Cc trong liên minh là gì năm 2024

Nếu bạn thường xuyên chơi các game MOBA thì chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ Crowd Control, hay còn được gọi tắt là CC. Crowd Control sẽ giúp hạn chế hoặc vô hiệu hóa hành động của kẻ địch và bạn sẽ có thêm thời gian để hạ gục hoặc chạy trốn khỏi chúng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Crowd Control và các hiệu ứng khống chế trong trò chơi Liên Minh Huyền Thoại nhé!

1. Tìm hiểu về Crowd Control

Crowd Control thường được viết tắt là CC. Trong các trò chơi MOBA, Crowd Control là một thuật ngữ sử dụng để biểu thị cho một phép hoặc một kỹ năng làm giảm khả năng chiến đấu của đối phương và hạn chế hoặc vô hiệu hóa hành động của chúng.

Ngược lại với Crowd Control là thuật ngữ Tenacity – làm giảm thời gian duy trì hiệu ứng của một số kĩ năng Crowd Control, hay còn gọi là giảm thời gian bị khống chế.

.jpg) Tìm hiểu về Crowd Control

Crowd Control trong trò chơi Liên Minh Huyền Thoại biểu thị việc người chơi điều khiển nhân vật tung ra chiêu thức khiến đối phương bị khống chế và hạn chế hành động hoặc không thi triển một số kỹ năng hoặc phép bổ trợ.

Các loại khống chế thường thấy trong game MOBA là stun (làm choáng), freeze (đóng băng), silence (câm lặng), slow (làm chậm)...

Khi bị dính các hiệu ứng khống chế này bạn sẽ không thể nào tự do điều khiển vị tướng của mình. Chỉ khi hiệu ứng khống chế hết hiệu lực thì bạn mới có thể tự do thao tác nhân vật của mình.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các hiệu ứng khống chế thường phải được sử dụng nhanh và một cách bất ngờ. Các tựa game MOBA đòi hỏi đồng đội có sự phối hợp ăn ý với nhau để dành chiến thắng. Trong những pha giao tranh, những tín hiệu ngắn gọn thường được ưu tiên hơn vì không mất nhiều thời gian để phát ra tín hiệu. Chính vì vậy các game thủ lựa chọn sử dụng “CC” thay cho Crowd Control vì vừa nhanh vừa tiện lợi cho việc trao đổi thông tin.

2. Phân loại khống chế thường gặp

2.1. Khống chế cứng

Kỹ năng khống chế cứng cho phép người chơi tước bỏ khả năng điều khiển nhân vật của đối phương, khiến chúng trong thời gian ngắn không thể hành động hay thực hiện bất cứ điều chỉnh gì.

.jpg) Loại khống chế cứng

Trong Liên Minh Huyền Thoại, có một số tướng sở hữu những kỹ năng có thể ngăn chặn khống chế cứng. Cụ thể:

+ Khiên Đen của Morgana

+ Khiên Chống Phép của Sivir

+ Nội tại Chuyển Đổi Hư Không của Malzahar

+ Tận Thế Ragnarok của Olaf

+ Phản Đòn của Fiora

Một số loại khống chế cứng thường gặp trong các trò chơi MOBA sẽ được liệt kê lần lượt dưới đây.

2.1.1. Hất Tung (Airborne)

Khống chế Hất tung sẽ khiến mục tiêu bị di chuyển nhẹ về một hướng nào đó tùy vào mô tả của kỹ năng. Trong thời gian bị hất tung, đối phương sẽ bị dính kèm hiệu ứng làm choáng khiến chúng không thể đánh tay, di chuyển, sử dụng kỹ năng hay bấy cứ phép bổ trợ nào. Hiệu ứng choáng trong hết tung cũng khiến cho mục tiêu không thể hành động được ngay lập tức khi vừa chạm đất.

Hất tung có tác dụng ngắt đi những kỹ năng dạng niệm như R – Khúc Cầu Hồn của Karthus hay R – Bông Sen Tử Thần của Katarina. Ngoài ra, Hất tung cũng sẽ ngay lập tức ngắt mọi kỹ năng dạng lướt hoặc một hiệu ứng hất tung khác mà mục tiêu đang phải chịu đựng.

Hãy nhớ rằng chỉ số kháng hiệu ứng chỉ giúp làm giảm thời gian bị choáng của hiệu ứng này chứ không hề giảm thời gian bị hất tung.

Cc trong liên minh là gì năm 2024
Hiệu ứng khống chế Hất tung

Có một mẹo để thoát khỏi hiệu ứng hết tung nếu chẳng may trúng phải đó là người chơi phải sử dụng Khăn Giải Thuật hoặc Hòm Bảo Hộ Mikael và kết hợp gần như là ngay lập tức với kỹ năng cơ động như E – Truy Cùng Diệt Tận của Lucian, E – Dịch Chuyển Cổ Học của Ezreal hay phép bổ trợ Tốc Biến. Chú ý là phép Thanh Tẩy không thể loại bỏ hiệu ứng này.

Ngoài ra, trong Liên Minh Huyền Thoại hay các trò chơi MOBA khác, hiệu ứng Hất tung còn có nhiều biến thể khác như:

+ Gạt sang một bên (Knock aside), ví dụ như chiêu Q – Cú Đấm Bùng Nổ hay chiêu cuối Tả Xung Hữu Đột của Vi, W – Rải Bom của Corki, W – Quăng Địa Chấn của Taliyah, E – Dạt Ra của Draven

+ Đẩy lùi – Knockback, ví dụ như chiêu cuối Sóng Ánh Sáng của Aurelion Sol, Alistar, Janna, …

+ Hất tung tại chỗ – Knockup, ví dụ như W – Bò Húc của Alistar, chiêu cuối Gió Mùa của Janna, chiêu cuối Dây Gai của Zyra, …

+ Kéo – Pull, ví dụ như Q – Bàn Tay Hỏa Tiễn của Blitzcrank, Q – Đâm Thấu Xương của Pyke, Q – Án Tử của Thresh, Q – Phóng Mỏ Neo của Nautilus, E – Bắt Giữ của Darius, …

2.1.2. Bắt buộc hành động (Forced Action)

Hiệu ứng khống chế này sẽ làm gián đoạn những kỹ năng dạng niệm và ngay lập tức chặn đứng được các kỹ năng dạng lướt và nhảy như W – Xuất Hiện Hoành Tráng của Rakan hay E – Quét Kiếm của Yasuo…

Chỉ số kháng hiệu ứng cũng giúp làm giảm thời gian hiệu lực của hiệu ứng khống chế này.

Để loại bỏ hiệu ứng này, các trang bị như Khăn Giải Thuật, Hòm Bảo Hộ Mikael hoặc phép Thanh Tẩy là những lựa chọn tối ưu nhất, hoặc có một cách khác đó là giết chết kẻ “gieo nghiệp” để chấm dứt hiệu ứng này.

Cc trong liên minh là gì năm 2024
Ahri có thể mê hoặc kẻ địch với kỹ năng Hôn Gió

Loại khống chế Bắt buộc hành động này được chia làm ba loại chính:

+ Quyến rũ (Charm): Mục tiêu bị dính hiệu ứng quyến rũ sẽ bị rơi vào trạng thái mê muội di chuyển đến vị trí của kẻ gây hiệu ứng trong trạng thái bị làm chậm và không thể tấn công hay sử dụng bất cứ chiêu thức nào, cũng không thể thực hiện các phép bổ trợ thông thường như Tốc Biến hay Dịch Chuyển.

Trong Liên Minh Huyền Thoại, những tướng có hiệu ứng Quyến rũ bao gồm Ahri (chiêu E – Hôn Gió), Evelynn (chiêu W – Khêu Gợi) và Rakan ( chiêu R – Bộ Pháp Thần Tốc).

+ Hoảng sợ/Bỏ chạy (Fear/Flee): hiệu ứng khống chế này có cơ chế tương tự như Quyến rũ, nhưng thay vì khiến mục tiêu di chuyển về phía mình thì Hoảng sợ sẽ làm nạn nhân chạy ra xa khỏi người tung ra khống chế.

Những tướng sở hữu hiệu ứng này bao gồm Fiddlesticks (chiêu Q – Khiếp Hãi), Hecarim (chiêu cuối Bóng Ma Kỵ Sĩ), Nocturne (chiêu E – Nỗi Kinh Hoàng Tột Độ) , Shaco (chiêu W – Hộp Hề Ma Quái), Urgot (chiêu cuối Mũi Khoan Tử Thần khi kết liễu được mục tiêu) và Warwick (chiêu E – Gào Thét).

+ Khiêu khích (Taunt): Mục tiêu bị dính khiêu khích sẽ tiến thẳng đến và đánh thường lên kẻ sử dụng hiệu ứng này, chúng không thể sử dụng các phép bổ trợ Tốc Biến và Dịch Chuyển trong khoảng thời gian bị khiêu khích.

Cc trong liên minh là gì năm 2024
Trùm khiêu khích Rammus

Những vị tướng có khả năng khiêu khích trong Liên Minh Huyền Thoại bao gồm Shen (chiêu E – Vô Ảnh Bộ), Rammus (chiêu E – Khiêu Khích) và Galio (chiêu W – Lá Chắn Durand).

2.1.3. Ngủ (Sleep)

Mục tiêu khi bị rơi vào trạng thái ngủ sẽ không thể tấn công, sử dụng kỹ năng hay sử dụng các phép bổ trợ Tốc Biến và Dịch Chuyển. Nếu nạn nhân nhận sát thương từ bất kỳ nguồn nào khi đang ngủ, hiệu ứng ngủ sẽ kết thúc ngay lập tức.

Hiện nay trong trò chơi Liên Minh Huyền Thoại, Ngủ là hiệu ứng khống chế đặc biệt và chỉ có mỗi vị tướng Zoe có hiệu ứng này. Mục tiêu rơi vào trạng thái Ngủ sẽ ngay lập tức bị ngắt các chiêu thức dạng niệm.

Hiệu ứng Ngủ có thể được giải trừ bởi phép bổ trợ Thanh Tẩy, các trang bị như Khăn Giải Thuật và Hòm Bảo Hộ Mikael.

2.1.4. Trạng thái tĩnh (Stasis)

Đây là một hiệu ứng khống chế toàn diện nhưng khá ít gặp. Khi mục tiêu rơi vào trạng thái Tĩnh, chúng sẽ không thể tấn công, sử dụng chiêu thức hay bất kỳ phép bổ trợ nào cũng như các trang bị kích hoạt khác trong suốt thời gian hiệu ứng diễn ra. Tuy vậy, mục tiêu bị dính Static cũng sẽ nhận được hiệu ứng miễn nhiễm với sát thương cũng như không bị chọn làm mục tiêu. Bên cạnh đó, mục tiêu trong trạng thái tĩnh vẫn có thể nhận được hồi phục từ các kỹ năng hồi phục diện rộng.

Điều đặc biệt nữa là mọi hiệu ứng khống chế khác đang tồn tại trên mục tiêu bất kỳ hoặc mục tiêu đang niệm phép bị rơi vào trạng thái Tĩnh thì ngay lập tức sẽ bị cắt hoặc giải trừ hết.

Static là một trong những hiệu ứng khống chế không thể giải trừ dưới mọi hình thức cũng như không có nguyên nhân nào thể làm giảm thời gian có hiệu lực của nó.

Cc trong liên minh là gì năm 2024
Thiên Mệnh Khả Biến của Bard không thể bị giải trừ

Những vị tướng có khả năng tạo ra trạng thái tĩnh bao gồm: Kalista (chiêu cuối Định Mệnh Vẫy Gọi), Kled trong khoảnh khắc mất nội tại, Bard (chiêu cuối Thiên Mệnh Khả Biến), Lissandra (chiêu cuối Hầm Mộ Hàn Băng), Zilean (chiêu cuối Đảo Ngược Thời Gian).

2.1.5. Choáng (Stun)

Đây là hiệu ứng khống chế cứng phổ biến nhất trong các trò chơi, không chỉ là các trò chơi MOBA như Liên Minh Huyền Thoại.

Mục tiêu bị dính Choáng sẽ không thể tấn công, sử dụng kỹ năng cũng như Tốc Biến hay Dịch Chuyển và các trang bị kích hoạt khác, duy nhất ngoại trừ Khăn Giải Thuật (hoặc trang bị hoàn chỉnh là Đao Thủy Ngân).

Hiệu ứng Choáng sẽ ngay lập tức ngắt đi khả năng thi triển của các phép niệm như R – Bão Tuyết của Anivia hay chặn đứng các kỹ năng dạng lướt hoặc nhảy như E – Nhún Nhảy của Gnar hay W – Xuất Hiện Hoành Tráng của Rakan.

Hiệu ứng Choáng có thể bị giải trừ nhanh hơn bằng cách gia tăng chỉ số kháng hiệu ứng và có thể loại trừ ngay lập tức bằng Khăn Giải Thuật (hoặc Đao Thủy Ngân), Hòm bảo hộ, hay phép bổ trợ Thanh Tẩy.

Có rất nhiều vị tướng sở hữu khả năng làm Choáng, một vài cái tên tiêu biểu có thể kể đến chính là Leona với 3 kỹ năng làm choáng, Ashe với Đại Băng Tiễn, Lissandra với Hầm Mộ Hàn Băng, Sejuani với Hầm Ngục Băng Giá, Sona với Khúc Cao Trào…

2.1.6. Áp chế (Suppression)

Áp chế là một trong những hiệu ứng khống chế cứng khiến người chơi ức chế nhất và cũng là kỹ năng thích hợp nhất để “bắt lẻ” trong Liên Minh Huyền Thoại.

Cc trong liên minh là gì năm 2024
Áp chế là hiệu ứng khống chế gây khó chịu bậc nhất

Đối tượng bị Áp chế sẽ không thể đánh tay, sử dụng chiêu thức hay bất cứ phép bổ trợ nào, đồng thời sẽ bị ngắt mọi kỹ năng dạng niệm cũng như dạng nhảy và lướt. Nói tóm lại là sẽ phải “đứng im chịu chết”.

Nguyên nhân làm cho hiệu ứng Áp chế có một áp lực mạnh mẽ đến thế bởi nó không thể bị giảm thời gian hiệu lực và chỉ có thể giải trừ bằng Khăn Giải Thuật hoặc các kỹ năng đặc biệt của tướng.

Trong Liên Minh Huyền Thoại hiện chỉ có 5 vị tướng sở hữu khả năng Áp chế này chính là Urgot, Malzahar, Warwick, Skarner và Tahm Kench.

2.1.7. Giữ trên không (Suspension)

Hiệu ứng Giữ trên không rất dễ bị nhầm lẫn với hiệu ứng Hất tung. Về bản chất, Giữ trên không được xem là một dạng làm choáng đặc biệt khiến đối phương không thể điều khiển nhân vật hay sử dụng Tốc Biến và Dịch Chuyển trong thời bị giữ trên không.

Giữ trên không có thể ngắt mọi chiêu thức dạng lướt và nhảy ngay lập tức cũng như ngắt mọi chiêu thức dạng niệm chú.

Điều tạo nên sự khác biệt của hiệu ứng này với Hất tung chính là Giữ trên không được xem là Choáng nên có thể giải bằng phép bổ trợ Thanh Tẩy, trang bị Khăn Giải Thuật và Hòm Bảo Hộ Mikael mà không phải kết hợp với các kỹ năng dạng lướt khác để giải trừ triệt để.

Giữ trên không rất ít thấy và hiện mới chỉ có ba vị tướng có hiệu ứng này đó là Nami với Q – Thủy Ngục, Vel’koz với E – Phá Vỡ Kết Cấu và Yasuo với R – Trăn Trối.

2.1.8. Trói chân (Root/Snare)

Đây là hiệu ứng khống chế cứng “mềm” nhất so với các “đồng nghiệp” khác và nhiều người thường không coi đây là khống chế cứng. Trói chân là khống chế cứng dễ chịu nhất

Trói chân chỉ làm cho mục tiêu không thể di chuyển hoặc sử dụng các phép bổ trợ Tốc Biến và Dịch Chuyển trong một khoảng thời gian. Trói chân sẽ bị giảm hiệu lực bởi chỉ số kháng hiệu ứng và có thể giải trừ bằng hầu hết mọi cách thức hóa giải hiệu ứng.

Trói chân có thể làm gián đoạn các kỹ năng cơ động như R – Nhất Thống của Shen, E – Quét Kiếm của Yasuo nhưng sẽ không thể cắt đứt các kỹ năng dạng niệm.

Những vị tướng sở hữu kỹ năng có hiệu ứng trói chân bao gồm Lux (Q – Khóa Ánh Sáng), Morgana (Q – Khóa Bóng Tối), Zyra (E – Rễ Gai), Neeko (E – Xoắn Trói), Varus (R – Sợi Xích Tội Lỗi)...

2.2. Các hiệu ứng không phải khống chế cứng

- Mù (Blind): Mục tiêu bị mù sẽ bị trượt hoàn toàn khi sử dụng các đòn đánh tay, nhưng Mù sẽ không loại bỏ hiệu ứng mà đòn tấn công đó mang theo.

Ví dụ: Teemo có thể làm mù Xin Zhao nhưng nếu Xin Zhao dùng Liên Hoàn Tam Kích thì vẫn gây ra hiệu ứng Hất tung ở đòn thứ 3 mặc dù các đòn đánh đều trượt hết.

- Biến hình (Polymorph): Mục tiêu sẽ bị biến đổi thành dạng khác, không thể tấn công, không sử dụng chiêu thức và bị giảm tốc độ di chuyển.

Trong Liên Minh Huyền Thoại chỉ có Lulu có khả năng Biến hình kẻ địch.

.jpg) Lulu là tướng duy nhất có thể biến hình kẻ địch

- Câm lặng (Silence): Mục tiêu bị dính Câm lặng không thể sử dụng chiêu thức cũng như phép bổ trợ.

Một số tướng có thể gây Câm lặng như Garen (Q – Đòn Quyết Định), Malzahar (Q – Tiếng Gọi Hư Không), Cho'gath (W – Tiếng Gầm Hoang Dã)...

- Làm chậm (Slow): Mục tiêu bị giảm tốc độ di chuyển, và đôi khi là cả tốc độ tấn công. Nhiều tướng có khả năng làm chậm như Ashe với nội tại và chiêu W – Tán Xạ Tiễn, Tryndamere với W – Tiếng Thét Uy Hiếp…

Nhìn chung, các hiệu ứng khống chế này không gây ra nhiều khó chịu và không triệt để như các hiệu ứng khống chế cứng. Đôi khi các hiệu ứng khống chế này không cần phải được giải trừ ngay lập tức và cũng không có nhiều khả năng dồn một vị tướng vào nguy hiểm như hiệu ứng khống chế cứng.

Như vậy, bạn đã hiểu được Crowd Control là gì và các thể loại khống chế thường gặp. Các hiệu ứng khống chế là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của những pha giao tranh và có khi là kết quả của cả trận đấu trong những game MOBA như Liên Minh Huyền Thoại. Hầu như mỗi vị tướng đều sẽ có một hoặc một vài kỹ năng khống chế nhất định. Hãy quyết định tung ra một kỹ năng khống chế đúng thời điểm để có thể giành lợi thế trong những pha giao tranh nhé.

Cc trong liên minh là gì năm 2024
Cách tải server PBE

Nhà phát hành game Riot cũng rất biết cách lắng nghe phản hồi từ game thủ và tập trung cải thiện trải nghiệm chơi game ngày càng hoàn thiện hơn. Động thái lớn nhất của Riot chính là xây dựng máy chủ thử nghiệm PBE nơi người chơi có thể thoải mái trải nghiệm trước những cập nhật mới nhất. Cùng tìm hiểu cách tải server PBE trong bài viết hôm nay nhé.