Chạy xe máy quá tốc độ gây tai nạn

Lỗi chạy quá tốc độ là lỗi điều khiển phương tiện vượt quá mức tốc độ tối đa cho phép. Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa của xe máy ở đường trong khu vực đông dân cư như sau: 

  • Đường đôi [đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa] và đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.
  • Đường 2 chiều [đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa], đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới: 50km/h.

Việc điều khiển xe máy chạy quá tốc độ sẽ làm giảm khả năng ứng biến của người lái xe trước các tình huống bất ngờ, gia tăng nguy cơ gây ra tai nạn cho bản thân, người ngồi sau cũng như những người tham gia giao thông khác.

Pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể về tốc độ mà mỗi loại phương tiện khác nhau phải chấp hành để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

>> Xem thêm: Những quy định tốc độ xe máy khi tham gia giao thông 2021.

Xe máy chạy quá tốc độ làm tăng nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông [Nguồn: Sưu tầm]

2. Xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu?

Theo Luật Giao thông đường bộ, người lái xe máy cần tuân thủ nghiêm túc quy định về tốc độ khi tham gia giao thông, nghiêm cấm hành vi chạy vượt quá tốc độ cho phép.

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vượt quá tốc độ dành cho xe máy, mức xử phạt cụ thể như sau:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP 

Số km chạy quá tốc độ

Mức phạt

Điểm c khoản 2 Điều 6

Từ 5 - dưới 10 km/h

Từ 200.000 - 300.000 đồng

Điểm a khoản 4 Điều 6

Từ 10 - 20 km/h

Từ 600.000 - 1.000.000 đồng

Điểm a khoản 7 Điều 6

Điểm c khoản 10 Điều 6

Trên 20km/h 

Từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

Xử phạt đối với lỗi xe máy chạy quá tốc độ theo quy định [Nguồn: Sưu tầm]

3. Hình thức phạt bổ sung lỗi xe máy chạy quá tốc độ

Khi điều khiển xe máy vượt quá tốc độ, bên cạnh hình thức phạt tiền thì người tham gia giao thông còn chịu thêm các hình thức phạt bổ sung căn cứ theo các lỗi được quy định tại khoản 10, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Lỗi xe máy, mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ

Hình thức phạt bổ sung

Xe không được ưu tiên lắp đặt, sử dụng các thiết bị phát tín hiệu của xe được ưu tiên [theo điểm g, khoản 2].

Tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên.

- Chở quá ba người trên xe.

- Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường và không tham gia cấp cứu người bị nạn.

- Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu cấm đi vào đối với các loại phương tiện đang điều khiển.

- Vượt xe trong hầm đường bộ sai nơi quy định và quay đầu xe trong hầm đường bộ.

- Không tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

- Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

- Người điều khiển xe máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh [trừ thiết bị trợ thính].

- Người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều và đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều”.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

- Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 20 - 35 km/h.

- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.

- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, dùng chân điều khiển tay lái khi đang chạy trên đường, chạy đuổi nhau trên đường bộ.

- Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 mg/1l khí thở.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng và tịch thu phương tiện di chuyển.

Tái vi phạm các điều khoản trên.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1l khí thở.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

4. Kinh nghiệm lái xe máy an toàn

Để hạn chế bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện nên nắm chắc các kỹ năng lái xe dưới đây để có thể chủ động trước mọi tình huống khi tham gia giao thông.

- Luôn quan sát mỗi khi lái xe

Người điều khiển phương tiện cần cẩn thận quan sát khi di chuyển trên đường, trong những đoạn đường nhỏ hẹp hoặc có nhiều khúc cua để có thể làm chủ được các tình huống bất ngờ xảy ra. Đồng thời, người lái cần giữ  phanh xe để có thể kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

- Giữ tốc độ phù hợp với tình trạng giao thông

Lưu thông với tốc độ phù hợp sẽ giúp người lái có thể làm chủ các tình huống trên đường. Ngoài ra, người điều khiển chỉ nên tăng tốc khi di chuyển trên đoạn đường vắng và cần lưu ý giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Người điều khiển phương tiện nên giữ tốc độ phù hợp khi tham gia giao thông [Nguồn: Sưu tầm]

- Đi đúng cấp số

Đối với xe số/xe côn, người lái không nên điều khiển xe máy ở số 1 hoặc số 2 bởi điều này có thể làm động cơ xe hoạt động thiếu ổn định và kìm hãm tốc độ của bánh xe. Do đó, việc đi đúng cấp số không chỉ giúp người tham gia giao thông lái xe an toàn mà còn giúp tăng tuổi thọ cho xe. 

- Nắm rõ các biển báo và dấu hiệu giao thông

Khi tham gia giao thông trên đường, người điều khiển xe máy có thể gặp phải rất nhiều tình huống không ngờ tới. Do đó, người lái cần tập trung điều khiển xe và biết cách nhận biết các dấu hiệu xi nhan, biển báo đường, vạch chỉ đường,… để làm chủ trong mọi tình huống.

- Giữ khoảng cách an toàn

Giữ khoảng cách an toàn là một trong những kinh nghiệm chạy xe máy mà người lái cần nắm rõ, đặc biệt là khi di chuyển trên đường quốc lộ và đường lớn. Giữ khoảng cách với xe phía trước giúp người tham gia giao thông xử lý nhanh các tình huống xảy ra như phanh gấp, ổ gà,…

- Không tạt ngang đầu xe ô tô

Việc cắt đầu xe hơi khi điều khiển xe máy gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt khi người lái xe ô tô đạp nhầm chân ga hay phanh không kịp. Do đó, người lái xe máy không nên tạt đầu xe ô tô trong bất kỳ tình huống nào.

- Đi đúng chiều, làn đường 

Người điều khiển xe máy tuyệt đối không đi ngược chiều hay đi sai làn đường quy định. Việc lái xe đi ngược chiều, lấn làn có thể gây ra nhiều sự cố như tắc nghẽn giao thông hay nghiêm trọng hơn là xảy ra tai nạn.

- Không bật đèn pha khi đi trong đô thị

Bật đèn pha khi di chuyển trong đô thị sẽ gây ra nhiều rủi ro cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ánh sáng đèn pha của xe sẽ làm chói mắt, gây mất phương hướng cho người lái xe ngược chiều và có thể vô tình gây ra tai nạn cho người khác.

>> Xem thêm: 

Hành vi chạy quá tốc độ không những bị phạt tiền, tước bằng lái xe mà còn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do đó, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định về tốc độ của xe máy khi tham gia giao thông. 

Truy cập website VinFast để cập nhật thêm thông tin về các quy định của pháp luật dành cho các phương tiện khi tham gia giao thông.

Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

Mục lục bài viết

  • 1. Điều khiển xe máy chạy trong ngõ nhỏ va chạm với trẻ em chơi trên đường
  • 2. Sang đường đột ngột gây tai nạn có phải bồi thường ?
  • 3. Xe to đâm vào xe nhỏ, bất kể đúng sai xe to đều phải bồi thường ?
  • 4. Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm gây tại nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
  • 5. Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ gì ?

1. Điều khiển xe máy chạy trong ngõ nhỏ va chạm với trẻ em chơi trên đường

Câu hỏi: Thưa Luật sư, tôi điều khiển xe máy chạy trong đường ngõ từ nhà ra chợvì đường ngõ khá rộng khoảng 4m,không phân làn,thường xuyên có xe cộ đi lại nhưng tôi cũng chỉ dám đi với tốc độ dưới 20km/h. Thực sự tôirất chú ý đi về phía bên phải và luônquan sát và bấm còi báo hiệu trước khi đi tới các hẻm/ngách nhỏ trong ngõ.Nhưng bất ngờ có cháubé tầm 4 tuổi chạy vụt ra từ trong hẻm nhỏ phía bên phải. Vì quá bất ngờ nên tôi không kịp xử lý nên đã va quyệt vào cháu bé. Cháu bé bị vết thương trên trán khâu 4 mũi và xây xát ở tay. Còn tôi ngã xe và chỉ bầm tím ở chân.Trường hợp này tôi có bị truy cứu trách nhiệm gì không thưa luật sư?

Trả lời:

Trong một vụ va chạm giao thông, thông thường, người ta hay chú ý tới các loại trách nhiệm sau: Trách nhiệm hành chính [xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ; Trách nhiệm hình sự [khi vụ va chạm gây hậu quả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự] và trách nhiệm dân sự [thường là bồi thường thiệt hại]. Đối với trường hợp của bạn, đểxác định bạn có hay không phải chịu trách nhiệm và chịu loại trách nhiệm nào thìtrước tiên, cần xác định các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, về trách nhiệm hành chính, trách nhiệm này xảy ra khi bạn vi phạm các quy định về an toàn giao thông như điều khiển xe quá tốc độ, đi sai làn, hoặc không chú ý quan sát, không đội mũ bảo hiểm,... tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, về cơ bản không xảy ra các lỗi giao thông nên không đặt ra vấn đề xử phạt vi phạm hành chính với bạn.

Thứ hai, về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự đặt ra trong trường hợp bạn vi phạm các quy định về an toàn giao thông dẫn đến việc gây tai nạn cho cháu bé. Tuy nhiên, nếu đúng như bạn kể thì trường hợp này bạn không có lỗi. Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trường hợp trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. Bên cạnh đó, tốc độ bạn đi dưới 20km/h cũng là tốc độ được phép khi lưu thông trong khu dân cư theo quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT. Như vậy, trước tiên xác định được vụ việc va chạm này không phải do lỗi của bạn mà nguyên nhân do lỗi của cháu bé và gia đình cháu bé lơ là không trông coi cháu cẩn thận để cháu ra đường không đúng quy định gây ra tai nạn đáng tiếc. Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng không đặt ra.

Thứ ba, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xe máy [hay xe mô tô] theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Tại Điều 601 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có quy định như sau:

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; ...

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a] Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b] Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định này, yếu tố lỗi của bạn có hay không không ảnh hưởng tới việc bạn phải bồi thường khi điều khiển xe máy gây ra tai nạn mà yếu tố quyết định đó là lỗi của cháu bé. Nếu cháu bé không có lỗi thì bạn vẫn phải bồi thường nhưng nếu cháu bé có lỗi thì bạn không phải bồi thường. Mà như phân tích ở trên, lỗi trong trường hợp này thuộc về cháu bé tuy nhiên, bạn có thể thể hiện sự hỗ trợ của mình đối với cháu bé dù việc bồi thường không phải trách nhiệm của bạn.

2. Sang đường đột ngột gây tai nạn có phải bồi thường ?

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi đang điều khiển xe oto con lưu thông trên đường, vì đi trong khi dân cư nên tôi tuân thủ tốc độ cho phép theo quy định. Nhưng một người điều khiển xe máy đi ngược chiều [đây là đường hai chiều] bất ngờ xi nhan và chuyển hướng khi cách xe tôi khoảng 5m [Xe tôi có camera hành trình] tôi chỉ kịp đánh lái về phía bên trái nhưng vẫn đâm vào đuôi xe máy khiến người đó ngã ra đường và bị thương khá nặng [do họ va đầu vào vỉa hè]. Trường hợp này tôi phải làm gì? Tôi có bị làm sao không thưa luật sư?

Trả lời:

Điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Đối chiếu với điều khoản này, người điều khiển xe máy khi muốn chuyển hướng phải thực hiện giảm tốc độ và bật xi nhan báo hướng rẽ đồng thời nhường đường cho các xe đi ngược chiều. Trong trường hợp này, đáng ra người điều khiển xe máy phải nhường đường cho xe của bạn và chỉ sang đường khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Nhưng xe máy lại không tuân thủ quy định này và chuyển hướng bất ngờ với khoảng cách quá ngắn 5m - khoảng cách này không đủ để bạn có thể tránh được tai nạn. Như vậy, trong vụ việc này, người đi xe máy đã không tuân thủ quy định giao thông đường bộ mới xảy ra tai nạn. Lỗi thuộc về phía họ nên bạn không bị truy cứu trong trường hợp này. Vấn đề bồi thường thiệt hại cũng không xảy ra. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp tương tự, bạn cần kịp thời đưa người bị nạn đi cấp cứu vànhớ chuẩn bịcamera hành trình làm chứng cứ trình báo với cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ tuỳ tâm mà không bắt buộc.

3. Xe to đâm vào xe nhỏ, bất kể đúng sai xe to đều phải bồi thường ?

Câu hỏi: Thưa Luật sư, tội nghe nhiều người nói nếu xảy ra va chạm giao thông giữa xe ô tô và xe máy, xe máy với xe đạp,... ý là va chạm giữa xe to với xe nhỏ hoặc va chạm giữa người đi bộ với người điều khiển phương tiện giao thông thì bao giờ xe to và người điều khiển phương tiện giao thông cũng phải bồi thường có đúng không ạ?

Trả lời:

Trên thực tế đây là trường hợp này đã xảy ra rất nhiều và có quan niệm cho rằngcứ xe to đâm vào xe nhỏ thì xe to phải bồi thường bất kể đung sai. Tuy nhiên, pháp luật không quy định như vậy. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể nào dựa vào yếu tố có lỗi. Cụ thể, thông thường, ai là người có lỗi thì phải bồi thường. Vấn đề này đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 584 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, không phải cứ xe to đâm xe nhỏ hay người điều khiển phương tiện giao thông va chạm với người đi bộ thì mặc định xe to, người lái xe phải bồi thường. Nếu xe nhỏ hoặc người đi bộ là chủ thể vi phạm quy định về tham gia giao thông,có lỗi để xảy ra vụ va chạm thì chính họ mới phải bồi thường.

Tuy nhiên, chúng tôi chợt nghĩ tới vấn đề này, có lẽ đây mới là nguyên nhân khiến nhiều người có quan niệm người lái xe đâm người đi bộ hay xe to đâm xe nhỏ thì xe to phải bồi thường là quy định về "Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra". Cụ thể: Nếu lỗi không phải do bất kỳ bên nào gây ra thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường kể cả khi họ không có lỗi - Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015. Quan điểm trên chỉ đúng với trường hợp người đi bộ va chạm với xe đạp, xe máy hoặc xe ô tô mà cả hai bên không có lỗi => Dù vậy thì người điều khiển phương tiện giao thông - nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải bồi thường.

4. Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm gây tại nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Câu hỏi: Thưa luật sư, sáng ngày 29.9.2021, tôi đi xe máy ra chợ gần nhà nên không đội mũ bảo hiểm và có va chạm với một cậu học sinh đi xe đạp điện. Hậu quả bạn học sinh này bị gãy chân và xây xát ở mặt. Mẹ cậu học sinh đó chửi bới đòi tôi trong khi chính cậu học sinh đó mới là người đột ngột rẽ sang đường mà không bật xi nhan. Công an phường cũng kiểm tra camera nhà dân bên đường và xác định tôi chỉ có lỗi không đội mũ bảo hiểm còn nguyên nhân va chạm do cậu học sinh đó. Nhưng bà mẹ cứ vin vào cớ tôi ra đường không chấp hành đội mũ bảo hiểm là vi phạm quy định giao thông rồi vàđòi tôi phải bồi thường 50triệu nếu không sẽ tố cáo tôi tội vi phạm quy định giao thông gây tai nạn. Các anh công an phương cũng bảo nên giảng hoà với nhau chứ đưa lên quận thì lại căng. Tôi cũng hơi hoang mang. Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Làm chết người;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơthể 61% trở lên;

Các yếu tố cấu thành tội này gồm có:

Thứ nhất, khách thể của tội phạm - tức là quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm phạm: Ở đây là quy định về an toàn giao thông bị xâm phạm => gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác.

Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm:

- Có hành vi khách quan gây nguy hiểm cho xã hội: hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông

- Lỗi cố ý

- Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản củangười khác [hậu quả này được quy định trong Điều 260]

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả củatội phạm - Tức là hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến hậu quả.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đúng là thoả mãn yếu tố vi phạm quy định về an toàn giao thông với lỗi cố ý. Tuy nhiên, khi xem xét tới mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không phải là nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm giao thông khiến cậu học sinh bị gẫy chân mà nguyên nhân ở đây là do cậu bạn đó không tuân thủ quy định khi chuyển hướng sang đường.

Do vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm của bạn chỉ là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính chứ không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ gì ?

Theo quy định tại Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP năm 2019 người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông cần lưu ý mang theo các giấy tờ sau đây:

- Giấy đăng ký xe.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP các lỗi liên quan đến Giấy đăng ký xe gồm:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;

b] Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.

Các lỗi về giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe gồm có:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề