá, đạo đức và xây đựng con người mới.Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngàynay có những ý nghĩa rất quan trọng; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, vềcần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về đảngviên đi trước, làng nước theo sau... là không bao giờ cũ. Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức củachúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng tanói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong Đảng, nhất là đời sống vềđạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thầnNghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, đòi hỏi phải khắc phục bằng được tình trạng suy thoái vềtư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu,một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta. Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, mỗi cánbộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Thấy được sự sáng tạo lý luận của HCM vể văn hóa đạo đức về xây dựng con người mới đó là:+ Đề cao vai trò của Văn hóa, gắn văn hóa với phát triển+ Xác lập hệ thống quan điểm có gia trị xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam+ Đề cao vai trò của Đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển của XH+ Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam; coi trọng con người và xây dựng con người * Ý nghĩa của việc học tập:+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của HCM trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới + Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức HCM. + Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn HCM, đặc biệt là sự quan tâm đến con người. + Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo TTHCM110Câu 9: Anh (chị) hãy làm rõ quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ ChíMinh? Rút ra ý nghĩa khi nghiên cứu tư tưởng Hố Chí Minh về văn hóa , đạo đức và xây dựng con ngườimới?Trả lời:• Những nguên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hố Chí minh:- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:Cơ sở của tư tưởng+ xuất phát từ đặc điểm và nét đẹp của truyền thống văn hóa, truyền thống đạo đức phương đông: Mộttấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn thuyết.+ Nói đi đối với làm, HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nến đạo đứcmới. Nếu nói nhiều làm ít , nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm 1 nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phảntác dụng. đó là đạo đức giả, đặc trung cuả giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực từ đảng, nhà nước đến nhàtrường, gia đình, xã hội…Nội dung tư tương HCM+ việc xây dựng đạo đức mới trước hết phai được tiến hành bằng việc giáo dục những phâm chất , nhữngchuân mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội, nhất là trong tập thê công tác.Trong gia đình, đó là tấm gương của bố mẹ đối với con gái, của anh chị đối với các em. Trong nhà trường, đólà tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh. Trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, phụtrách của cấp trên đối với cấp dưới. Trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ đitrước đối với thế hệ đi sau.+ phai biết khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh, sự tự giáo dục, tự trao dồi đạo đức ơ mỗi con ngườiNhững tấm gương đạo đức được hiểu theo nghĩa rộng. Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xavà gần. Một nền đọa đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn , vững chắc, khi những phẩm chấtđạo đức, những chuẩn mực đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức củanhững người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa và có tác dụng lớn lao + đê xây và chống có hiệu quả, phai tạo thành phong trào quần chúng rộng rãiTrong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng – sai, cái có đạo đức – cái vô đạo đức vẫn tốntại, đan xen nhau, đối chọi thông qua hành vi của con người, Cùng với việc xây dựng những phẩm chất tốt đẹp,nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu đạo đức mới. vì vậy trong lĩnhvực đạo đức xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.Việc chống những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, phải được tiến hành bằng tự phê bình và phê bình; bằnggiáo dục, thuyết phục, bằng kỹ luật của đảng hay bằng pháp luật của nhà nước.111HCM đặc biệt coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là 1 thứ bệnh cực kỳ nguy hiệm,nó đẻ ra hàng trăm thứ bệnh khác như tham ô, hủ hóa, lảng phí, xa hoa, tự cao, tự đại, chuyên quyền, thamdanh, trục lợi…+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: HCM thường nhắc lại luận điểm “ Chính tâm, tu thân để trị quốc bình thiên hạ” để vận dụng vào rèn luyện, tudưỡng đạo đức CM. không thể chỉ trong 1 thời gian ngắn mà mỗi người có thể “ chính tâm, tu thân”, bởi nó làcuộc CM trong bản thân mỗi con người để bỏ con người cũ mà trở thành con người mới, bồi dưỡng tư tưởngmới để đánh thắng tư tưỡng cũ. Việc rèn luyện bền bỉ và luôn có ý thức trau dồi đạo đức CM là việc làm cầnthiết và là nguyên tắc quan trọng bậc nhất đối với con người. theo HCM, đã là người thì ai cũng có chổ hay,chổ dỡ, chổ tốt, chổ xấu, ai cũng có thiện, có ác trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mìnhkhông tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy rõ cái dỡ cái xấu để khắcphục.Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi quanhệ xã hội.Theo HCM, đã hoạt động CM thì khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm. 1 người dù tài giỏi mấy, dù nhiềukinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trong thấy, chỉ xem xét được 1 vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cảmọi mặt của 1 vấn đề. Vì vậy mọi người phải luôn luôn học tập tu dưỡng để hoàn thiện bản thân là việc làmthường xuyên, việc tu dưỡng phải gắn với thực tiễn, bền bỉ, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới gắn bó chặt chẽ với nhau; đó là những nguyên tắc chỉ đạo mọingười phấn đấu trở thành người có đức, có tài để phục vụ tốt cho việc xây dựng XH mới ở Việt nam.+ Tự phê bình và phê bình Đây là quy luật phát triển của Đảng theo quan điểm của học thuyết Mac – LeNin, là phương pháp căn bản, làvũ khí sắc bén để giúp mỗi người phát huy ưu điểm và thành tích, khắc phục những khuyết điểm, sai lầm, nângcao đạo đức CM.Mục đích của tự phê bình và phê bình là để cho mọi người học hỏi ưu điểm lẫn nhau, giúp nhau sửa chữanhững khuyết điểm. tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyênTự phê bình và phê bình là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng. và nguyên tắc này được xemnhư là một nhu cầu thiết yếu của các tổ chức Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, thiết tha như ngườita cần không khí. đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.• Ý nghĩa khi nghiên cứu tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới:+ Thấy được sự sáng tạo lý luận của HCM về văn hóa, đạo đức và con người mới đó là: - Đề cao vai trò của văn hóa, gắn văn hóa với phát triển. - Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. - Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển của XH. - Xác lập hệ chuẫn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam, coi trọng con người và xây dựng con người.+ Ý nghĩa của việc học tập:- Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của HCM trong lịnh vực văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.112- Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức làm theo tấm gương đạo đức HCM.- Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn HCM, đặc biệt là sự quan tâm đến con người.- Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo Tư rưởng HCM.Câu 10 :Trình bày tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ?Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển cua cach mang thế giới?Những tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh113Giátrịtruyềnthốngdântộc. - Đó là truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước- Tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức kết nối cộng đồng.- Lả ý chí vương lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách- Là trí thông minh, tài sáng tạo , quý trọng hiền tài , khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc... Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người việt nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc2.Tinhhoavănhóanhânloại -Tinh_hoa-văn-hóa-phương-đông + Về nho giáo: đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thể, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng đức. + Về phật giáo: HCM tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha , từ bi bắc ái, cứu khổ cứu nạn,thương người như thể thương thân Sau đó HCM lại tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nhằm tìm trong đó “ nhữngđiều thích hợp với điều kiện của nước ta “.- Tinh hoa văn hóa phương tây : + Người trực tiếp đọc và tiếp thu tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như vonte, rouso, mongte... + Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp, các giátrị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hành phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 17763: Chủ nghĩa M ac_ L enin : - Chủ nghĩa Mac-Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM - Việc tiếp thu chủ nghĩa Mac- Lênin ở HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú được tích luỹ qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc. - Tháng 7/1920 nhất là sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.L.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã " cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng,...vui mừng đến phát khóc ....” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. - Luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức của HCM về con đường giải phóng dân tộc, nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ từ lâu, nay đã trở thành hiện thực. Người viết : “ Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba". - Thế giới khách quan và phương pháp luận Mac_Lenin đã giúp HCM tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước, ảnh hưởng sâu sắc và quyết định đó đã thể hiện trong những câu nói của người: "Bây giời học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin ". " Chính do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lenin một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu giành được thắng lợi to lớn “.114Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển cua cach mang thế giới a. Phản ánh khát vọng thời đại:Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân ViệtNam mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ. Người có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, tiếnlên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường cách mạng vô sản.Người đã chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của độc lập dân tộc trong tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội,về sự tự thân vận động của công cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc,về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, vềkhả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sảnchính quốc. Việc xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam và các vấn đề về chủ nghĩa xã hộivà xây dựng chủ nghĩa xã hội; về hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc… có giá trị to lớn về mặt lý luậnvà đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế ngày nay.b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người:Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là việc xác định con đường cách mạng giải phóng cácdân tộc thuộc địa thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Các dân tộc thuộc địa cần phải đoàn kết, liênminh với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại, đặc điểm của thời đại, đặtcách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản: xác định giai cấp lãnh đạo,phương pháp cách mạng và hướng phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Trongthời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng củanó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhândân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới,trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”.c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả: Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ lý luận soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắnglợi khác, xóa bỏ được mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Trong lòng nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ đốivới tất cả các dân tộc thuộc địa châu Á, châu Phi đứng dậy đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của đếquốc phong kiến, đấu tranh cho độc lập tự do. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đường cho các dân tộc đi tới thựchiện ước mơ cao đẹp của con người. 1