Chỉ thị 15 có được ra đường hay không

Dịch COVID-19: Vĩnh Long áp dụng Chỉ thị 15 tăng cường từ 0 giờ ngày 5/9

Hà Nội (TTXVN 4/9)

*Ngày 4/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đã ban hành văn bản về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh ở mức độ cao hơn so với Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời điểm bắt đầu áp dụng từ 0 giờ 00 phút ngày 5/9 đến hết ngày 15/9/2021.

Trong thời gian áp dụng giãn cách ở mức độ cao hơn so với Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, yêu cầu người dân không ra đường trong khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau, không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Tỉnh tiếp tục dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Đối với việc tổ chức đám tang, tỉnh quy định tổ chức trong nội bộ gia đình, giảm số lượng thân nhân, cử đại diện người viếng đám tang, sắp xếp giãn cách không tập trung quá 10 người trong cùng thời điểm viếng.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long yêu cầu thực hiện nghiêm việc hạn chế ra đường; giao Công an tỉnh thiết kế mẫu giấy đi đường đảm bảo thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh, cấp giấy đi đường cho công nhân trong khu công nghiệp, công nhân xây dựng các công trình do Trung ương quản lý trên địa bàn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long giao Thủ trưởng các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương chủ động triển khai đồng loạt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường chỉ đạo thiết lập, giữ vững và mở rộng "vùng xanh", phát huy vai trò của hộ gia đình, tổ nhân dân tự quản trong bảo vệ "vùng xanh". 

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, tính đến ngày 4/9, toàn tỉnh ghi nhận 2.185 ca mắc COVID-19, trong đó điều trị khỏi 1.839 trường hợp, tử vong 38 trường hợp. Tỉnh đang cách ly tập trung 482 trường hợp và cách ly tại nhà 1.152 trường hợp. Đến nay, tỉnh Vĩnh long đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 228.639 người, trong đó có 193.988 người tiêm mũi 1 và 34.651 tiêm mũi 2./.

*Chiều 4/9, tỉnh Vĩnh Long tổ chức đón hơn 200 công dân của tỉnh đang cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương. Trong đợt đầu tiên này, tỉnh ưu tiên đón người dân thuộc nhóm đối tượng đang tạm trú tại thành phố và gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gồm: người già, trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, trước khi lên xe người dân phải thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Trong quá trình đón công dân trở về, mọi công tác bảo đảm an toàn phòng dịch được thực hiện nghiêm như: Xịt khử khuẩn thường xuyên, công dân và đoàn công tác đều được trang bị đồ bảo hộ trong suốt quá trình di chuyển. Tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Tập đoàn Phương Trang bố trí hơn 10 xe khách để đón người dân, đồng thời phân công các lực lượng theo xe tích cực hỗ trợ người dân trong suốt quảng đường về địa phương.

Tại khu cách ly tập trung Trung tâm Công tác Xã hội, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, mọi công tác chuẩn bị để đón người dân đã được khẩn trương hoàn tất. Các tổ hậu cần bố trí cơ sở vật chất, trang bị vật dụng sinh hoạt cá nhân, nhu yếu phẩm cần thiết để người dân sử dụng trong 14 ngày cách ly tại đây. Chia sẻ với khó khăn của người dân, tỉnh Vĩnh Long sẽ trích ngân sách hỗ trợ chi phí cách ly tập trung, đồng thời tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để hỗ trợ thêm các mặt sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo người dân không phải tốn thêm chi phí nào trong suốt quá trình cách ly. 

Khi về đến Vĩnh Long, tất cả người dân đã được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR và hướng dẫn về phòng tránh COVID-19 để thực hiện cách ly 14 ngày tại các khu cách ly tập trung do tỉnh bố trí sẵn. Sau khi hoàn thành thời gian cách ly, tất cả người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày.

Đang mang thai ở tháng thứ 8, chị Trương Thị Thay (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) phấn khởi khi được tạo điều kiện để trở về quê sinh con. Trước đó, chị rất lo lắng vì không biết phải sinh con ở đâu để đảm bảo an toàn. Mấy ngày nay hay tin được về, tôi mừng không ngủ được. Nhờ tỉnh hỗ trợ đón về tôi rất vui, yên tâm hơn chờ ngày sinh con. Giờ tôi mừng lắm, cách ly thêm vài ngày là được về thăm con, thăm cha mẹ.

Bà Võ Thị Điệu (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) năm nay đã 70 tuổi rất vui mừng vì được tỉnh hỗ trợ đón về quê. Do bị bệnh ung thư, gần 3 tháng trước, bà Điệu lên Thành phố Hồ Chí Minh để khám bệnh rồi “kẹt” lại vì các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Thời gian qua, dù được hỗ trợ nhưng cuộc sống cũng khá vất vả, lại thêm nỗi lo vì bản thân có bệnh nền khiến bà thấp thỏm. Bà Điệu chia sẻ: “Khi được về đến tỉnh, tôi và nhiều người đi cùng rất mừng, cảm động trước sự đón tiếp và hỗ trợ nhiệt tình của những người đồng hương. Những ngày qua sợ lắm vì mình lớn tuổi và có bệnh, chỉ mong được về quê đoàn tụ với gia đình. Giờ về được quê rồi rất mừng”.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm cho biết, những ngày giãn cách vừa qua, dù dịch bệnh phức tạp nhưng Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo rất tốt cho người dân, trong đó có người dân Vĩnh Long đang sinh sống và làm việc tại đây. Trước tình hình dịch bệnh còn kéo dài, tỉnh Vĩnh Long quyết định chia sẻ cùng Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc phối hợp đón người dân của tỉnh có nhu cầu trở về quê. Việc phối hợp đón người dân của tỉnh trở về vừa tạo điều kiện để người dân, nhất là những người khó khăn được trở về quê an toàn, không lây lan dịch bệnh, vừa góp phần giảm áp lực cho Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tỉnh sẽ thực hiện cách ly 14 ngày, chăm lo hỗ trợ việc ăn uống, sức khỏe, thực xét nghiệm đối với người dân, trong trường hợp có phát hiện ca  mắc COVID-19, tỉnh sẽ tiến hành cách ly và điều trị theo quy định để người dân có sức khỏe đảm bảo trước khi trở về với gia đình.

Theo thống kê, hiện còn có trên 900 trường hợp là người dân của tỉnh Vĩnh Long đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh  có nhu cầu trở về. Tỉnh đang tiếp tục rà soát, lập danh sách các trường hợp có nhu cầu trở về để phối hợp tổ chức đón về, giúp người dân yên tâm, ổn định cuộc sống, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại địa phương./.

Lê Thúy Hằng 

Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, người dân chuẩn bị tâm lý để thích ứng với quy định giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 là như thế nào? Nội dung giãn cách theo Chỉ thị 15 và có gì khác so với Chỉ thị 16?

Giãn cách xã hội là phương pháp cách ly địa lý, giữ không gian an toàn giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét (tương đương với 2 sải cánh tay) ở cả không gian trong và ngoài trời. (1)

Chỉ thị 15 có được ra đường hay không

Giãn cách xã hội yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m, tránh tụ tập đông người

Quyết liệt thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trong cộng đồng, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế tụ tập đông người để kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Nội dung quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong một phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; tại các địa điểm công cộng người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được yêu cầu ngưng tổ chức các nghi lễ, hoạt động tập trung từ 20 người trở; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội của chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch (vùng dịch) đến các địa phương khác. Ngoài ra, các hoạt động giao thông công cộng được tạm dừng, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa để tránh tập trung đông người. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm đình chỉ hoạt động, chỉ có cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Ngày 30/5/2021, cuộc họp về COVID-19 của TP.HCM diễn ra trong bối cảnh TP.HCM có 379 ca nhiễm gồm 177 ca trong cộng đồng, trong đó 16/22 quận huyện có số ca nhiễm liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Từ 0h ngày 31-5, toàn địa bàn TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 15 và 16 (quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12) trong vòng 15 ngày cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm: Cập nhật tình hình COVID-19 hôm nay

Chỉ thị 15 có được ra đường hay không

Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu không tập trung trên 10 người bên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng

Để bảo vệ sức khỏe gia đình và an toàn cộng đồng, trong thời gian thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội, người dân cần thực hiện các quy định của UBND TPHCM về triển khai và hướng dẫn các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội và phòng chống dịch COVID-19 như sau:

  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp.
  • Người dân cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế, hợp tác với chính quyền thành phố thực hiện theo các yêu cầu, các biện pháp phòng dịch.
  • Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
  • Khi có nhu cầu di chuyển từ các địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), người dân tìm hiểu về các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện để thực hiện theo đúng quy định được hướng dẫn.
  • Trong thời gian cả thành phố áp dụng lệnh giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần, các thành viên trong gia đình nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết.
  • Người trên 60 tuổi không nên ra khỏi nhà và hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết;
  • Khi có triệu chứng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 như sốt, kho khan, mệt mỏi, tiêu chảy, cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được kiểm tra theo quy định; khai báo y tế tự nguyện và trung thực về tình trạng bệnh của mình, tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch.
  • Cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được mở cửa nhưng chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về.
  • Các cơ sở chế biến thức ăn như cửa hàng, quầy hàng kinh doanh, cơ sở chế biến suất ăn sẵn… được hoạt động nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
  • Các cửa hàng tiện ích, nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động để phục vụ khách nhưng phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách từ 2 mét trở lên giữa 2 người, không phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan y tế.
  • Dừng tiếp nhận khách đến đăng ký lưu trú tại các cơ sở kinh doanh theo mô hình homestay, AirBnb.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các trung tâm thương mại; siêu thị điện máy; các điểm trò chơi điện tử và casino trên địa bàn thành phố; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa có dịch vụ thẩm mỹ phải tạm ngưng hoạt động.

Ngoài ra, nội dung chỉ thị 15 giãn cách xã hội yêu cầu ngừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội. Tạm dừng kế hoạch nhận đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trên địa bàn toàn thành phố, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông cũng được yêu cầu hoãn thực hiện cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm: Xét nghiệm nhanh Covid 19 ở đâu?

Chỉ sau vài giờ có thông tin TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15, từ chiều 30/5/2021, nhiều người dân đã tranh thủ đến các siêu thị, cửa hàng để mua thực phẩm tích trữ. Tại cửa hàng thực phẩm tươi sống, siêu thị nằm trong khu dân cư bị quá tải phục vụ khách đến mua hàng quá đông. Nhiều gian hàng nhanh chóng hết sạch hàng hóa ngay trong tối cùng ngày. Các nền tảng bán hàng online cũng chứng kiến lượng đơn hàng tăng đột biến, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, dầu ăn, gạo, mì gói, nước mắm,…

Tuy nhiên, theo Chỉ thị số 15, các siêu thị, cửa hàng… vẫn mở cửa hoạt động bình thường với nguồn hàng dồi dào, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, do đó người dân không cần lo lắng đổ xô tích trữ thực phẩm, không đảm bảo yêu cầu chống dịch.

Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 8.000 tấn rau củ quả được nhập và tiêu thụ tại ba chợ đầu mối, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các doanh nghiệp phân phối lớn đảm nhiệm 30% còn lại. Trung bình mỗi đêm có khoảng 700 tấn thịt heo, 250.000 con gia cầm cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác về thành phố, được duy trì để người dân an tâm cùng chính quyền đả báo thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội.

UBND TP.HCM đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên toàn địa bàn thành phố, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 31/5. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 được áp dụng trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được thực hiện ở mức cao hơn, thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”.

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, phường cách ly với phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Bảng so sánh sự giữa Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ:

Chỉ thị 15
Ngày 27/3/2020
Chỉ thị 16
Ngày 31/3/2020
Tập trung đông người Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng. Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. Không tụ tập quá 02 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
Khoảng cách an toàn tối thiểu 02m 02m
Các cơ sở kinh doanh – Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

– Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

Hoạt động vận tải Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác

Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng

Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Chính phủ giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng. Cùng với kế hoạch quyết liệt hành động của Chính phủ, mỗi người dân cần đề cao chiến lược 5K, chủ động nâng cao thức cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh và sớm ổn định cuộc sống.