Chính sách đối nội của Nhật Bản hiện này

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi [Y-ô-si-ma-xa Ha-i-a-si], chính sách đối ngoại của Tokyo trong thời gian tới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu tăng cường liên minh Nhật-Mỹ, nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio [Ki-si-đa Phư-mi-ô] và Tổng thống Mỹ Joe Biden [G.Bai-đơn] đều có chung quan điểm coi trọng việc thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mà trong đó quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ đóng vai trò nền tảng. Phát biểu tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội Nhật Bản, Bộ trưởng Hayashi khẳng định Tokyo xác định liên minh Nhật-Mỹ là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, do đó Nhật Bản sẽ tăng cường năng lực phòng thủ để đáp ứng khả năng ứng phó của liên minh.

Nhằm hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Nhật Bản đẩy mạnh nỗ lực thông qua việc phối hợp với các đồng minh, đối tác như Australia, Ấn Độ, các thành viên ASEAN và các nước châu Âu. Ngay đầu năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Australia Scott Morrison [X.Mo-ri-xơn] đã ký một thỏa thuận tạo điều kiện cho hoạt động huấn luyện chung nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Nhật Bản và Pháp lên kế hoạch tổ chức đối thoại an ninh trực tuyến cấp bộ trưởng theo mô hình 2+2, khẳng định cam kết phối hợp thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng.

Trong quan hệ với các nước trong khu vực, Nhật Bản ưu tiên thúc đẩy các giải pháp hòa bình, mang tính xây dựng. Khẳng định quan hệ với Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất, Nhật Bản tuyên bố nỗ lực thiết lập mối quan hệ ổn định giữa hai nước thông qua hợp tác giải quyết thách thức chung, trong bối cảnh năm 2022 đánh dấu 50 năm hai nước bình thường hóa quan hệ song phương.

Về vấn đề Triều Tiên, thông qua hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn tất phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên với việc bảo đảm thực thi các nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm ngăn Bình Nhưỡng phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Lên án các vụ phóng mới nhất của Triều Tiên kể từ đầu năm 2022, Tokyo duy trì hợp tác chặt chẽ 3 bên với Washington và Seoul nhằm bảo đảm ổn định tình hình khu vực và thúc đẩy sớm nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng.

Nhật Bản xác định Hàn Quốc là nước láng giềng quan trọng, song Bộ trưởng Ngoại giao Hayashi đánh giá quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc hiện có những diễn biến không tích cực. Quan hệ hai nước được cho là xuống mức thấp, khi tòa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu Nhật Bản bồi thường cho các công dân Hàn Quốc bị cưỡng ép lao động trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai. Phía Nhật Bản giữ quan điểm cho rằng phán quyết này vi phạm các hiệp ước song phương trong quá khứ và quyền miễn trừ quốc gia theo luật quốc tế.

Nhật Bản khẳng định triển khai chính sách ngoại giao “bao dung và mạnh mẽ” trên cơ sở chủ nghĩa hòa bình tích cực, coi trọng hợp tác quốc tế, trong đó phát huy vai trò điều phối, ứng phó kiên quyết đối với các vấn đề, trên cơ sở tôn trọng tính đa dạng. Tiếp tục xây dựng mối quan hệ tin cậy với các nước, thúc đẩy lợi ích quốc gia, Nhật Bản cùng cộng đồng quốc tế củng cố hòa bình và thịnh vượng chung.

THIÊN BÌNH

Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh: Bài 9. Nhật Bản. Về đối nội, nhờ những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ.

Về đối nội, nhờ những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ phát triển rộng rãi. Suốt một thời kì dài từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do [LDP], đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản liên tục cầm quyền. Nhưng từ năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do đã mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ hoặc liên minh với các lực lượng đối lập.Đây là một sự kiện quan trọng, một móc trong đời sống chính trị ở Nhật Bản. Tình hình chính trị Nhật Bản không thật ổn định, có lúc chỉ trong một thời gian, các chính phủ liên tiếp thay đổi, đòi hỏi phải có một mô hình chính trị mới với sự tham gia cầm quyền của nhiều chính đảng.Về đối ngoại, sau chiến tranh Nhật Bản là một nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật đã được gia hạn vào các năm 1960- 1970 và được nâng cấp vào những năm 1996- 1997. Nhờ đó, trong thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ dành 1 % tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tế [trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 – 5%, thậm chí có nước lên tới 20%].

Từ nhiều thập niên qua, các giới cầm quyền Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

Lý thuyết:

Muc 1

1. Chính sách đối nội

- Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.

- Đảng Cộng sản cùng nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ khác phát triển.

- Từ năm 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ tự do [LDP] lên cầm quyền ở Nhật.

- Từ năm 1993, Đảng Dân chủ tự do mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ cho các lực lượng đối lập.

Mục 2

2. Chính sách đối ngoại

- Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ”, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

- Nhật Bản chi tiêu rất ít cho quân sự, thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng và tập chung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

Lễ kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

Nội dung chính:

Tóm tắt những chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

Sơ đồ tư duy Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai


Tóm tắt mục III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề