Chiến thắng điện biên phủ trên không vào ngày nào năm 2024

Sáng 26/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không [12/1972-12/2022].

Trình bày diễn văn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không là biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Ông Dũng nhắc lại, cuối năm 1967, đầu năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị..."

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Hoàng Phong

Thực tế, sau thất bại liên tiếp tại chiến trường miền nam Việt Nam, Mỹ đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị Paris, đồng thời mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền bắc Việt Nam tháng 12/1972 nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.

Chiến dịch không kích mang tên Linebacker II, kéo dài 12 ngày đêm [18-29/12] đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc. Đây là cuộc tập kích huy động lực lượng lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với hàng trăm máy bay ném bom chiến lược B-52, được mệnh danh là "siêu pháo đài bay" - "thần tượng bất khả chiến bại", cùng hàng nghìn máy bay chiến thuật và nhiều tàu sân bay, tàu chiến tối tân, hiện đại.

Tuy nhiên ngay từ trận đầu ra quân đêm 18/12/1972, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi tại chỗ "siêu pháo đài bay B-52", mở màn cho thắng lợi vang dội trong những trận đánh tiếp theo.

Các đại biểu tham dự buổi lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Ảnh: Hoàng Phong

Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lượt máy bay B-52 và 3.920 lượt máy bay chiến thuật, ném hơn 100.000 tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc Việt Nam. Riêng ở Hà Nội, không lực Mỹ sử dụng 441 lượt máy bay B-52 cùng nhiều máy bay chiến thuật, trút hàng nghìn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học...

Tuy nhiên, quân và dân thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ.

Là người từng tham gia vào Chiến dịch lịch sử "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", trung tướng Phạm Tuân kể lại, đêm 18/12/1972 - đêm mở đầu của Chiến dịch, các trận địa ra đa đã sớm phát hiện B-52 và thông báo để Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân báo động chiến đấu kịp thời. Sau khi máy bay cường kích đánh vào các trận địa tên lửa, ra đa, các sân bay thì B-52 tiến vào các mục tiêu, tập trung là Hà Nội.

"Thời khắc lịch sử khi chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ là 20h13 phút đêm 18/12/1972. Sau 12 ngày đêm chiến đấu, 81 máy bay các loại của Mỹ đã bị bắn rơi, trong đó có 34 máy bay B52", trung tướng Phạm Tuân cho hay.

Lãnh đạo TP Hà Nội đặt vòng hoa, dâng hương tại Di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên, sáng 26/12. Ảnh: Hoàng Phong

Sau thất bại của chiến dịch Linebacker II, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận quay trở lại bàn đàm phán. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về "Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" được ký kết. Cuối tháng 3/1973, quân đội Mỹ và chư hầu đã phải rút khỏi miền nam Việt Nam.

Thiếu tá Bùi Thanh Bình [Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 77, Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân] khẳng định, bản hùng ca bất diệt "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" mãi đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như một "Bạch Đằng", "Chi Lăng", "Đống Đa" của thế kỷ 20...

"Chiến thắng này đã trở thành biểu tượng của ý chí, trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, giúp thế hệ trẻ thấm thía rằng, để có được hòa bình, đất nước phải trải qua những cuộc đấu tranh gian khổ, đầy máu và nước mắt, nhưng rất đỗi tự hào", ông Bình nói.

Cũng trong sáng 26/12, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên [số 47, 49, 51 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa]. Đây là nơi tưởng niệm người dân bị máy bay B-52 của đế quốc Mỹ ném bom rải thảm vào tối 26/12/1972. Đợt ném bom rải thảm này đã khiến 577 người dân vô tội chết và bị thương, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà, làm hư hỏng 1.200 ngôi nhà khác. Trong đó, ba căn hộ liền nhau số nhà 47, 49, 51 bị bom Mỹ đánh trúng và san bằng.

Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ trên không là ngày bao nhiêu?

4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30-4-1975]. 5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ [07-5-1954].

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không có ý nghĩa như thế nào?

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nó chứng tỏ trong thời đại ngày nay, chiến tranh xâm lược của đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thắng lợi.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã huy động được bao nhiêu chiếc xe đạp thồ?

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đã huy động 21.700 xe đạp thồ; trong đó, vùng Việt Bắc 8.000 chiếc, Liên khu 3 hơn 1.700 chiếc, Liên khu 4 hơn 12.000 chiếc. Xe đạp thời đó ở Việt Nam rất hiếm, chủ yếu xe đạp hiệu Peugeot hay Lincon do Pháp sản xuất và chỉ những gia đình giàu mới có thể sở hữu.

Khi nào duyệt binh Điện Biên Phủ?

Theo Quyết định số 821/QĐ-BQP, ngày 03/3/2024 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ [07/5/1954 - 07/5/2024], Lễ diễu binh, diễu hành được tổ chức vào sáng ngày 7/5/2024 sau Lễ mít tinh tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.

Chủ Đề