Cấu trúc dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hình minh hoạ [Nguồn: westminstersecurity]

Khái niệm

Sản phẩm của khách sạn tạm dịch sang tiếng Anh là Hotel products.

Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng kí buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn.

Phân loại

Xét trên góc độ về hình thức thể hiện ta có thể thấy sản phẩm của khách sạn bao gồm:

- Sản phẩm hàng hoá: là những sản phẩm hữu hình [có hình dạng cụ thể] mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hoá khác được bán trong doanh nghiệp khách sạn. Đây là loại sản phẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người trả tiền. 

Trong số những sản phẩm hàng hoá thì hàng lưu niệm là một loại hàng đặc biệt, nó có ý nghĩa về mặt tinh thần đặc biệt đối với khách là người từ những địa phương khác, đất nước khác đến. 

Chính vì vậy, các nhà quản lí khách sạn thường rất chú ú tới việc đưa những sản phẩm này vào hoạt động kinh doanh của khách sạn.

- Sản phẩm dịch vụ [sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình]: là những sản phẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần [hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng] mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Sản phẩm dịch vụ khách sạn bao gồm 2 loại là dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung:

+ Dịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn.

+ Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ trên nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn. 

Đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn, người ta lại chia ra thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Việc tồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt buộc tuỳ thuộc vào qui định trong tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia.

Dịch vụ trọn gói của sản phẩm dịch vụ khách sạn

Mặc dù các sản phẩm của khách sạn tồn tại dưới cả hai hình thức hàng hoá và dịch vụ nhưng hầu như các sản phẩm là hàng hoá đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ khi đem bán cho khách [thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau]. 

Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sản phẩm của khách sạn là dịch vụ. Vì thế hoạt động kinh doanh khách sạn thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Nếu xét trên góc gộ các thành phần cấu thành nên sản phẩm dịch vụ của khách sạn thì loại hình dịch vụ này được gọi là dịch vụ trọn gói vì cũng có đủ 4 thành phần là phương tiện thực hiện dịch vụ, hàng hoá bán kèm, dịch vụ hiện, dịch vụ ẩn:

- Phương tiện thực hiện dịch vụ: phải có trước khi dịch vụ có thể được cung cấp. 

Ví dụ trong hoạt động kinh doanh buồng ngủ đó chính là toà nhà với đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi trong đó.

- Hàng hoá bán kèm: là hàng hoá được mua hay tiêu thụ bởi khách hàng trong thời gian sử dụng dịch vụ. 

Ví dụ trong khách sạn là các vật đặt buồng như: xà phòng, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh, sữa tắm…

- Dịch vụ hiện: là những lợi ích trực tiếp mà khách hàng dễ dàng cảm nhận được khi tiêu dùng và cũng là những khía cạnh chủ yếu của dịch vụ mà khách hàng muốn mua. 

Ví dụ trong khách sạn là chiếc giường đệm thật êm ái trong căn buồng ấm cúng, sạch sẽ…

- Dịch vụ ẩn: là những lợi ích mang tínhc hất tâm lí mà khách hàng chỉ cảm nhận được sau khi đã tiêu dùng dịch vụ. 

Ví dụ cảm giác về sự an toàn, yên tĩnh khi ở tại khách sạn hay sự cảm nhận về thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, lịch sự và chu đáo của nhân viên phục vụ của khách sạn…

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, 2008, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Diệu Nhi

Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Đó là điều kiện thuận lời để ngành du lịch phát triển thành ngành mũi nhọn. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của kinh doanh khách sạn. Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu khái niệm và đặc điểm kinh doanh khách sạn dưới đây để biết thêm những thông tin bổ ích.

Tham khảo:

Kinh doanh khách sạn đã có từ lâu đời và ở Việt Nam đang ngày càng phát triển. Vậy khái niệm về khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách. Nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh khách sạn bao gồm: kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống.

Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. 

Kinh doanh ăn uống trong khách sạn là một phần trong kinh doanh khách sạn. Nó bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán…. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng của khách sạn. Tất cả đều nhằm đến mục đích có lãi. 

2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn

2.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch

Tài nguyên du lịch

  • Đây chính là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào có tài nguyên du lịch thì nơi đó sẽ có khách du lịch. Và nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không thể có khách du lịch. Trong khi đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch.
  • Kinh doanh khách sạn sẽ thành công ở những nơi có tài nguyên du lịchtài nguyên du lịch ở đó lại có giá trị, sức hấp dẫn cao. Nó chịu ảnh hưởng lớn của tài nguyên du lịch.

Thông số của tài nguyên du lịch, quy mô của khách sạn

  • Khi đầu tư vào kinh khách sạn đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị  hấp dẫn, thu hút tới điểm du lịch, để từ đó xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế.
  • Bởi vì khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại điểm du lịch đó. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định đến thứ hạng của khách sạn. Khi điều kiện khách quan tác động tới giá trị, sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi. đòi hỏi có sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp.

Kinh doanh khách sạn không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của điểm đến. Nó còn có tác động trở lại đối với tài nguyên du lịch. Vì đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại điểm du lịch b ảnh hưởng tới. Nó làm tăng hoặc giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.

Lý do nào đòi hỏi kinh doanh khách sạn phải có vốn đầu tư lớn? Đó chính là yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn. Nó đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng có chất lượng cao. Khách sạn luôn mong muốn mang lại cho khách sự thoải mái nhất. Vì vậy các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phải có chất lượng cao để đạt được mục tiêu của khách sạn.

Nhưng, các khách sạn khác nhau thì chất lượng các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn cũng  khác nhau. Chất lượng các cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn sang trọng là nguyên nhân thúc đẩy chi phí đầu tư ban đầu lên cao.

Ngoài ra, đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác: Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao; Chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn.

2.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Sản phẩm khách sạn chủ yếu là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ. Sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn lại được chuyên môn hóa cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Vì vậy mỗi ngày thường kéo dài 24/24 giờ.

Do vậy, khách sạn phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp. Với đặc điểm này, quản lý khách sạn luôn phải đối mặt với các vấn đề vchi phí lao động cao. Họ khó cắt giảm chi phí này mà không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Ngoài ra, nó gây khó khăn trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và bố trí nguồn nhân lực. Trong điều kiện kinh doanh khách sạn theo mùa vụ thì việc giảm chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức đối với quản lý khách sạn.

2.4 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số quy luật: Quy luật tự nhiên; Quy luật kinh tế – xã hội; Quy luật tâm lý của con người…

Chẳng hạn, kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm. Nó luôn thay đổi theo quy luật giá trị, sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch. Từ đó, nó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch. Do đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong việc kinh doanh. Đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch ở vùng biển và vùng núi.

Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là phải nghiên cứu quy luật, tác động của chúng đến khách sạn. Khách sạn cũng nên chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng. Hãy phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt kinh doanh của mình.

Xem thêm:

Hãy ghi nhớ những đặc điểm kinh doanh khách sạn trên nếu bạn đang có ý định lựa chọn đề tài này cho bài luận của mình. Hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn. Nếu thắc mắc hãy liên hệ tới hotline 0915 686 999 để được tư vấn giải đáp thắc mắc. Hiện tại, Luận Văn Việt đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ làm luận văn, tiểu luận chuyên ngành khách sạn, du lịch. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề của bạn nhé.

Nguồn: Luanvanviet.com

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề