Câu thơ miệng cười buốt giá sử dụng biện pháp nghệ thuật gì

Đồng chí

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files
Bản để in

Đồng chí

Mục lục

1. TÌM HIỂU CHUNG [edit]

1.1. Tác giả

1.2. Tác phẩm

2. NỘI DUNG [edit]

3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

TÌM HIỂU CHUNG [edit]

Tác giả


Chính Hữu [1926-2007]

  • Tên khai sinh Trần Đình Đắc
  • Quê ở Can Lộc [Hà Tĩnh]; sinh ra tại Vinh [Nghệ An]
  • Từ năm 1946: ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là người lính làm thơ.
  • Đề tài: viết về người lính và chiến tranh
  • Phong cách nghệ thuật: cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
  • Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
  • Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo[1966]

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

  • Năm sáng tác: đầu năm 1948 - giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
  • Sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc [thu đông 1947] - đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc và chiến thắng.

Thể loại

Thơ hiện đại

Đề tài

Người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Chủ đề

Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao cả, thiêng liêng của những người lính Cụ Hồ - xuất thân là những người nông dân yêu nước - trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bố cục

Bài thơ chia làm 3 phần:

  • Phần 1 [7 câu thơ đầu]: Cơ sở của tình đồng chí
  • Phần 2 [10 câu thơ tiếp theo]: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
  • Phần 3 [3 câu thơ cuối]: Bức tranh đẹp về tình đồng chí

Nhan đề

  • Nhận xét: Nhan đề là danh từ, có 2 tiếng
  • Giải thích: "là người có cùng chí hướng, lí tưởng". Người trong cùng một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là "đồng chí". Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, "đồng chí" thành từ xưng hô quen thuộc trong cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
  • Đề tài: Bài thơ viết về tình đồng chí, về những người lính chống Pháp trong thời kì kháng chiến.
  • Chủ đề: Ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
  • Hình tượng nghệ thuật: người lính


NỘI DUNG [edit]


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

  • Cơ sở thứ nhất: dựa trên sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. Cấu trúc sóng đôi làm hiện lên chân dung hai người lính như đang tâm sự cùng nhau: người miền biển nước mặn - kẻ trung du đồi núi [qua thành ngữnước mặn đồng chua,hình ảnhđất cày lên sỏi đá], "quê anh" - "làng tôi" nhưngđều có điểm chung: xuất thân từ những miền quê nghèo lam lũ, đều là những con người đồng giai cấp.
  • Cơ sở thứ hai: nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
  • Cơ sở thứ ba: lí tưởng cao đẹp, chiến đấu vì Tổ quốc.
  • Cơ sở thứ tư: cùng chung đội ngũ
Hai cơ sở thứ hai, ba và tư có thể thấy rõ được trong câu thơ"súng bên súng, đầu sát bên đầu":hình ảnh"súng bên súng"ẩn dụ cholí tưởng cao đẹp của người lính chiến đấu, hình ảnhầu sát bên đầu"hoán dụ cho những người lính cùng chung đội ngũ, đồng tâm, đồng lòng, đồng ý chí.Vì các anh cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ lớn lao của dân tộc cho nên tập hợp lại cùng một đội ngũ, cho nên không thể đảo vế của hai hình ảnh thơ trong câu.
  • Cơ sở thứ năm: Hoàn cảnh gian lao, thiếu thốnđã khiến họ trở thành những ngườitri kỉ[Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ].
Những cơ sở ấy đã khiến cho những người lính trở thành những người bạn luôn bên nhau, hỗ trợ cho nhau trong chặng đường chiến đấu. Vì những người lính họ đến từ mọi miền trên tổ quốc, vốn không quen biết nhau. Từ đó lí giải cho "tình đồng chí" ở câu thơ thứ 7.Câu thơ 7 được tách riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than,là điểm hội tụ lí giải cho "tình đồng chí": là đồng cảm, đồng thương, đồng cam cộng khổ. Câu thơ là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình hữu ái giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. Dòng thơ có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài.

Bằng việc được sử dụng nghệ thuật cấu trúc sóng đôi, thành ngữ, các biện pháp tu từ, bảy câu thơ đầu tiên đã lí giải cội nguồn, cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

  • Biểu hiện của tình đồng chí qua sự thấu hiểu những tâm tư tình cảm của nhau

- Ba câu thơ là lời "tôi" nói hộ "anh" những điều thầm kín, suy tư, tâm tư tình cảm bởi tôi anh giống nhau

- Cấu trúc sóng đôi cho thấy các anh ra đi vì nghĩa lớn, vì lí tưởng, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở: ruộng nương phải gửi, gian nhà không có ai trông coi.

-Nỗi nhớ nhà luôn thường trực thể hiện qua biện pháp nghệ thuật hoán dụgiếng nước gốc đa nhớ người ra lính, là những con người ở quê nhà không nguôi nhớ về các anh, hay cũng chính các anh luôn nhớ về quê hương. Quê hương là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom.

  • Biểu hiện của tình đồng chí còn là cùng chia sẻ những ốm đau bệnh tật, những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:

- Các anh phải cùng nhau [anh với tôi] trải qua những gian khổ của rừng thiêng nước độc, phải chịu những cơn sốt rét rừng khi thiếu thuốc men.

-Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi [áo anh- quần tôi, rách vai - vài mảnh vá, miệng - chân, cười buốt giá - chân không giày]đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, thiếu thốn về tư trang, lương thực của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng.

- Mặc dù đối mặt với những khó khăn, vất vả ấy nhưng cách anh vẫn lạc quan qua hình ảnh "miệng cười buốt giá".

  • Những biểu hiện của tình đồng chí được kết tinh lại thành sức mạnh: "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Cái nắm tay ấy cho thấy tình cảm sẻ chia của các anh, truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu của tình đồng chí.

Như vậy, những câu thơ đã diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.

3.Bức tranh đẹp về tình đồng chí

  • Trong cái khắc nghiệt của thời tiết, của hoàn cảnh chiến đấu, các anh đoàn kết chiến đấu, đứng vững bên nhau, sẵn sàng đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi, sưởi ấm cho nhau nhờ tình đồng chí.
  • Cấu trúc sóng đôi"đầu súng trăng treo"vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

-Ý nghĩa tả thực: Thể hiện sự liên tưởng bất ngờ của nhà thơ. Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Điều đó còn cho thấy tư thế làm chủ thiên nhiên của người lính cách mạng: đứng ở một vị trí cao, vững chãi, mũi súng của người lính đang đeo trên vai như chạm được đến bầu trời [trăng].

- Ý nghĩa biểu tượng: Súngtrăng hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện: súng biểu tượng cho lí tưởng,trăng biểu tượng chohòa bình,súnglà sự cứng rắn, mạnh mẽ, còn trăngdịu êm. Đó còn là sự hòa quyện giữa gần và xa, thực tại và mơ mộng, giữa chất chiến đấu và chất trữ tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ.Cả câu thơ khắc họa vẻ đẹp chí hướng, lí tưởng của người lính: cầm súng chiến đấu vì sự bình yên của cuộc sống, vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Ba câu thơ cuối cùng kết tinh toàn bộ những cơ sở, biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí được nói đến ở những câu thơ trên, thể hiện sự thăng hoa, lãng mạn trong tâm hồn thơ của Chính Hữu.


ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Thể thơ tự do giúp cho cảm xúc được diễn đạt một cách linh hoạt.
  • Hình ảnh thơ cụ thể, giàu tính tượng trưng
  • Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
  • Sử dụng nghệ thuật đối, hoán dụ

Thẻ từ khoá:
  • trăng
  • súng
  • chiến sĩ
  • thi sĩ
  • tình đồng chí
  • nhan đề
  • người lính chống Pháp
Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn [Trích Lục Vân Tiên]
Chuyển tới... Chuyển tới... Diễn đàn tin tức Phong cách Hồ Chí Minh Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh Hội thoại - Các phương châm hội thoại Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại [tiếp tiết 2] Tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em Văn bản: Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại [tiếp tiết 3] Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 1 Chuyện người con gái Nam Xương Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương Tiếng Việt: Xưng hô trong hội thoại Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Hoàng Lê nhất thống chí [hồi 14] Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí [hồi 14] Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng [tiếp] Nguyễn Du Truyện Kiều Văn bản: Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều Văn bản: Chị em Thuý Kiều [trích Truyện Kiều] Cảnh ngày xuân Văn bản: Cảnh ngày xuân [trích Truyện Kiều] Thuật ngữ Tiếng Việt: Thuật ngữ LUYỆN TẬP CUỐI TUẦN 6 [số 2] Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích [trích Truyện Kiều] Văn tự sự Tập làm văn: Miêu tả trong văn bản tự sự Trau dồi vốn từ Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 Văn bản: Thúy Kiều báo ân báo oán [trích Truyện Kiều] Tập làm văn: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga [Trích Lục Vân Tiên] Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn [Trích Lục Vân Tiên] Văn bản: Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự Đoàn thuyền đánh cá Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng [Tiếp theo] Bếp lửa Văn bản: Bếp lửa Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ánh trăng Văn bản: Ánh trăng Làng Văn bản: Làng Tập làm văn: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Lặng lẽ Sa Pa Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 3 Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự LUYỆN TẬP CUỐI TUẦN 14 [số 2] Chiếc lược ngà Văn bản: Chiếc lược ngà Văn bản: Cố hương Văn bản: Những đứa trẻ [trích Thời thơ ấu] Bàn về đọc sách Văn bản: Bàn về đọc sách Khởi ngữ Tiếng việt: Khởi ngữ Tập làm văn: Phép phân tích và tổng hợp Tiếng nói của văn nghệ Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ Các thành phần biệt lập Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập Video: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội Video: Nghị luận về một hiện tượng đời sống Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Tập làm văn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập [tiếp theo] Tập làm văn: Viết bài số 5 Video: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí Tập làm văn: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Liên kết câu và liên kết đoạn văn Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Con cò Văn bản: Con cò Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn [Luyện tập] Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Video: Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Mùa xuân nho nhỏ Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng Bác Văn bản: Viếng lăng Bác Video: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] Video: Kỹ năng trả lời câu hỏi - tình huống truyện Video: Kỹ năng đọc - hiểu nhân vật Video: Cảm nhận nhân vật qua chi tiết truyện VIDEO: Phân tích tâm trạng nhân vật [phần 1] VIDEO: Phân tích tâm trạng nhân vật [phần 2] Tập làm văn: Viết bài số 6 Sang thu Văn bản: Sang thu Nói với con Văn bản: Nói với con Nghĩa tường minh và hàm ý Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý Video: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Tập làm văn: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ VIDEO: Kỹ năng trả lời câu hỏi - Ý nghĩa nhan đề tác phẩm VIDEO: Dạng câu hỏi tổng hợp - so sánh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Mây và sóng Văn bản: Mây và sóng Tập làm văn: Viết bài số 7 Bến quê Văn bản: Bến quê Những ngôi sao xa xôi Văn bản: Những ngôi sao xa xôi Tập làm văn: Biên bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Văn bản: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Tiếng Việt: Tổng kết ngữ pháp Tập làm văn: Hợp đồng Bố của Xi-mông Văn bản: Bố của Xi-mông Tiếng Việt: Tổng kết về ngữ pháp [tiếp theo] Con chó Bấc Văn bản: Con chó Bấc Bắc Sơn Văn bản: Bắc Sơn Tôi và chúng ta Văn bản: Tôi và chúng ta Tập làm văn: Thư [điện] chúc mừng và thăm hỏi Truyện hiện đại Việt Nam - giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Thơ hiện đại Việt Nam - giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 Kịch hiện đại Việt Nam
Văn bản: Đồng chí

Video liên quan

Chủ Đề