Chất lượng dạy và học trực tuyến

THẾ PHONG

1/Tính đến nay, học sinh ở Hà Nội đã ở nhà tránh dịch hơn nửa năm, đồng thời tham gia học trực tuyến hơn ba tháng. Anh Nguyễn Thanh Tùng [quận Hoàn Kiếm] bày tỏ: “Nếu việc học trực tuyến này còn kéo dài thì tôi mong muốn, trong quá trình học, các con sẽ có không gian tương tác và giao tiếp với nhau nhiều hơn vì các con đến trường học có thể chơi đùa, nói chuyện cùng các bạn và cũng là để rèn khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, khi học online, việc đó trở nên khó khăn hơn”. 

Còn chị Nguyễn Thu Hoa [quận Hoàng Mai] đóng góp: “Chất lượng học trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn là do đường truyền mạng. Cả cô và trò thường xuyên bị đẩy ra khỏi lớp học, làm gián đoạn kiến thức mà cô muốn truyền tải cho học sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu bài của học sinh trên lớp”. 

Chị Mai Thanh Trúc [quận Đống Đa] chia sẻ, hằng ngày, anh chị đi làm nên hai con, cháu lớn học lớp 11, cháu bé học lớp 6 đóng kín cửa ở nhà học online. Hết thời gian học trực tuyến, chị quay ra kèm em. Nhà chật, góc riêng, phòng riêng không có, trong khi nhu cầu được giao tiếp, được vui chơi của hai con không thể giải tỏa được. Tích tụ lâu, chúng thành hay cáu bẳn, thay đổi tâm tính. “Tôi đang làm việc thì con gái gọi nói đường truyền lỗi nên phải hoãn thi. Một lúc sau, lại thấy cậu em gọi giọng bực tức vì bị đang trả lời câu hỏi của cô thì cũng bị out ra, rồi hay bị chị mắng, chị quát. Đợt nghỉ dịch kéo dài, học online cũng khá căng thẳng, các con tôi hay xung đột với nhau, trong khi trước đó, các cháu rất ngoan, có ý thức học tập”. 

2/Làm sao để bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh, bảo đảm chất lượng dạy học cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV. 

Theo ông Dương Tấn Quân [Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu], Đoàn đã tổ chức khảo sát về công tác dạy và học trực tuyến trên địa bàn tỉnh, nhận thấy việc này vẫn còn hạn chế, nhất là bậc tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Nhiều hộ gia đình học sinh, sinh viên nghèo không có điều kiện trang bị điện thoại thông minh, máy tính kết nối mạng để học tập trực tuyến; hạ tầng công nghệ, đường truyền, trang thiết bị và nguồn học liệu chưa đáp ứng được yêu cầu; giáo viên nhiều nơi chưa được tập huấn kỹ cả về công nghệ và phương pháp”, ông Quân phát biểu trên nghị trường sáng ngày 8/11. 

Để khắc phục những bất cập này, ông Quân đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển các nguồn học liệu điện tử phong phú, hợp lý, dễ sử dụng. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên, giáo viên tiếp cận hạ tầng số dịch vụ truy cập internet tốc độ cao, bảo mật an toàn, dễ sử dụng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm công cụ dạy học trực tuyến….

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất cho các học sinh, thầy cô giáo để bảo đảm việc học được hiệu quả, an toàn, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…

3/Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Do thiếu thiết bị học tập, hiện có tới 1,8 triệu học sinh không thể tham gia học trực tuyến. Việc bảo đảm các điều kiện học tập cho học sinh là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục hiện nay. Để đánh giá được chất lượng việc dạy và học trực tuyến như thế nào, chúng tôi cũng có đánh giá sơ bộ. Nhưng để đánh giá đầy đủ, cần có điều tra và khảo sát. Nhưng có một điều chắc chắn là có những thách thức ảnh hưởng đến chất lượng.

Khi các cháu quay lại trường, cần phải có kiểm tra, đánh giá thì chúng ta mới biết được đầy đủ chất lượng dạy và học trực tuyến. Khi ấy, các giáo viên phải có trách nhiệm làm đánh giá để xem các em học sinh trong lớp trình độ đến đâu để phân ra các nhóm. Tùy theo khả năng của từng em sẽ triển khai các biện pháp hỗ trợ theo nhóm, theo từng em cụ thể”.

“Một trong những vấn đề nóng, cũng mong các đồng chí lãnh đạo các địa phương chia sẻ và quan tâm, đó là, làm thế nào để số các cháu không có thiết bị trong tay khiến một phần các cháu đang dần bỏ học vì không theo học được. Cái đó còn cấp bách hơn trước khi chúng ta đánh giá xem các cháu đang học được gì”, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng đều đã điều chỉnh kế hoạch và phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học trực tuyến chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Dạy học online vì sự an toàn của học sinh

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến khó lường như hiện nay, việc tạm dừng đến trường là một giải pháp vừa để phòng dịch, vừa đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh, sinh viên. Với tinh thần “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, nhiều phụ huynh và thầy cô đã tích cực chuẩn bị hành trang cho con em học tập trong tình hình mới, với hình thức dạy và học trực tuyến.

Chuẩn bị nội dung bài bản, đa dạng hóa phương pháp dạy học trực tuyến

Vì sự an toàn của học sinh, gần như cả nước đã kích hoạt việc dạy học trực tuyến, không tập trung đông người tại trường học nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát. Thuận lợi của năm học này là cả giáo viên và học sinh đã có kinh nghiệm học trực tuyến từ lần dịch đầu năm 2020 nên hầu hết đều không gặp bỡ ngỡ trong khi triển khai. Tuy nhiên, không phải khó khăn không còn.

Dù là giải pháp tối ưu, nhưng dạy học trực tuyến vẫn còn đó những hạn chế nhất định như thầy trò ít được tương tác trực tiếp, chất lượng tiết học phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền mạng, kỹ năng sử dụng công nghệ của giáo viên [ngoài vấn đề nghiệp vụ sư phạm]. Đặc biệt, dạy học trực tuyến cũng khó tiếp cận với tất cả đối tượng học sinh, vì hiện còn nhiều học sinh còn khó khăn, không có thiết bị công nghệ để phục vụ học trực tuyến.

Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến không phải không có cách. Hiện nay nhiều thầy cô đang nhìn nhận học trực tuyến theo kiểu bê lớp học trực tiếp lên mạng, thông qua các công cụ Zoom, Microsoft Teams… Cách dạy truyền thống này thường chưa mang lại hiệu quả cao và giáo viên cũng như học sinh khá vất vả trong quá trình tham gia lớp học.

Nhưng còn một hình thức khác là giáo viên có thể chủ động chuẩn bị sẵn nội dung giảng dạy và cung cấp cho học sinh dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ, mạng xã hội và cả phụ huynh, [tuy nhiên nội dung này phải được thực hiện một cách bài bản theo lộ trình học tập của nhà trường]. Để học sinh có cơ hội nghiên cứu trước bài học ở những phần lý thuyết…, nhằm tăng cường khả năng tự học của các em cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho thầy cô. Sau đó thầy cô tổ chức các lớp học trên phần mềm dạy học trực tuyến để giải đáp thắc mắc của học sinh, giảng lại những gì học sinh chưa hiểu. Thầy cô sẽ thấy hình thức này giống như lớp học đảo ngược mà có thể chúng ta đã áp dụng ở lớp học trực tiếp.

Ngoài việc chuẩn bị nội dung, chương trình dạy học trực tuyến bài bản, thầy cô cũng cần trang bị và làm chủ những kỹ năng tổ chức lớp học trực tuyến. Bên cạnh đó, Kỹ năng tổ chức hoạt đông, trò chơi giúp kích thích tư duy, tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh cũng cần thầy cô liên tục cập nhật, trau dồi để có thể thực hiện các lớp học trực tuyến một cách hiệu quả.

Cẩm nang dạy học

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam dừng xuất bản trong thời gian 3 tháng
theo Quyết định số 47 ngày 5/7/2022 của Thanh tra Bộ TT&TT.

Tuy nhiên, dư luận cũng hết sức lo ngại trước bài toán chất lượng của những giờ học trực tuyến trong bối cảnh khác biệt về điều kiện vật chất và sự phân hóa năng lực học sinh khá cao. Tôi nhớ năm học vừa rồi, Sở GD-ĐT TP Hải Phòng đã mạnh dạn dừng việc học trực tuyến đối với học sinh khối lớp 1 và 2 do không hiệu quả và gây khó khăn đối với phụ huynh.

Quả thật, đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào chất lượng dạy học trực tuyến khi mà nhiều học sinh đang phải ‘gồng’ lên trước màn hình và phụ huynh thở dài thườn thượt căng mắt theo học cùng con, thậm chí là bỏ tiền thuê gia sư kèm cặp bên cạnh ngay trong giờ học trực tuyến thì con trẻ mới hiểu bài. Cấp tiểu học thật sự đã và đang ‘vượt khó’ mướt mồ hôi cùng với dạy học trực tuyến!

Những con số báo cáo điểm danh đầu buổi và cuối buổi chỉ có ý nghĩa tượng trưng khi mà nhiều đứa trẻ cứ loay hoay làm việc riêng bởi bị ‘out’ liên tục khỏi nhóm lớp chung. Bài giảng của giáo viên cứ ra rả trong khi trẻ thấm bao nhiêu lượng kiến thức mới vẫn còn là một ẩn số.

Khi mà ý thức tự học quyết định hơn phân nửa sự thành công của một giờ học trực tuyến thì việc yêu cầu mấy đứa trẻ lớp 1, lớp 2 phải ngồi trước màn hình, lắng nghe bài giảng, tương tác với giáo viên là một nỗ lực lớn lao!

Dẫu biết rằng việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều bất khả kháng. Nhưng ý thức học tập của học sinh và hiệu quả của những bài học thiếu hụt sự tương tác thầy - trò vẫn luôn để lại nhiều trăn trở trong lòng người.

Có lẽ giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở phổ thông mới thấm thía rõ ràng sự phân hóa về năng lực và ý thức học tập của học sinh. Không phải mọi học sinh đều sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu học tập của giáo viên. Không phải mọi học sinh đều có thể tiến bộ dần qua bài giảng một chiều từ giáo viên. Và lời nhắc nhở, động viên, hối thúc từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc của người thầy bên tai bọn trẻ chưa bao giờ hết tác dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoại trừ các trường điểm và trường chất lượng cao có sự đồng đều về năng lực học sinh, còn lại hầu hết các trường học ở nước ta vẫn có sự cách biệt khá lớn về nền tảng kiến thức, kỹ năng, ý thức học tập giữa các em học sinh. Giáo viên đứng lớp bằng kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và nhiệt tâm của mình để có phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Người thầy với đôi mắt yêu thương và đôi tai lắng nghe tiếng lòng của học sinh có thể cảm nhận sâu sắc khả năng tiếp nhận kiến thức của từng học sinh, biết em này thiếu hụt kỹ năng gì, biết em kia hao khuyết kiến thức gì để có thể phụ đạo và bồi dường thêm cho các em.

Đặc biệt, giờ học trên lớp thành công một phần nhờ vào sự tương tác giữa thầy và trò mà câu hỏi phát vấn, hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình của học sinh… sẽ là “liều thuốc” không thể thiếu. Điều này thì giờ học trực tuyến với giáo viên giỏi đến đâu, kiến thức chuẩn đến đâu và tiết dạy chuẩn bị công phu đến đâu cũng sẽ không thay thế được giờ học truyền thống ở trường học.

Đến trường vẫn là con đường hữu hiệu và thiết thực nhất để học sinh tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng nhân cách! Nhưng trong bối cảnh nhiều địa phương kéo dài thời gian giãn cách xã hội để phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, dạy học trực tuyến là một giải pháp tình thế có thể phát huy hiệu quả trong việc cung cấp kiến thức kịp thời cho học sinh, đặc biệt là các lớp cuối cấp.

Tuy nhiên, đối với các khối lớp tiểu học, nếu việc dạy học trực tuyến tồn tại quá nhiều bất cập, mong rằng ngành giáo dục các địa phương nhìn thẳng vào chất lượng và mạnh dạn quyết định tạm dừng triển khai như Sở GD-ĐT TP Hải Phòng đã từng. Bởi chúng ta còn quỹ thời gian 3 tháng hè có thể kéo dài năm học cũng như Bộ có thể tính toán đến việc tinh giản chương trình…

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề