Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024

Khi van tim bị tổn thương nặng gây hở van, hẹp van hoặc cả hẹp van và hở van thì phẫu thuật thay van tim là biện pháp tối ưu, giúp giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển suy tim và giảm nguy cơ tử vong sớm. Người bệnh nên tìm hiểu rõ về quy trình cũng như các biến chứng sau khi thay van tim để có sự chuẩn bị tốt, góp phần giúp ca phẫu thuật thành công.

Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024

Phẫu thuật thay van tim là gì?

Phẫu thuật thay van tim là phương pháp điều trị với bệnh nhân có van tim bị hẹp hoặc hở nặng, và người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc. Các trường hợp van tim bị tổn thương nặng như hẹp van, hở van hoặc vừa hẹp vừa hở van, làm ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn của tim. Khi đó, phẫu thuật thay van tim mới sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phẫu thuật thay van tim sẽ loại bỏ mô van tim bị tổn thương nặng, và thay thế bằng một van tim nhân tạo như van tim cơ học, van tim sinh học hoặc van tim tự thân. Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn và thống nhất cùng bệnh nhân để lựa chọn loại van tim thay thế phù hợp.

Đa số người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật thay van tim, sức khỏe sẽ chuyển biến tốt. Khả năng phục hồi sau mổ ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng phần lớn người bệnh có thể trở lại sinh hoạt cá nhân sau vài ngày đến vài tuần và trở lại công việc nhẹ nhàng sau 6-8 tuần, một số trường hợp sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. (1)

Hệ thống van tim

Tim gồm 4 hệ thống van tim:

  • Van động mạch chủ: Gồm 3 lá van đóng mở nhịp nhàng, cho phép dòng máu chảy theo một chiều từ tâm thất trái ra động mạch chủ đi nuôi toàn bộ cơ thể.
  • Van 2 lá: Nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái, có vai trò đưa máu từ nhĩ trái xuống thất trái.
  • Van 3 lá: Van nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, giúp đưa máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải.
  • Van động mạch phổi: Giúp máu đi theo một chiều từ tâm thất phải lên động mạch phổi và tham gia vào quá trình trao đổi oxy ở phổi.
    Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
    Hệ thống van tim

Van tim có vai trò ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất với động mạch chủ và động mạch phổi. Các van tim hoạt động đóng, mở tuần tự theo chu kỳ, nhờ đó máu đi qua van dễ dàng và theo một chiều, đảm bảo vòng tuần hoàn của cơ thể.

Những bệnh lý van tim thường gặp là: Hẹp van tim (hay gặp nhất là hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ), hở van tim (hở van hai lá, hở van động mạch chủ). Nhiều trường hợp người bệnh có thể vừa hẹp và hở ở một van hoặc nhiều van tim (hẹp hở van hai lá, hẹp hở van động mạch chủ).

Khi van bị hẹp, máu không thể di chuyển dễ dàng, gây ứ trệ tuần hoàn phía thượng nguồn và thiếu máu phía hạ nguồn, dẫn đến giãn các buồng tim và suy tim. Khi van bị hở, máu không xuôi theo một chiều mà chảy ngược một phần về thượng nguồn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày dẫn đến giãn buồng tim, suy tim không hồi phục.

Các loại van tim nhân tạo

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, tình trạng bệnh, điều kiện theo dõi điều trị sau thay van của người bệnh để tư vấn loại van phù hợp. Ba loại van tim thường được dùng để thay thế gồm có: van tim cơ học, van tim sinh học và van tự thân.

1. Van cơ học

Ưu điểm lớn nhất của van cơ học là tuổi thọ cao, có thể trên 20 năm, nếu người bệnh tuân thủ điều trị và tập luyện sau phẫu thuật theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Giá của loại van này cũng hợp lý, rẻ hơn so với van sinh học. Vì vậy, người trẻ tuổi thường được khuyến cáo thay van cơ học để hạn chế việc phẫu thuật thay lại van tim.

Tuy nhiên, khi thay van tim cơ học, người bệnh phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời, nếu không tuân thủ liều thuốc phù hợp có thể gây hình thành các cục máu đông trên van, nguy cơ gây tắc van hoặc cục máu đông trôi đi gây biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hoặc dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Đối với phụ nữ đang mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, việc sử dụng thuốc kháng đông có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện dị tật ở thai nhi. (2)

Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
Van cơ học được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì chi phí hợp lý

2. Van sinh học

Van sinh học được sản xuất từ van tim động vật (bò hoặc lợn) và đã được loại bỏ các tác nhân dị ứng và đào thải ghép. Ưu điểm của van sinh học là người bệnh không phải dùng thuốc chống đông suốt đời, thường chỉ sử dụng từ 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật.

Van sinh học sẽ giống van tự nhiên của người bệnh nên sẽ đối mặt với nguy cơ thoái hóa van gây hẹp hở van tim về sau, sự thoái hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, áp lực tại van. Ở người trẻ và phụ nữ mang thai, van thường sẽ thoái hóa nhanh hơn. Vì vậy, van sinh học thường được chỉ định ở người bệnh trên 60 tuổi.

3. Van tự thân

Van tim tự thân sử dụng màng ngoài tim hoặc van tim của chính người bệnh để tái tạo van cần sửa chữa, van tim tự thân có thời gian tồn tại gần như suốt đời. Thay van động mạch chủ tự thân bắt nguồn từ phương pháp Ozaki (Nhật Bản), dùng chính màng tim của bệnh nhân để tái tạo van động mạch chủ. Đây là một bước tiến vượt bậc, mang đến nhiều ưu điểm trong điều trị van tim như:

  • Người bệnh sau khi phẫu thuật không cần sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời.
  • Giảm được nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng do van nhân tạo.
  • Tỷ lệ người bệnh không phải mổ lại sau 10 năm nếu áp dụng kỹ thuật Ozaki lên tới 95-98%.
  • Giảm chi phí điều trị cho người bệnh do không cần mua van nhân tạo.
  • Kỹ thuật này phù hợp với phụ nữ đang có nhu cầu mang thai, trẻ em trong giai đoạn phát triển.

Để thực hiện được phẫu thuật thay van tim tự thân, cần có sự can thiệp của chuyên gia đầu ngành có chuyên môn cao, tay nghề thành thạo, được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng.

Thay van tim được chỉ định trong trường hợp nào?

1. Thay van động mạch chủ

Trường hợp người bệnh bị hẹp hoặc hở van động mạch chủ nặng, hoặc vừa hẹp vừa hở van động mạch chủ sẽ được chỉ định thay van động mạch chủ. Nguyên nhân thường là do:

  • Thấp tim: Gặp nhiều ở người trẻ và trung niên
  • Thoái hóa van tim: Chủ yếu gặp ở người cao tuổi
  • Dị tật bẩm sinh: Động mạch chủ chỉ có 2 lá van, giãn gốc động mạch chủ trong hội chứng Marfan

2. Hẹp van động mạch chủ

Khi van không thể mở ra hoàn toàn sẽ làm giảm hoặc chặn quá trình lưu thông máu từ tim đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tim buộc phải làm việc nhiều hơn để bù lại lượng máu bị thiếu hụt. Dần dần, tim bị quá tải, dẫn đến phì đại cơ tim thất trái, suy tim, tăng nguy cơ đột tử.

Đối với trường hợp hẹp van động mạch chủ ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc nhưng cần theo dõi sát tiến triển của bệnh. Nhưng khi bệnh tiến triển sang mức độ nặng, người bệnh cần được can thiệp bằng phẫu thuật thay van hoặc can thiệp thay van động mạch chủ qua da.

3. Hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ không đóng kín, khiến cho máu bị trào ngược từ động mạch về lại tâm thất trái. Bệnh thường tiến triển chậm nên người bệnh có thể không nhận thấy triệu chứng trong nhiều năm. Nhưng khi các biểu hiện của bệnh xuất hiện, đồng nghĩa với việc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, nguy cơ gây suy tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.

Tùy thuộc vào mức độ hở van, các triệu chứng của người bệnh, đường kính gốc động mạch chủ và phân suất tống máu thất trái, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Đối với trường hợp hở van động mạch chủ nhẹ và vừa, bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc, kết hợp với theo dõi sát tiến triển của bệnh. Nếu người bệnh bị hở van động mạch chủ nặng, có kèm theo nhiều triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc khi siêu âm phát hiện tâm thất trái giãn, phân suất tống máu (EF) giảm thì cần được chỉ định phẫu thuật sửa van hoặc thay van. (3)

4. Thay van hai lá

Bệnh nhân cần được chỉ định thay van hai lá trong trường hợp:

  • Hẹp khít van hai lá: Van hai lá bị hẹp khít hoàn toàn khiến máu bị ứ trệ ở nhĩ trái. Nếu hẹp van hai lá đơn thuần, bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp nong van hai lá bằng bóng qua da. Nhưng khi hẹp hai lá khít kèm theo hở van hai lá hoặc van quá dày, vôi hóa thì bệnh nhân cần được thay van hai lá.
  • Hở van hai lá: Bác sĩ sẽ chỉ định sửa van tim hoặc thay van tim hai lá bị hở tùy thuộc vào mức độ tổn thương van và hệ thống dây chằng, cột cơ. Bệnh nhân bị hở van hai lá có kèm theo nhiều triệu chứng hoặc siêu âm tim có phân suất tống máu tim (EF) giảm (<60%) thì bác sĩ sẽ chỉ định sửa van hoặc thay van.

Các phương pháp phẫu thuật thay van tim thường gặp

1. Thay van bị hẹp

Thay van bị hẹp là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong trường hợp hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp khít van hai lá.

Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
Van hai lá bị hẹp khít cần được chỉ định thay van

2. Thay thế van tim bị hở

Các van tim bị hở sẽ khiến máu dễ bị chảy ngược chiều. Trường hợp hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy ngược từ động mạch chủ về lại tâm thất trái kéo dài sẽ gây suy tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là tử vong. Khi đó, người bệnh cần được chỉ định thay thế van động mạch chủ để giảm biến chứng lâu dài.

Hở van hai lá kèm theo nhiều triệu chứng như khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bệnh chuyển sang mức độ nặng cũng cần được sửa hoặc thay thế van hai lá.

3. Các lựa chọn van tim thay thế

Thay van tim cơ học

Van cơ học có độ bền cao, thời gian tồn tại lâu dài nhất trong các loại van, thường được dùng cho người bệnh trẻ tuổi, do ít thoái hóa nên về lâu dài người bệnh sẽ không cần mổ thay van lại. Giá của loại van này cũng hợp lý nên thường được nhiều bệnh nhân cân nhắc lựa chọn, tuy nhiên người bệnh cần phải tuân thủ điều trị thuốc kháng đông máu suốt đời.

Thay van sinh học

Có hai loại van sinh học:

  • Van sinh học khác loài: Được làm từ mô động vật, thường là mô của bò, lợn đã được xử lý để tương thích sinh học.
  • Van sinh học đồng loài: Được chọn từ người hiến tặng, có thể kèm theo một đoạn động mạch chủ, có độ kháng khuẩn cao.

Van sinh học tương đối giống van thật và tương thích với cơ thể người, do đó ít gây hình thành cục máu đông, nên người bệnh chỉ cần dùng thuốc chống đông trong khoảng 3 tháng sau phẫu thuật.

Phẫu thuật Ross

Đây là phẫu thuật lấy van động mạch phổi của chính bệnh nhân ghép sang vị trí van động mạch chủ. Quy trình phẫu thuật Ross được gọi là ghép van tự thân. Tuy nhiên, van động mạch phổi ghép vào vị trí van động mạch chủ có tần suất suy van sớm do kỹ thuật hoặc do giãn gốc động mạch chủ. Van động mạch phổi này cũng có thể bị hở hoặc hẹp sau khi mổ vài năm. Phẫu thuật Ross cũng không nên thực hiện ở bệnh nhân bị van động mạch chủ 2 mảnh và có giãn gốc động mạch chủ.

Thủ thuật TAVI/TAVR

Thủ thuật TAVI (ghép van động mạch chủ qua ống thông) và TAVR (thay van động mạch chủ qua ống thông), là hai tên gọi khác nhau của cùng một thủ thuật ít xâm lấn nhằm thay van động mạch chủ bằng ống thông nhỏ qua da mà không cần phẫu thuật.

Đây là thủ thuật hiện đại, khó, cần trình độ và kỹ năng cao của ekip thủ thuật, thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ nặng. Với phương pháp này, thời gian phục hồi của người bệnh được rút ngắn, giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng, giảm tỷ lệ tái nhập viện, vết mổ nhỏ nên ít đau, và thẩm mỹ hơn.

Một số lưu ý khi thực hiện mổ thay van tim

1. Chuẩn bị

Trước khi cuộc phẫu thuật thay van tim diễn ra, người bệnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng các xét nghiệm tiền phẫu mổ tim, các hình ảnh siêu âm tim, chụp MRI, cắt lớp vi tính, chụp động mạch vành tim và hội chẩn hội đồng chuyên môn tim mạch trước khi được quyết định phẫu thuật. Những xét nghiệm máu cơ bản người bệnh cần thực hiện gồm: Điện tâm đồ, siêu âm tim, X-quang tim phổi, tình trạng đông máu, xét nghiệm về chức năng của gan, thận, nhóm máu,…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kiểm tra tai mũi họng, răng hàm mặt để đảm bảo không có ổ nhiễm trùng tiềm ẩn có nguy cơ gây nhiễm trùng sau phẫu thuật. Một số trường hợp người bệnh có thể được chỉ định chụp động mạch vành. Vào tối trước ngày phẫu thuật, bệnh nhân cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn theo quy trình chuẩn bị mổ tim để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
Người bệnh cần được kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi phẫu thuật thay van tim

2. Trong lúc phẫu thuật

  • Bác sĩ sẽ đặt các đường truyền tĩnh mạch trung tâm, huyết áp xâm lấn theo dõi huyết động, máy đo độ bão hòa oxy não xuyên suốt cuộc mổ;
  • Người bệnh cũng được gây tê mặt phẳng cơ dựng sống để giảm đau trong, và các ngày sau mổ;
  • Người bệnh sẽ ngủ sâu và hoàn toàn không đau trong quá trình phẫu thuật vì bác sĩ sẽ gây mê người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật;
  • Phẫu thuật thay van tim luôn được toàn bộ ekip chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chính xác từ kế hoạch phẫu thuật, gây mê, chạy máy tim phổi và hồi sức sau mổ;
  • Phẫu thuật van tim sẽ sử dụng hệ thống máy tim phổi nhân tạo nhằm thay thế tim phổi, cho tim phổi tạm thời ngừng hoạt động để bác sĩ thao tác thay van tim. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 45-120 phút cho một van tim;
  • Sau đó, bác sĩ sẽ cho tim đập lại và ngưng dần máy tim phổi nhân tạo;
  • Một phẫu thuật thay van tim có thể kéo dài khoảng 2-4 tiếng, nhưng quá trình chuẩn bị trước mổ và chuyển người bệnh ra phòng hồi sức sau mổ tim có thể kéo dài thêm 2-3 tiếng nữa.

3. Sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được chuyển về phòng hồi sức sau phẫu thuật tim để theo dõi sát. Lúc này, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập thở để có thể rút ống nội khí quản. Sau đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu tại giường, tập vận động trị liệu hô hấp, tập ho nhẹ để thải đàm nhớt ứ đọng, giúp giảm bớt tình trạng ứ máu tại phổi, giảm nguy cơ viêm phổi. Bệnh nhân nên nằm nhiều tư thế, nằm ngửa, nằm nghiêng một bên và xoay trở thường xuyên. Sau 2 ngày, người bệnh có thể tập đi bộ quãng ngắn.

Khi được về nhà, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế muối, thực phẩm ủ chua, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,…
  • Vận động, tập thể dục với mức độ và thời gian phù hợp, không được quá sức.
  • Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thay băng vết mổ tại cơ sở y tế.
  • Tái khám theo lịch hẹn và định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi được khả năng phục hồi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường nếu có.
    \>> Xem thêm: Người sau thay van tim nên ăn gì và kiêng gì để tránh biến chứng?

Ưu điểm của phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật thay van tim là giải pháp đem lại lợi ích lâu dài cho người bệnh, giúp cải thiện các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đối với phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc phẫu thuật nội soi còn có các ưu điểm là:

  • Đường mổ nhỏ có tính thẩm mỹ cao;
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng;
  • Giảm tình trạng chảy máu;
  • Giảm đau;
  • Rút ngắn thời gian nằm viện;
  • Phục hồi sức khỏe nhanh hơn, sớm trở về với cuộc sống hằng ngày.
    Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
    Ekip bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh phẫu thuật ít xâm lấn kết hợp nội soi hỗ trợ sửa/thay van hai lá cho bệnh nhân

Thay van tim có nguy hiểm không?

Người bệnh khi thực hiện thay van tim có nguy hiểm không? Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro, phẫu thuật thay van tim cũng vậy, đây là phẫu thuật lớn ở cơ quan sinh tồn quan trọng bậc nhất của cơ thể. Người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, chảy máu do dùng thuốc chống đông quá liều, hình thành huyết khối trên van, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tái hẹp, hở van tim nhân tạo, bóc tách động mạch, thuyên tắc huyết khối, suy tim sau mổ, tổn thương gan thận cấp…

Do vậy, người bệnh sau thay van tim cần tuân thủ điều trị. Khi xuất viện cần có lối sống khoa học không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của van tim và tim.

Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
Người bệnh mổ tim được gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) giúp giảm đau sau mổ, nhanh hồi phục

Các biến chứng say thay van tim thường gặp

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường răng miệng, đi vào máu, làm tổn thương lá van nhân tạo.
  • Huyết khối: Máu đông có thể làm tắc các mạch, nguy hiểm hơn là làm kẹt van tim gây suy tim cấp…
  • Chảy máu vì dùng thuốc chống đông quá liều do không tuân thủ quy trình theo dõi thời gian đông máu.
  • Đột quỵ: Khi huyết khối quanh van bong ra, làm tắc nghẽn mạch máu não.
  • Nhồi máu cơ tim: Có thể xảy ra đột ngột, người bệnh có thể tử vong trong thời gian ngắn.
  • Tái hẹp, hở van nhân tạo: Có thể xuất hiện cả ở cả van cơ học và van sinh học.
  • Bóc tách động mạch: Động mạch có thể bóc tách trong quá trình phẫu thuật hoặc sau mổ, gây thiếu máu nuôi tạng, thậm chí tử vong.
  • Thuyên tắc huyết khối: Cục máu đông trong tim có thể hình thành và trôi đi gây tắc các mạch máu của cơ thể.
  • Suy tim sau mổ: Tim có thể suy yếu một thời gian ngắn sau mổ, đôi khi cần phải sử dụng thuốc vận mạch hoặc can thiệp phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
  • Tổn thương gan thận cấp: Gan thận có thể mất chức năng một thời gian và hồi phục lại hoàn toàn, đôi khi cần hỗ trợ lọc máu bằng máy. (4)

Tuổi thọ của van tim được thay là bao lâu?

Tùy vào loại van tim nhân tạo được thay mà thời gian tồn tại sẽ khác nhau. Đối với van cơ học, được làm từ chất liệu có độ bền cao. Do đó, sau khi thay van cơ học, người bệnh có lối sống khoa học, tuân thủ điều trị thì van có thể tồn tại lâu dài, thường trên 20 năm. Còn đối với van sinh học thì bản chất là mô van tự nhiên nên van sẽ dần thoái hóa theo thời gian, ảnh hưởng đến chức năng, gây hiện tượng tái hẹp, hở van. Trung bình tuổi thọ của van sinh học kéo dài từ 10-15 năm.

Chi phí mổ tim bao nhiêu tiền năm 2024
Tuổi thọ của van tim được thay tồn tại trong bao lâu tùy thuộc vào loại van nhân tạo, sức khỏe và lối sống của người bệnh

Các câu hỏi liên quan về phẫu thuật thay van tim

1. Thay van tim sống được bao lâu

Người bệnh thay van tim sống được bao lâu sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào loại van nào, cơ địa, phương pháp điều trị, biến chứng sau thay van tim có thể xảy ra… Nghiên cứu gần đây cho thấy, phẫu thuật thay van động mạch chủ có tỷ lệ sống sau 5 năm là 94% và tỷ lệ này là 91% đối với thay van 2 lá.

2. Thay van tim có sinh con được không

Phụ nữ thay van tim hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên nếu loại van được chọn là van sinh học hoặc van tim tự thân. Trường hợp thay van sinh học vẫn có thể mang thai và sinh con an toàn với sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và sản phụ khoa.

3. Tỷ lệ thành công thay van tim

Với sự phát triển vượt bậc trong y khoa hiện nay thì tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay van tim đơn thuần cũng tăng lên đến 92 – 95%. Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức độ tổn thương của van tim, các tổn thương khác đi kèm, tình trạng sức khỏe của người bệnh,…

4. Thay van tim có phải đại phẫu không?

Thay van tim được coi là một cuộc phẫu thuật lớn (đại phẫu). Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng vì đây là phẫu thuật phổ biến và hiệu quả cao, được thực hiện thường xuyên ở các trung tâm tim mạch lớn trong nước với trình độ chuyên môn cao đồng đều trong hội đồng tim mạch từ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ nội tim mạch, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ chạy máy tim phổi và ekip phẫu thuật.

5. Thay van tim bao nhiêu tiền

Chi phí thay van tim hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào giá của từng loại van. Van cơ học thường được nhiều người trẻ chọn vì có giá thành hợp lý, lại có thể sử dụng lâu dài. Còn van sinh học sẽ có giá cao hơn, sau khi phẫu thuật người bệnh chỉ cần uống thuốc chống đông máu khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, không phải loại van đắt tiền sẽ tốt nhất, mà bác sĩ sẽ tư vấn loại van phù hợp với thể trạng, tuổi tác, sức khỏe của từng bệnh nhân.

6. Phẫu thuật thay van tim ở đâu?

Bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn nơi khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện phẫu thuật thay van tim. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người lựa chọn khám và điều trị khi gặp các vấn đề về tim mạch, mạch máu, lồng ngực.

Để đặt lịch khám tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo các cách sau:

Phẫu thuật thay van tim đem lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ về các loại van tim, phương pháp phẫu thuật, quy trình cũng như các biến chứng có thể xảy ra… Sau phẫu thuật, người bệnh cần dùng thuốc, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn, điều chỉnh trong lối sống, sinh hoạt… để duy trì hiệu quả phẫu thuật.

Mổ thay van tim bao lâu thì lành?

Sau phẫu thuật mổ tim hở, bạn sẽ nằm viện từ 5 -7 ngày và phải mất từ ​​6-12 tuần để xương ức lành hoàn toàn. Trong thời gian hồi phục sau thay van tim, bệnh nhân cần phải tránh nâng vật nặng và làm những hoạt động nặng, tạo áp lực lên vùng ngực.

Bệnh nhân mổ tim sau bao nhiêu lâu thì làm việc bình thường được?

Trung bình, thời gian nằm viện sau phẫu thuật khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu mổ nội soi, thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn, có thể chỉ mất từ 3 - 5 ngày. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim cần chú ý: Hầu hết các bệnh nhân thường cảm thấy đau vùng vết mổ với mức độ khác nhau nhưng thường không nhiều.

Phẫu thuật tim sống được bao lâu?

Hở van tim sống được bao lâu sau khi thay van tim? Sau khi thực hiện phẫu thuật thay van tim sinh học cho bệnh nhân mắc hẹp van động mạch chủ nặng, thời gian sống trung bình được ước tính là khoảng 16 năm cho nhóm người từ 65 tuổi trở xuống và khoảng 12 năm cho nhóm từ 65 đến 75 tuổi.

Phẫu thuật thay tim hết bao nhiêu tiền?

Chi phí cho một ca phẫu thuật ghép tim ước tính khoảng 300 triệu đồng, sau khi được bảo hiểm chi trả, người bệnh phải đóng 128 triệu đồng. Ngoài ra sau khi ghép, người bệnh phải thường xuyên uống thuốc chống thải ghép và tái khám định kỳ, chi phí khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng.