Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn cho biết tác dụng của hình ảnh so sánh đó

I. Khái niệm.Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đốitượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó [ chứ không đồng nhấthoàn toàn ] để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.II.Tác dụng.Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.III. Cấu tạo: Gồm có 2 vế :– Vế được so sánh và vế để so sánh.– Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , là, như là, tựa như, chẳng bằng, hơn,kém, dấu gạch ngang [ – ], IV. Dấu hiệu.– Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,– Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.V. Các phép so sánh được học ở lớp 31. So sánh sự vật với sự vật.Ví dụ:Sự vật 1

[ Sự vật được so sánh]

Từ so sánh Sự vật 2

[ Sự vật để so sánh]Hai bàn tay em như Hoa đầu cànhCánh diều như Dấu áHai tai mèo như Hai hình tam giác nhỏ2. So sánh sự vật với con người.Ví dụ:Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2Trẻ em [con người] như Búp trên cành [ svật]Ngôi nhà [sự vật] như Trẻ nhỏ [ người ]Bà [người] như Quả ngọt [ svật]

3. So sánh đặc điểm của 2 sự vật.

2

Ví dụ:Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2Tiếng suối trong như Tiếng hátGiọt nước cam vàng như Mật ong4. So sánh âm thanh với âm thanh.Ví dụ:Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2Tiếng suối như Tiếng hát xaTiếng chim như Tiếng xóc những rổ tiền đồng5. So sánh hoạt động với hoạt động.Ví dụ:Sự vật Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2Lá cọ xoè như Tay [ vẫy]Con trâu đen Chân đi như Đập đấtVI. Các kiểu so sánh.1. So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì.Ví dụ: Làm mà khôngcó lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối2. So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơnVII. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.– Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ Sự vật được so sánh + từ so sánh +sự vật để so sánh Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.– Sự vật được so sánh: Trẻ emTừ so sánh: nhưSự vật để so sánh: búp trên cành.· Lưu ý: khi dùng từ so sánh là nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ sosánh như nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. như có ý nghĩa sắc thái giả định,còn từ là có sắc thái khẳng định.VD: – Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng [sắc thái giả định ]– Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng [ sắc thái khẳng định ]VIII. Các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và

câu ở lớp 3

31. Bài tập nhận diện phép tu từ so sánhỞ loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu [câu văn, câu thơ; đoạnvăn, đoạn thơ] trong đó, có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra cáchình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặcđiểm so sánh… với nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây, là một số dạng bài tậptrong loại bài tập nhận biết.Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánhĐây là dạng bài tập giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh.Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra cái so sánhvà cái được so sánh trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại xung quanhcác em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàngliên tưởng đến sự tương đồng giữa chúngVí dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:Ơ, cái dấu hỏiTrông ngồ ngộ ghê,Như vành tai nhỏHỏi rồi lắng nghe[TV3, t.1, tr.8]Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh:Dạng bài tập này không chỉ yêu cầu học sinh tìm những sự vật được so sánh vớinhau một cách riêng lẻ mà còn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phảitìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của phép so sánh. Những hìnhảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìnmới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh.Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

[TV3, t.1, tr.24]

4

Dạng 3: Tìm các từ so sánhTrong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh mộtthứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt… Tuy nhiên, trongphép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, nhưthể, như là,… Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng như sựtinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng bài tập tìmcác từ so sánh.Ví dụ: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu saua. Mắt hiền sáng tựa vì saoBác nhìn đến tận Cà mau cuối trờib. Em yêu nhà emHàng xoan trước ngõHoa xao xuyến nởNhư mây từng chùmc. Mùa đôngTrời là cái tủ ướp lạnhMùa hèTrời là cái bếp lò nung[TV3, t.1, t.43]2. Bài tập vận dụng phép tu từ so sánhDạng này có 2 loại bài tập nhỏ. Đó là, tập nhận biết tác dụng của phép tu từso sánh và tập đặt câu có dùng phép so sánh. Ở loại thứ nhất, chương trình khôngyêu cầu cụ thể học sinh phải chỉ ra tác dụng của phép so sánh mà học sinh phảicảm nhận được cái hay của hình ảnh so sánh và diễn đạt cảm nhận ấy thành lời. Ởloại thứ hai, sách giáo khoa đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽtừng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau [hoặc gần giống nhau] về hình thức, học

sinh chỉ cần xác định đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh

5

ở từng cặp. Cũng loại bài tập này còn có dạng bài điền từ thích hợp vào chỗ trống,bài tập cho trước cái so sánh yêu cầu học sinh tìm ra cái để làm chuẩn so sánh. Cáikhó là các em phải tìm được những hình ảnh so sánh hợp lí và sinh động.* Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánhĐể nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho học sinh mộthướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét củariêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mangđậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi học sinh sẽ có một cách cảm thụcủa riêng mình.Ví dụ: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập, em thích hình ảnh nào? Vì sao?a. Hai bàn tay emNhư hoa đầu cành.b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.c. Cánh diều như dấu áAi vừa tung lên trờid. Ơ, cái dấu hỏiTrông ngồ ngộ ghê,Như vành tai nhỏHỏi rồi lắng nghe.[TV3, t.1, tr.8]Đây cũng là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, khả năng liên tưởng của cácem, tạo cơ hội cho các em hoá thân vào phép so sánh để cảm nhận được cái hay,cái đẹp của phép so sánh.Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau:

Đã có ai lắng nghe

6

Tiếng mưa trong rừng cọNhư tiếng thác dội vềNhư ào ào trận gióQua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?[TV3, t.1, tr.80]* Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánhĐây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Vớinhững kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh học sinh sẽtìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có hìnhảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh sẽ tìm những từ phù hợpđiền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành câuVí dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnhso sánh các sự vật trong tranh…[TV3, t.1, tr.126]Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như… , như…b. Trời mưa, đường đất sét trơn như…

c. Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như…

Video liên quan

Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh

Văn mẫu 8: Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học gồm dàn ý, cùng 4 bài văn mẫu, được tuyển chọn từ bài làm hay nhất của học sinh trên cả nước, giúp các em tham khảo để hoàn thiện bài viết của mình.

Tôi đi học là một trong những sáng tác đặc sắc của Thanh Tịnh. Với giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng kết hợp với những hình ảnh so sánh đặc sắc đã tạo nên cái hay riêng cho tác phẩm này. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học hay nhất

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là một tác phẩm khá thành công của nhà văn Thanh Tịnh, đặc biệt là ở nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.

- Nêu vấn đề: Sử dụng nghệ thuật so sánh vô cùng thành công, vừa gần gũi thân thuộc, lại vừa trong sáng, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của nhân vật chính là một trong những thành công lớn về nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Phân tích các hình ảnh so sánh

* Hình ảnh so sánh trong đoạn hồi tưởng

“…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”: Hình ảnh “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng gợi ra cho người đọc một cảm giác trong sáng, nhẹ nhàng mà đầy đẹp đẽ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn kỉ niệm trên đường đến trường

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” : Hình ảnh “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” gợi sự bay bổng, nhẹ nhàng, thoáng chốc, có chút mộng mơ, ngây thơ. Việc so sánh một khái niệm vô hình [ý nghĩ] với một vật thể hữu hình [làn mây] đã thể hiện sự ngây ngô, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn trẻ thơ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn nhân vật tôi tập trung ở sân trường:

- “ …trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”: So sánh trường học với nơi linh thiêng, trang trọng như ngôi đình cổ kính đã cho thấy niềm tự hào, trân trọng, thái độ nghiêm túc pha chút hài hước, ngây ngô của cậu học trò nhỏ với ngôi trường thân thương.

- “ Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”: Hình ảnh so sánh rất tinh tế. Nó vừa diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang…..

Luận điểm 2: Hiệu quả của các hình ảnh so sánh tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với những hình ảnh so sánh vừa gần gũi thân thuộc lại vừa vô cùng trong sáng lãng mạn, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của học trò, sự ngây ngô, đáng yêu và những suy nghĩ của cậu về thế giới xung quanh.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp so sánh: Tạo ra thành công về nghệ thuật, hấp dẫn người đọc, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh trong Tôi đi học

Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: "Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học - Mẫu 1

"Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ánh so sánh rất đẹp.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm: Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi dạ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bổi hồi, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh:

"Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này. Ý nghĩa ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi".

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy nặng "bàn tay ghì chặt" mà một quyển sách vẫn xệch vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộp bút thước cho chú. Cái ý nghĩ "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước" được so sánh với "làn mây lướt ngang trên ngọn núi" đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật "tôi".

Câu văn thứ ba: "Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp".

Nhân vật "tôi" đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường "là một nơi xa lạ" "cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy "xinh xắn". Tâm trạng một học trò mới "lo sợ vẩn vơ" và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí "oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh "con chim con đứng bên bở" so sánh với cậu học trò mới "bỡ ngỡ" nép bên người thân để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa "ngập ngừng e sợ" vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.

Hơn 60 năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị xáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhã thú.

Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học - Mẫu 2

Tôi đi học là một trong những sáng tác đặc sắc của Thanh Tịnh. Với giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng kết hợp với những hình ảnh so sánh đặc sắc đã tạo nên cái hay riêng cho tác phẩm này.

Hình ảnh so sánh đầu tiên chính là hình ảnh: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Biện pháp so sánh ngang bằng nhấn mạnh những rung cảm tinh tế của nhân vật tôi khi nhớ lại ngày đầu tiên đến trường. Hình ảnh so sánh thật độc đáo “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” kết hợp với nghệ thuật nhân hóa vừa cho thấy những cảm nhận trong sáng hồn nhiên, lại vừa cho thấy sự hứng khởi, háo hức của một tâm hồn non nớt khi nghĩ về ngày đầu tiên đến trường.

Hình ảnh so sánh đặc sắc thứ hai là hình ảnh: “Ý nghĩ ấy thoáng qua trí óc tôi nhẹ nhàng như làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Khi nhớ về những cảm xúc ngày đầu tiên đến trường, cảm giác muốn được cầm cặp sách nhân vật tôi không khỏi xúc động, có những ý nghĩ vô cùng ngây thơ, non nớt chỉ có người lớn mới có khả năng cầm sách vở, và suy nghĩ ấy lướt qua nhanh chóng như làn mây bồng bềnh. Ý nghĩ đó tuy chỉ lướt qua nhưng cho thấy ý thức trưởng thành và sự tự lập đã xuất hiện trong nhân vật tôi.

Bước đến sân trường và cảm nhận khung cảnh nơi đây, tâm hồn tinh tế ấy lại có những cảm nhận hết sức sâu sắc về ngôi trường: “Trước mắt tôi là trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Lấy hình ảnh cái đình làng Hòa Ấp để so sánh với ngôi trường, cho thấy sự cảm nhận rõ ràng của nhân vật tôi về vẻ trang nghiêm, tráng lệ của ngôi trường.

Và hình ảnh so sánh cuối cùng lại nói lên những ước mơ, khao khát của nhân vật tôi: “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Những cô bé cậu bé mới nhập trường như những chú chim non ngập ngừng, e sợ trước cuộc sống mới, nhưng cũng đầy hào hứng, tự tin khát khao được trưởng thành, khôn lớn. Dù chỉ là hình ảnh so sánh hết sức giản dị những đã nói lên tâm tư của biết bao thế hệ học trò.

Với tác phẩm này, Thanh Tịnh không sử dụng quá nhiều hình ảnh so sánh, nhưng mỗi hình ảnh lại tạo được dấu ấn riêng, rất đặc sắc và phù hợp. Giúp cho câu văn mềm mại, uyển chuyển, tăng sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, tăng chất trữ tình cho tác phẩm. Không chỉ vậy các hình ảnh này còn cho thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một bạn nhỏ ngày đầu tiên đến trường.

Phân tích hình ảnh so sánh trong bài Tôi đi học - Mẫu 3

Trong cuộc đời ai cũng sẽ có những khoảng thời gian đáng nhớ, đó là những kỉ niệm quý giá sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Ai cũng có những kỉ niệm như vậy và với Thanh Tịnh có lẽ điều mà ông không thể nào quên được là ký ức về buổi đầu tiên đến trường. Bao tâm tư, xúc cảm được nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm " Tôi đi học". Trong tác phẩm có những hình ảnh so sánh đặc sắc mang đậm giá trị nghệ thuật.

Buổi học đầu đời luôn để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người, thật vậy cảm giác ấy mạnh mẽ đến mức cứ mỗi độ thu về con người ta lại bồi hồi nhớ lại. Đó là những ngày thu se se lạnh, bầu trời quang đãng, cũng là bầu trời ấy nhưng đó đã là chuyện của 30 năm về trước. Thế nhưng dù thời gian có qua đi, dù con người kia có lớn lên và trưởng thành nhưng từng dòng kí ức, từng xúc cảm của một thủa cắp sách đến trường ông vẫn không thể nào quên được. Cảm giác ấy thật trong sáng, mọi thứ diễn ra tự nhiên như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hoa cỏ đại diện cho sự thanh cao, sự tinh khôi thuần khiết của đất trời, hoa luôn mang đến cho con người ta một cảm giác dễ chịu, thanh lọc tâm hồn con người. Thật vậy Thanh Tịnh đã sử dụng hình ảnh những bông hoa tươi để miêu tả những cảm xúc đang dâng trào trong lòng mình là tự nhiên và ông đang đón nhận chúng, hòa mình vào để sống lại những ngày tháng xưa cũ.

Là trẻ con ai mà chẳng có lúc ngây dại, đôi khi cố tỏ ra rằng mình đã trưởng thành, nhiều lúc muốn tự tay mình làm việc thế nhưng cái non nớt vụng về lại không cho phép chúng thực hiện được mong muốn của mình. Và khi còn là một đứa trẻ Thanh Tịnh cũng đã từng như vậy. Vào cái ngày đầu tiên cắp sách đến trường, lẽo đẽo bước chân theo mẹ đầy bồi hồi, xúc động. Cũng là con đường làng quá đỗi quen thuộc, vẫn là những cảnh vật thường ngày thế nhưng hôm nay mọi thứ bỗng thay đổi đến lạ và đứa trẻ ấy cũng đã nhận ra được sự thay đổi đó đến từ việc hôm nay mình đi học. Khoác trên vai mình bộ quần áo mới và đứa trẻ ấy bỗng cảm thấy mình đã lớn, trong cái suy nghĩ non nớt ấy nảy ra bao nhiêu điều, cậu cảm thấy mình cần có trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn, cảm thấy mình phải chăm chỉ học tập và không còn có thời gian ham chơi với lúc bạn như thường ngày. Để chứng minh rằng mình đã lớn lên cậu bé muốn tự mình cầm sách vở, muốn được hãnh diện với bạn bè thế nhưng khi nghe mẹ bảo để mẹ cầm cho thì cậu lại nghĩ đó là công việc của người thạo. Ý nghĩ non nớt đầy thơ dại ấy đột nhiên nảy ra như những đám mây lướt ngang qua trên ngọn núi để rồi bây giờ sau mấy chục năm hồi tưởng lại tác giả lại không kìm nổi lòng mình.

Hình ảnh so sánh tiếp theo mà tác giả sử dụng đó chính là ngôi trường Mĩ Lí. Trường học là nơi giáo dục con người, là mái ấm thứ hai mà bất kì con người nào đều dành trọn tuổi thơ bên nó. Thật vậy Thanh Tịnh đã thật khéo léo khi so sánh "trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp". Trong suy nghĩ của một đứa trẻ ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường rộng lớn ấy ngoài cảm giác lạ lẫm, bối rối em còn nhận ra vẻ uy nghi và trang nghiêm của ngôi trường, ngày trước cũng đã có lần ghé qua ngôi trường khi đi chơi với lũ bạn nhưng khi ấy trong mắt đứa trẻ ngôi trường chỉ là thứ xa lạ nhưng bây giờ khi sắp trở thành một phần của nó em lại cảm thấy nó xinh xắn và uy nghiêm biết bao. Nhận thức về ngôi trường của đứa trẻ đã bắt đầu thay đổi và đó là những xúc cảm đầu tiên của chặng đường trưởng thành hơn.

Đặt chân đến những nơi xa lạ, phải làm quen với những thứ lạ hoắc ai mà chẳng có phần lo sợ. Thật vậy ở hình ảnh so sánh cuối cùng tác giả đã khéo léo dùng hình ảnh những chú chim non trên bờ tổ để tượng trưng cho hình ảnh của những chú bé cùng cảnh ngộ với mình. Chúng chỉ là những tờ giấy trắng ngây dại, e sợ, ngập ngừng khi bước ra thế giới rộng lớn. Bẽn lẽn, lo âu thế nhưng tất cả đều khao khát học hành, mang trong mình những ước mơ về một tươi lai tươi sáng, ước mơ chinh phục thế giới, làm chủ vận mệnh của mình.

Video liên quan

Chủ Đề