Chính sách của vua Quang Trung về đối ngoại là lớp 4

A.Kiến thức trọng tâm

1.Những chính sách về kinh tế

- Về nông nghiệp:

- Ban hành “chiếu khuyến nông” lệnh cho nhân dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.

=>Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.

-Về thương nghiệp:

-Đúc đồng tiền mới

-Yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của hai nước tự do trao đổi hàng hóa.

-Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.

=>Hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.

CH: “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?

Trả lời:

-Chiếu khuyến nông lệnh người dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.

-Tác dụng: Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.

CH: Việc vua Quang Trung mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở của biển nước ta có lợi gì?

Trả lời:

-Việc vua Quang Trung mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở của biển nước ta đã thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thương nghiệp phát triển. Giúp cho hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.

2. Những chính sách về văn hóa – giáo dục

  • Về văn hóa:

-Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.

-Coi chữ Nôm là ngôn ngữ chính thức của quốc gia.

-Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.

=>Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.

  • Về giáo dục: Ban bố “Chiếu lập học”.

CH: Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?

Trả lời:

-Chữ Nôm là chữ của dân tộc đã được sáng tạo từ lâu, được các thời vua Lý, vua Trần sử dụng.

-Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói của dân tộc. Việc đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước ta cũng chính là đề cao tinh thần dân tộc.

CH: Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?

Trả lời:

-Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” là vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành đạt để giúp nước.

B. Trắc nghiệm

1.“Chiếu khuyến nông” quy định điều gì?

A. Lệnh cho dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.

B. Chia lại ruộng đất cho dân.

C. Đắp đê và bảo vệ đê.

2. Tác dụng của “Chiếu khuyến nông” ra sao?

A. Nông dân rất phấn khởi khi được chia ruộng đất.

B. Sau vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.

C. Sau vài năm, đê điều được mở rông trong cả nước.

3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

A. Về kinh tế. 1. Dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.

B. Về văn hoá - giáo dục. 2. Đúc tiền mới.

C. Về ngoại giao. 3. Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước trao đổi hàng hoá, cho thuyền nước ngoài vào buôn bán.

4. Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?

A. Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán.

B. Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung.

C. Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

Ý đúng

a

b

a-2; b-1; c-3

c

- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần [16/9/1792]. Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.

BÀI 26 NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG Sau khi đánh đuổi quân Thanh xâm lược, trong những năm 1789 - 1792, vua Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách về kinh tế và văn hoá. Quang Trung ban bố "Chiếu Chiếu : lời [hoặc thay lời] vua ban bq mệnh lệnh cho toàn thể quan lại và nhân dân làm theo. khuyến nông", lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình. “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì ? Tác dụng của nó ra sao ? Để việc mua bán được thuận tiện, Quang Trung cho đúc đồng tiền mới. Đối với nước ngoài, Quang Trung yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá. Đồng thời cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có.lợi gì ? Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước. Mong muốn của vua Quang Trung là nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? Quang Trung còn ban bố “Chiếu lập học”. Ông nói: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”. Em hiểu câu “Xảy dựng đất nước lấy việc học làm đầu ” như thế nào ? Công việc đang tiến hành thuận lợi thì Quang Trung mất [1792]. Người đương thời cũng như người đời sau đều tiếc thương một ông vua tài năng và đức độ nhưng mất sớm. Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu biểu là “Chiêu khuyến nông”, “Chiếu lập học” và đề cao chữ Nôm. CÃU HỎI Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung. Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá.

Những câu hỏi liên quan

Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?

- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước

Đề bài

Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 131, 132 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

* Về quốc phòng: 

- Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.

- Quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.

=> Để tránh nguy cơ từ phía Bắc [ thế lực của Lê Duy Chỉ], phía Nam [ thế lực của Nguyễn Ánh].

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề