Cây lá cách có mấy loại

Lá cách chính là loại rau dân dã được nhiều dân miệt vườn yêu thích, một loại rau không thể thiếu trong những món bánh xèo, món cá lia thia kho lạt… Không chỉ là món rau mà cây lá lách còn có công dụng tuyệt vời để chữa bệnh.

Nếu bạn đang tìm hiểu tác dụng của cây lá cách, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Mọi thông tin về lá cách: đặc điểm, công dụng, bài thuốc chữa bệnh sẽ được giới thiệu đầy đủ.

Cây lá cách có lá to rộng, thân cây gỗ nhỏ, mọc chủ yếu ở khu vực đồng bằng hoặc giáp vùng núi

Cây lá cách hay còn có tên gọi khác là cây vọng cách. Cây được mọc ở những bờ ao, vách núi, bìa rừng. Đây là cây cỏ hoang thích nghi với vùng nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Cây lá cách thuộc dạng thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 3-5m, đôi khi là cây leo và thường có gai.

Lá cây lá cách có màu sắc thay đổi, có hình trái xoan, hình dầu bục. Chóp lá là hình tù hoặc có mũi ngắn. Lá có chiều dài tời 16cm, rộng tới 12cm hoặc có thể hơn nữa. Lá cây thường có ít lông ở mặt dưới, khi còn non có màu xanh nhưng về già thì chuyển sang màu xanh đậm.

Hoa cây lá cách nhỏ, có màu trắng, hợp thành trùm lớn ở ngọn cây. Còn quả cây lá cách như hình quả trứng, chiều rộng cỡ 3-4mm,  một quả được chia làm 4 ô, mỗi ô là một hạt nhỏ.

Ở Việt Nam, cây lá cách được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng và gần miền núi, đặc biệt là khu vực đồng bằng miền Tây. Bộ phận rễ, lá cây có thể thu hái quanh năm, lá cây lá cách hái về có thể phơi sấy, sao vàng để làm thuốc chữa bệnh.

Rau lá cách vừa có thể ăn vừa có thể sử dụng điều trị nhiều bệnh tật

Những người miền Tây không chỉ sử dụng rau lá cách để ăn sống, làm rau luộc hay chế biến cùng với những thực phẩm khác mà lá cây lá cách còn có những công dụng tuyệt vời hơn rất nhiều.

Theo Y học cổ truyền Đông Nam Á,  sử dụng lá cây lá cách làm bài thuốc điều trị ho, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giải độc, lợi sữa, trị bệnh kiết lị, thấp khớp hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản, nếu sử dụng lá khô là 20-30gam, còn lá tươi là 40-50gam sau đó sắc uống mỗi ngày.

Bên cạnh lá cây thì cành cây lá cách cũng có công dụng chữa bệnh, cành cây nhỏ được phơi héo sau đó vùi trong đống than đang đun chỉ hở một đầu cành cây ra ngoài. Khi thấy đầu cành cây sủi bọt ra ngoài có thể thoa lên vết thương hoặc vết chàm, vết lở loét và cả mụn nhọt sẽ nhanh chóng lành.

Theo nước Ấn Độ, tác dụng của cây lá cách là điều trị bệnh sốt xuất huyết, trị đau dây thần kinh hiệu quả. Ngoài ra, họ còn phát hiện công dụng chữa bệnh sốt, đau bụng, đầy hơi khó tiêu .

Còn đối với người Indonesia, cây lá cách có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, bệnh gan và làm thuốc hạ nhiệt tốt.

Y học cổ truyền Việt Nam nghiên cứu tìm ra nhiều công dụng từ cây lá cách, với vị ngọt, nhấn và có tính mát đem lại tác dụng của cây lá cách chính là sáng mắt, mát gan, lợi tiểu, lợi tiêu hóa.

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy cây lá cách có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan, bảo vệ gan, chống men gan cao.

Tác dụng của cây lá cách chữa bệnh kiết lỵ:

Cây lá cách pha nước uống là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả như bệnh kiết lỵ, phong tế, thấp khớp, lợi sữa cho phụ nữ đang cho con bú,….

Lá cách tươi 30gam, được rửa sạch sau đó giã nát thêm nước sôi vào để nguội. Bạn vắt lấy nước uống, nếu khó uống hãy thêm một ít đường . Ngày uống 30-40ml, đối với trẻ em chỉ cho uống với liều lượng bằng 1 nửa người lớn. Ngoài lá tươi, bạn cũng có thể sử dụng lá khô 15-20gam sắc uống mỗi ngày cũng có hiệu quả chữa bệnh.

Chữa bệnh hậu sản vàng da:

Lá cách được phối hợp với nhân trần, thân và lá cây cối xay. Liều lượng của các vị thuốc là 12gam sau đó sắc lấy nước uống.

Điều trị bệnh phong tê, thấp khớp và tăng lượng sữa cho mẹ nuôi con:

Bạn có thể sử dụng lá khô 30gam sắc uống lấy nước, hoặc có thể sử dụng rễ cây lá cách 20-25gam đều có tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng của cây lá cách giải độc bia rượu:

Theo kinh nghiệm dân gian, với những người uống nhiều rượu bia nên ăn sống rau lá cách hoặc ăn rau lá cách luộc, vừa có tác dụng giải rượu vừa giải độc tố rượu ra ngoài và giúp bạn bảo vệ gan.

Lá cách hay còn gọi là lá vọng cách, có thể cao tới 7m, thường phân thành nhiều nhánh, mọc thẳng và thân cây có thể có gai.

Lá cách mọc đơn với chiều rộng 12cm và dài 16cm, mặt dưới của lá sẽ có lông. Hình dáng của lá cách đa dạng: hình trái xoan hoặc hình trái xoan bầu dục, phần trên của lá khá tròn hoặc nhọn hình tim, lá có màu xanh nhạt khi non và chuyển sang màu xanh đậm khi già.

Quả lá cách có kích thước nhỏ cỡ 3 - 4mm, hình trứng và có màu đen khi quả chín.

2. Lá cách bán ở đâu, giá bao nhiêu?

Đối với lá cách tươi bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các chợ địa phương, các tiệm bán các mặt hàng nông sản hoặc các trang thương mại điện tử với mức giá từ 40.000 - 50.000 đồng/ 1kg.

Với lá cách phơi khô, bạn nên chọn tìm mua ở những trang thương mại điện tử, cửa hàng thuốc đông dược hay phòng khám đông y đảm bảo uy tín và chất lượng. Hiện nay, lá cách phơi khô có giá khoảng 150.000 - 190.000 đồng/ 1kg.

3. Món ăn ngon với lá cách

Ếch xào lá cách

Mở đầu danh sách các món ngon với lá cách là món ếch xào lá cách. Đây là một món ăn vô cùng mới lạ nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn yêu thích đấy nhé!

Thịt ếch dai dai, có hương vị đậm đà với vị beo béo của nước dừa, được xào cùng lá cách thanh mát có hương vị đặc trưng. Ếch xào lá cách là sự kết hợp hoàn hảo, ăn cùng với 1 chén cơm trắng chắc chắn sẽ khiến bữa ăn của bạn càng thêm thơm ngon.

Ốc xào lá cách

Ốc xào lá cách sau khi hoàn thành sẽ có màu sắc đẹp mắt.

Ốc lác thì dai giòn sừn sựt kết hợp với lá cách vị bùi bùi, nước sốt thì thơm mùi nước cốt dừa được nêm nếm gia vị đậm đà tạo nên 1 món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Thực hiện ngay để cả gia đình bạn cùng thưởng thức nào!

Thịt trâu xào lá cách

Thêm 1 món ăn mới lạ với cách thực hiện đơn giản cho bạn trổ tài tại nhà đó là món thịt trâu xào lá cách.

Lá cách thì có mùi thơm đặc trưng, thịt trâu thì được xào vừa chín tới vẫn giữ được độ mềm, hơi dai dai nhưng không bị dai quá. Bạn có thể ăn kèm món này với bánh mì, chấm thêm 1 ít nước tương để món ăn thêm trọn vị nhé!

Ếch nướng lá cách

Món cuối cùng mà Điện máy XANH muốn giới thiệu với bạn đó chính là món ếch nướng lá cách.

Đùi ếch được ướp gia vị đậm đà cuốn cùng với lá cách nên khi nướng sẽ có hương thơm nức mũi. Thịt ếch ngọt mềm kết hợp với lá cách bùi bùi, chấm cùng với nước sốt chua chua, ngọt ngọt tạo nên 1 món ăn đậm đà, dân dã.

Xem thêm:

Với bài viết trên của Điện máy XANH, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được thông tin về lá cách là lá gì, bán ở đâu và các món ngon với lá cách nhé. Chúc bạn thực hiện thành công các món ăn để cả gia đình cùng thưởng thức!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Wikipedia

Biên tập bởi Mai Trương Bích Tuyền • 02/06/2021

-Tên gọi khác: Vọng cách, Cách biển.

-Tên tiếng Anh: Creek Premna

-Tên khoa học: Premna serratifolia L.

-Tên đồng nghĩa: Premna corymbosa [Burm. f.] Rottl. et Willd.; P.integrifolia L.; P. obtusifolia R. Br.; P. integrifolia var. obtusifolia [R. Br.] P'ei; Cornutia corymbosa Burm.

Phân loại khoa học

Họ Cỏ Roi ngựa [Verbenaceae].

Phân bố

Cây cách có nguồn gốc ở Châu Á, phát sinh từ Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Hiện nay cây cách phát triển rộng ở Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và các đảo Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, cây cách mọc hoang và được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy lá làm gia vị ăn gỏi cá. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm. Lá lấy về, rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng làm thuốc.

Mô tả

-Thân: Là cây gỗ nhỏ thường cao 2-5 mét, phân nhánh nhiều, có khi mọc leo, thường có gai.

-Rể: Rể cọc, gồm rể cái và nhiều rể con ăn sâu vào đất.

-Lá: Có hình dạng và màu sắc rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, hơi bất xứng, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, rìa lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Lá non có màu xanh nhạt, khi già màu xanh đậm.

-Hoa: Kích thước nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây.

-Quả: Hình trứng, màu đen khi chín, rộng cỡ 3-4 mm, có 4 ô, mỗi ô chứa một hạt.

Cây cách thích nghi trên vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Có thệ sống ngoài trảng nắng hay nơi có bóng râm nhẹ.

Thành phần hóa học

Toàn cây có mùi rất khó chịu nhưng lá có mùi thơm hơi hắc; còn rễ có vị đắng, nóng có mùi dễ chịu. Nó chứa một tinh dầu thơm và một chất màu màu vàng. Vỏ cây chứa 2 alcaloid là premnin và ganiarin. Premnin có tác dụng giống thần kinh giao cảm; nó làm giảm sức co của tim và làm dãn nở đồng tử.

Công dụng

a- Lá cách dùng như một loại rau

1-Dùng làm rau sống: Lá cách có mùi thơm hơi hắc, được trộn chung các loại rau sống khác. Lá cách sống thích hợp khi chấm mắm kho, cuốn với thịt nướng, thịt chiên, cá nướng. Đôi khi dùng làm rau nhúng lẩu.

2-Dùng làm rau luộc:Lá cách non dùng luộc chung với các loại rau khác làm tăng mùi thơm.

3-Dùng để xào: Lá cách non xắt nhuyễn dùng để xào với thịt trâu, bò, rắn, ếch, nhái, lươn… có khẩu vị rất ngon.

Ếch xào lá cách

Lươn um lá cách

b-Các bộ phận của cây cách dùng như bài thuốc

-Theo kinh nghiệm y học cổ truyền các nước Đông Nam Á dùng lá cách làm thuốc lợi thiểu, giải độc, trị ho, trợ tiêu hóa, lợi sữa, lợi kinh, trị kiết lỵ và thấp khớp. Liều dùng: cành lá khô 20 - 30 g [tươi 50 - 100 g] sắc uống.

-Cành Cách cỡ ngón chân cái, phơi héo rồi đun vào bếp than, đầu kia sẽ xì ra bọt nước, dùng để thoa lên vết chàm, dị ứng, vết lở loét và mụn nhọt cho mau lành.

-Ở Ấn Độ: Cây được dùng trị đau dây thần kinh, rễ dùng trị di chứng xuất huyết não. Lá được dùng trị cảm lạnh và sốt, trị đầy hơi và dùng dưới dạng xúp làm thuốc lợi tiêu hoá, gây trung tiện.

-Ở Indonesia: Người ta còn dùng cây trị bệnh đau gan, đau dạ dày và làm thuốc hạ nhiệt.

-Theo các nghiên cứu khoa học, thân, cành, lá Cách chứa alcaloid: premnin, granimin có tính cường giao cảm thần kinh, nghĩa là làm co mạch, tăng huyết áp, tiết nước bọt, nở đồng tử, tăng nhu động ruột, nở khí quản…cho nên khi uống nước sắc cành, lá Cách bạn cảm thấy hưng phấn, hết mệt mỏi, ăn ngon miệng và khỏe ra...

Tuy nhiên, mặc dù những nghiên cứu về độc tính cho thấy với liều uống 2 g trích tinh lá cách/kg cơ thể súc vật thí nghiệm không gây ngộ độc nào, nhưng ta chỉ nên dùng thuốc từ vài ba ngày đến vài tuần để trị bệnh rồi nghỉ chứ đừng uống thường xuyên có thể gây cao huyết áp, vì cây có tính cường trực giao cảm thần kinh.

-Tác dụng cường giao cảm thần kinh này của cây Cách cũng giải thích công dụng làm thuốc lợi sữa, lợi kinh, trị nhức mỏi, thấp khớp trong kinh nghiệm dân gian.

-Nước sắc cây Cách cũng có tính kháng sinh mạnh trong việc chống nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm, lỵ trực trùng. Nước sắc đặc bôi mụt, nhọt ngoài da.

-Theo Y học cổ truyền Việt Nam, lá cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.

-Từ năm 2008 các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu, Viện khoa học công nghệ đã phối hợp cùng 2 trường Đại học Y và Dược Hà Nội tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng lá vọng cách trên thực nghiệm”, “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây vọng cách thu hái ở Nam Định” [là Luận án tiến sỹ dược học Nguyễn Thị Bích Hằng – năm 2010].

Đây là những bằng chứng khoa học đầu tiên về tác dụng sinh học của loài cây này. Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột. Cao lỏng lá vọng cách làm giảm men gan ALT, biểu hiện tổn thương gan giảm.

Kết quả của nghiên cứu này cũng đồng nhất với tác dụng bảo vệ gan.

Một số bài thuốc từ cây cách

1-Bài thuốc chỉ định và phối hợp: Được dùng trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Ngày dùng 8-12g lá, đọt cây; rễ dùng với liều ít hơn [ theo Y học cổ truyền Việt Nam].

2-Chữa lỵ: Dùng lá Cách tươi 30g, giã nát, thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống. Ngày dùng 30-40ml. Trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều 10-15g mỗi ngày, sắc uống [ theo Y học cổ truyền Việt Nam].

3-Hậu sản vàng da: Dùng lá Cách phối hợp với thân, lá cây Nhân trần và thân, lá cây Cối xay, liều lượng bằng nhau 12g sắc nước uống [ theo Y học cổ truyền Việt Nam].

4-Chửa phong tê, thấp khớp,lợi sữa cho phụ nữ sinh con: Lá cách được dùng dưới dạng sắc uống. Mỗi ngày dùng 30-40g lá tươi hoặc 15-20g lá rễ [theo Y học cổ truyền  Ấn Độ].

5-Giải độc bia, rượu: Ăn nhiều lá cách non hoặc luộc, xào có tác dụng giải độc bia, rượu [theo kinh nghiệm dân gian Nam Bộ].

Lưu ý! Do tác dụng giả rượu, bia nên khi nhậu với đặc sản xào lá cách có thể làm tăng đô!

                                                                                        Kỹ sư Hồ Đình Hải

Công dụng ẩm thực và chửa bệnh của cây cách


Video liên quan

Chủ Đề