Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao năm 2024

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuỵ không sản sinh đủ insulin cho cơ thể hoặc các tế bào của cơ thể không sử dụng được insulin cho các hoạt động chuyển hoá. Trong cả hai trường hợp, lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ dần tích tụ làm glucose trong máu sẽ ngày càng tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Hậu quả của tình trạng tăng glucose máu kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương các mô, hệ cơ quan trong cơ thể. Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường như suy thận, mù loà, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi…

Tiểu đường là rối loạn chuyển hóa cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên để đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở trong mức an toàn.

Câu hỏi nhiều người đặt ra, là khi xét nghiệm chỉ số nào cho thấy cơ thể mắc bệnh tiểu đường. Bởi trên thực tế, rất nhiều người bệnh đi khám vì mờ mắt, nhiễm trùng bàn chân, lao phổi… mới phát hiện cơ thể đang mắc bệnh tiểu đường. Khi mới mắc bệnh tiểu đường, đa số người bệnh không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt mà phải đi khám sàng lọc để phát hiện. Người bệnh cần phải xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tiểu đường. Khi có một trong các chỉ số bất thường sau sẽ được bác sĩ sẽ chẩn đoán mắc tiểu đường.

+ Chỉ số glucose máu lúc đói ≥ 7.0 mmol. Glucose máu lúc đói là glucose máu được xét nghiệm sau khi bệnh nhân nhịn ăn > 8-14 giờ. + Chỉ số glucose máu bất kì ≥ 11.1 mmol/l, bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường như sụt cân, khát nước, tiểu nhiều và thèm ăn. + Chỉ số glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11.1 mmol/l; + Chỉ số HbA1c ≥ 6,5%.

Ai được chỉ định xét nghiệm định lượng glucose?

Tiểu đường là rối loạn chuyển hóa cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên để đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở trong mức an toàn. Xét nghiệm định lượng glucose là xét nghiệm đường huyết lúc đói [FPG] để đo lượng đường trong máu. Xét nghiệm này chủ yếu được thực hiện để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Đôi khi, xét nghiệm này cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng hạ đường huyết [glucose trong máu quá thấp]. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng đang ngày càng gia tăng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Bệnh tiểu đường có thể tồn tại trong nhiều năm mà không có triệu chứng nào hoặc triệu chứng không rõ ràng.

Vì vậy mà xét nghiệm này được đưa vào chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện chỉ số đường huyết bất thường. Nhất là ở những đối tượng nguy cơ của bệnh tiểu đường bao gồm: Người trên 45 tuổi, thừa cân béo phì, người rối loạn lipid máu [triglyceride và/hoặc cholesterol LDL cao], người lối sống ít vận động, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, người tăng huyết áp, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, người tiền tiểu đường [có lượng đường trong máu cao nhưng chưa cao đến mức có thể chẩn đoán là tiểu đường], người có tiền sử ngưng thở khi ngủ.

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này nếu nghi ngờ một người bị bệnh tiểu đường. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường là: Thường xuyên thấy khát nước và cơn khát tăng dần; khô miệng, đi tiểu thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, đói nhiều hơn; các vết thương lâu lành.

Phụ nữ đang mang thai cũng nên làm xét nghiệm này để tầm soát, đặc biệt là phụ nữ mang thai có các yếu tố nguy cơ tiểu đường là: hội chứng tiền tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

Chỉ số HbA1c cho biết lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng qua.

Người bệnh tiểu đường cần biết chỉ số HbA1C của mình

Đo chỉ số HbA1c khác với đo đường huyết vì đường huyết chỉ phản ánh tình trạng lượng đường trong máu tại thời điểm đo, còn chỉ số HbA1c đo tỷ lệ phân tử haemoglobin trong máu liên kết với đường trong khoảng thời gian lên đến 3 tháng. Nói cách khác, chỉ số HbA1 phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng trước đó, và mục tiêu này ở các người bệnh tiểu đường phải là < 7%. HbA1C cao hơn phối hợp với tăng nguy cơ bị các biến chứng mờ mắt, suy thận, thần kinh, hôn mê nhiễm toan và các biến chứng tim mạch.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ [ADA], chỉ số HbA1c ở người bình thường là < 5,7%. Tuy nhiên, mức HbA1c an toàn cho người bình thường nên giữ ở mức [5,5%]. Đối với những cá nhân có chỉ số HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %, đây là giai đoạn tiền đái tháo đường, có nguy cơ phát triển thành đái tháo đường týp 2. Mức HbA1c trên 6,5% hoặc cao hơn là mức của bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy người bệnh tiểu đường cần biết chính xác kết quả HbA1C của mình để điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc.

Tiểu đường cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói [với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng] sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.nullTăng đường huyết đến bao nhiêu là nguy hiểm? - Vinmecwww.vinmec.com › tang-duong-huyet-den-bao-nhieu-la-nguy-hiemnull

Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường?

Sau khi ăn 2h, chỉ số đường huyết dưới 10mml/l. Đo chỉ số đường huyết này thường được thực hiện tại nhà với người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh. Nếu chỉ số đo được trong khoảng 110 - 150 mg/dl là hoàn toàn bình thường.nullCách duy trì chỉ số đường huyết bình thường đơn giản nhất - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › cach-duy-tri-chi-so-duong-huyet-binh-thuong-don-...null

Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?

Đối với những người không bị tiểu đường, phạm vi bình thường của mức HbA1c là từ 4% - 5,6%. HbA1c từ 5,7% - 6,4% có nghĩa là bạn bị tiền đái tháo đường. Trong phạm vi tiền đái tháo đường từ 5,7% - 6,4%, chỉ số HbA1c của bạn càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 càng cao.nullChỉ số HbA1c bình thường là bao nhiêu? Khi nào nên làm xét nghiệm ...bookingcare.vn › cam-nang › chi-so-hba1c-binh-thuong-la-bao-nhieu-khi-...null

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Người có mức độ đường từ 70mg/ dl đến dưới 130mg/ dl [tương ứng với 4,0 - 7,2 mmol/ l] được đánh giá là có chỉ số đường huyết bình thường [khi đang đói]; Lượng đường huyết từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được đánh là mức chấp nhận được [xét nghiệm lúc ăn no, thường là 2 tiếng sau bữa ăn];17 thg 9, 2022nullChỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › chi-so-duong-huyet-binh-thuong-o-muc-bao-nhieu...null

Chủ Đề