Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Đái tháo đường là bệnh mạn tính không chữa khỏi, trừ đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường do thuốc,… Xét nghiệm HbA1c không chỉ xác định một người bị đái tháo đường mà còn giúp người đã bị bệnh biết được chỉ số đường huyết tại thời điểm xét nghiệm, với mục tiêu làm chậm tiến trình và cải thiện biến chứng đái tháo đường. Xét nghiệm HbA1c cần thực hiện từ 2 – 4 lần/năm.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024

Xét nghiệm HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c (hemoglobin glycated) là xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng. Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để chuyển hóa lượng glucose từ thức ăn được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, vì thiếu hụt insulin hoặc do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả nên glucose này dính vào hemoglobin – một loại protein của tế bào hồng cầu. Và khi tế bào hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể thì chúng cũng “phiêu lưu ký” cùng. Các tế bào hồng cầu có tuổi thọ trong 2-3 tháng, đó là lý do tại sao việc xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện hàng quý và mỗi năm có thể xét nghiệm từ 2-4 lần. (1)

Kết quả xét nghiệm HbA1c gồm những mức độ nào?

Kết quả xét nghiệm HbA1c cung cấp thông tin cơ bản về mức đường huyết trong 2-3 tháng qua để bác sĩ giúp người bệnh điều chỉnh mục tiêu điều trị, kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

Các mức độ HbA1c, gồm:

Chỉ số HbA1c Mức độDưới 5.7% Bình thường 5.7% đến 6.4%. Tiền đái tháo đường Từ 6.5% trở lên.Bệnh đái tháo đường

Kết quả xét nghiệm có chỉ số HbA1c cao có nghĩa cơ thể tồn dư quá nhiều đường trong máu. Với người tiền đái tháo đường sẽ có cơ hội làm chậm nguy cơ tiến triển sang giai đoạn đái tháo đường. Với người bệnh đái tháo đường dễ bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tim mạch,…

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì mục tiêu mức HbA1c dưới 7% là ổn định. HbA1c càng cao, nguy cơ bị biến chứng đái tháo đường càng lớn. Những người bị đái tháo đường không được điều trị trong thời gian dài, mức HbA1c thường trên 8%. Nếu mức HbA1c của người bệnh đái tháo đường cao hơn mục tiêu, bác sĩ có thể thay đổi phương án điều trị bằng kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.

Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện khi nào?

Bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán một người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Sau lần kiểm tra HbA1c đầu tiên, tần suất xét nghiệm phụ thuộc vào đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2, tình hình kiểm soát đường huyết và kế hoạch điều trị. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể được thực thiện khi khám sàng lọc sức khỏe định kỳ.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024
Thông qua chỉ số HbA1c, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nhân viên y tế dùng một cây kim nhỏ luồn vào tĩnh mạch trên cánh tay lấy mẫu máu. Sau đó cho lượng máu thu được cho vào ống nghiệm và đưa đến Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để máy phân tích. Người được xét nghiệm có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại chỗ kim đưa vào nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.

  • Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c ghi nhận tiền đái tháo đường, bạn nên kiểm tra HbA1c mỗi năm 1 lần.
  • Nếu kết quả xét nghiệm bị đái tháo đường tuýp 1, người bệnh nên kiểm tra 3-4 lần/năm.
  • Nếu kết quả xét nghiệm bị đái tháo đường tuýp 2 có thể xét nghiệm 2-4 lần/năm. Người bệnh có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn nếu kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường thay đổi hoặc đổi thuốc.

Ngay khi nhận kết quả HbA1c cao, người bệnh đái tháo đường không bi quan và cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm HbA1c thường xuyên, thông qua đó kiểm soát việc quản lý đường huyết tốt hay chưa để điều chỉnh thuốc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp hơn.

Nói chung, người bệnh đái tháo đường nên làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng một lần và ít nhất 2 lần/năm để luôn đảm bảo lượng đường trong máu nằm trong vòng kiểm soát. Nếu người bệnh thực hiện tốt chế độ ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì đường huyết được kiểm soát tốt. Lúc đó, thời gian thực xét nghiệm HbA1c giữa các lần sẽ giãn ra. Tuy nhiên, người bệnh nên kiểm tra ít nhất 2 lần mỗi năm.

Lưu ý: Ở một số trường hợp, kết quả xét nghiệm HbA1c có thể sai lệch do người bệnh bị thiếu máu. Những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến kết quả HbA1c gồm: bệnh gan, bệnh thận, hay mức vitamin C, vitamin E, cholesterol,… trong máu người bệnh quá cao. Do đó, người bệnh nên lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín, máy móc hiện đại cùng bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm về điều trị bệnh đái tháo đường để kiểm soát bệnh.

HbA1c có ý nghĩa gì với người bệnh tiểu đường?

Biết mức HbA1c giúp người tiền tiểu đường và người bệnh đái tháo đường có kế hoạch điều trị chuẩn xác. Kết quả này giúp bác sĩ đồng hành cùng người bệnh, dựa vào đó để đánh giá kết quả điều trị hàng năm, điều chỉnh thuốc. Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường và cùng với bác sĩ khoa Dinh dưỡng – Tiết chế xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024
Xét nghiệm HbA1c (hemoglobin glycated) cho biết mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng.

Vì sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

Kiểm soát chỉ số HbA1c để theo dõi người bệnh đang điều trị tốt tiểu đường hay không, bác sĩ kê thuốc có đúng không; người bệnh có uống đúng thuốc bác sĩ kê hay không, có tuân thủ chế độ ăn uống có theo hướng dẫn của bác sĩ hay không. Từ đó, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ lên kế hoạch điều trị, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, duy trì sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. (2)

Tùy vào từng người bệnh mà bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ đề ra mục tiêu HbA1c khác nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu đều trên cơ sở các mức HbA1c như sau:

  • Với người bị tiền tiểu đường, mức mục tiêu điều trị phải đưa đường huyết về dưới 39mmol/mol (5.7%).
  • Với người bệnh đái tháo đường tuýp 2, mức mục tiêu đưa đường huyết về dưới 48mmol/mol (6,5%).

Việc đạt mức mục tiêu HbA1c không phải điều dễ dàng nhưng người bệnh cần cố gắng để giữ đường huyết trong phạm vi mục tiêu. Vì nếu không kiểm soát, mức HbA1c báo hiệu nhiều nguy cơ phát triển biến chứng đe dọa tính mạng (nhiễm toan ceton – biến chứng do tăng acid trong máu, tăng áp lực thẩm thấu máu,…).

Nếu mức HbA1c tăng so với lần gần nhất xét nghiệm HbA1c, bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc người bệnh đang dùng, có thể tăng liều hoặc kê loại thuốc mới. Người bệnh đái tháo đường cần vận động nhiều hơn để điều hòa năng lượng trong cơ thể.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc năm 2024
Khám sức khỏe theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được tư vấn, điều chỉnh thuốc kịp thời.

Các trường hợp chỉ số HbA1c bất thường cần lưu ý

1. Trường hợp HbA1c có thể tăng

Mức độ HbA1c có thể tăng, do các yếu tố:

  • Người bệnh không khỏe, đổi thuốc điều trị đái tháo đường, dùng thuốc steroid.
  • Chế độ ăn uống không kiểm soát tốt (ăn nhiều tinh bột, uống nước ngọt,…), ít vận động,…
  • Căng thẳng, buồn chán.
  • Ngộ độc chì, nghiện rượu, bệnh mạn tính (suy thận mạn, thiếu máu,…).

2. Trường hợp HbA1c có thể giảm

Chỉ số HbA1c có thể giảm trong các trường hợp:

  • Thiếu máu mạn tính.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý thiếu máu tán huyết, hồng cầu hình liềm,… dẫn đến thời gian sống của hồng cầu trong cơ thể ngắn.
  • Sau khi truyền máu hoặc sau khi dùng lượng lớn vitamin C, vitamin E,…

Một số câu hỏi thường gặp

1. Giá trị bình thường của HbA1c là bao nhiêu?

  • Người bình thường có chỉ số HbA1c từ 4%-5.6%;
  • Người tiền tiểu đường có mức HbA1c từ 5.7%-6.4%.
  • Người đái tháo đường có chỉ số Hb1Ac từ 6.5% trở lên. (3)

2. Làm như thế nào để HbA1c dưới 6.5%?

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát chỉ số HbA1c dưới 6.5% bằng cách uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Việc tự ý uống thuốc không do bác sĩ kê toa hoặc thuốc dân gian, các loại thảo dược,… đều ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.

Đồng thời, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cụ thể: đa dạng thực phẩm, đảm bảo các nhóm chất tinh bột, đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thể trạng của mỗi người khác nhau nên lượng thực phẩm cũng khác nhau. Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bác sĩ khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Nội tiết – Đái tháo đường sẽ xem xét cân nặng, chiều cao, bệnh lý,… để xây dựng thực đơn cụ thể.

3. Người bình thường cần kiểm tra xét nghiệm này không?

Người bình thường cũng cần xét nghiệm HbA1c thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức đường huyết trong cơ thể, sớm phát hiện tiền đái tháo đường, xây dựng kế hoạch ăn uống, luyện tập thể dục phù hợp. Đặc biệt, người có nguy cơ cao như: thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, rối loạn lipid máu, phụ nữ bị đa nang buồng trứng, từ 40 tuổi trở lên, có người trong gia đình bị đái tháo đường… nên đi khám với bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường và thực hiện xét nghiệm HbA1c theo chỉ định. (4)

Xét nghiệm HbA1c là cách thường gặp để theo dõi chỉ số đường huyết trong sơ thể. Nhờ vậy mà có thể sớm phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Không dành cho những người có bệnh mà ngay cả những người bình thường cũng có thể xét nghiệm để phòng ngừa sớm bệnh. Liên hệ ngay các chuyên gia để được tư vấn và làm xét nghiệm chính xác nhất.