Cho biết các giải pháp công nghệ để xử lý lượng bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải?

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là quy định bắt buộc đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu dân cư tập trung… nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững.

Vậy trong quá trình thiết kế, thi công cần đảm bảo các yêu cầu nào? Công nghệ gì đang được áp dụng hiện nay? Qua bài viết này, Hợp Nhất sẽ mang đến cho quý khách hàng những điều cần biết.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Thiên nhiên có khả năng tuyệt vời để đối phó với một lượng nhỏ chất thải và nguồn nước ô nhiễm. Nhưng khi con số này lên đến hàng nghìn m3, những nhà máy xử lý buộc phải hoạt động để giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước thải xuống mức mà môi trường có thể phục hồi được.

Đây là quá trình loại bỏ những vật liệu hữu cơ phức tạp, hoá chất vô cơ, vi nhựa, trầm tích, chất phóng xạ, các hợp chất giàu nitơ và phốt pho, vi sinh vật gây bệnh… ra khỏi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa chảy tràn, biến nó thành nguồn nước an toàn có thể quay trở lại vòng tuần hoàn của nước.

Quá trình này diễn ra trong các nhà máy xử lý nước có lắp đặt hệ thống hiện đại. Hệ thống xử lý nước thải này được tạo thành từ một số công nghệ riêng lẻ nhằm giải quyết các nhu cầu xử lý cụ thể. Nó hiếm khi là một quá trình tĩnh, mà được thiết kế để đáp ứng những biến động về nhu cầu xử lý giúp tránh được việc thay thế, nâng cấp tốn kém.

Yêu cầu khi xây dựng hệ thống thu gom XLNT

Tại điều 87, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, các yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải được quy định như sau:

  • Tuỳ thuộc vào loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý để lựa chọn công nghệ phù hợp.
  • Hệ thống phải có công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa.
  • Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xử lý nước thải.
  • Vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Chuẩn bị sẵn kế hoạch phòng ngừa, luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải. Để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải, điểm xả thải phải có toạ độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng.
  • Bùn thải từ hệ thống phải được quản lý theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn. Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

3 công nghệ xử lý nước thải hiện đại tại Việt Nam

Nước thải chứa nhiều hoạt chất gây ô nhiễm. Số lượng, nồng độ các chất phụ thuộc vào nguồn của chúng. Các biện pháp xử lý thông thường không thể làm sạch triệt để. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý nước thải được xem là giải pháp tối ưu.

MBR – Công nghệ xử lý màng lọc sinh học

Công nghệ này sử dụng màng lọc sinh học có kích thước lỗ màng siêu nhỏ, mang đặc tính thẩm thấu cao, ít gây ra các vấn đề tắt nghẽn, được đặt trong một bể sinh học hiếu khí, với nguyên lý hoạt động như sau:

  • Màng lọc dạng sợi rỗng thấm hút nước thải, đưa vào các đường ống mao dẫn. Nhờ sợi lọc có kích thước lỗ < 0.1µm mà các chất thải, hoá chất độc hại, bùn sẽ được giữ lại.
  • Nước sạch trong các sợi lọc được hệ thống máy bơm hút ra, truyền vào bể chứa nước sạch. Áp suất trong màng điều khiển hoạt động của máy bơm. Khi áp suất lớn hơn mức bình thường, hệ thống máy bơm sẽ kích hoạt tính năng rửa ngược để vệ sinh màng lọc.

Công nghệ này có ưu điểm chính:

  • Khả năng loại bỏ các chất rắn, giữ lại hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử cao làm tăng khả năng phân huỷ sinh học, quá trình nitrat hoá và khử nitơ một phần tạo ra nguồn nước sạch đảm bảo.
  • MBR được trang bị khả năng tự động hoá cao, dễ dàng vận hành, chi phí bảo dưỡng các tổ máy thấp.
  • Lưu nước ngắn, lưu bùn dài, không cần công đoạn lắng thứ cấp, không cần khử trùng nước thải sau xử lý.
  • Dễ dàng thích ứng với các quy mô và công suất khác nhau.

Công nghệ MBBR [Moving Bed Biofilm Reactor]

Là quy trình xử lý sinh học hiệu quả dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ bùn hoạt tính và màng sinh học. MBBR sử dụng môi trường MicroOrganism BioChips dung lượng cao, trôi nổi trong bể sục khí và bể thiếu khí.

Nguyên lý hoạt động như sau:

  • Quá trình MBBR sử dụng giá thể nhựa, nổi trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn. Các vi sinh vật này sẽ tiêu thụ vật chất hữu cơ.
  • Tiếp đó, giá thể được khuấy động liên tục bởi bọt khí từ hệ thống sục khí bổ sung oxy.
  •  Khi giá thể tăng diện tích bề mặt, các vi sinh vật bám vào và phát triển trong bể sục khí. Nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất độc hại trong nước.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR có các ưu điểm:

  • Quy trình ổn định, dễ lắp đặt, vận hành và kiểm soát hệ thống dễ dàng
  • Loại bỏ hoàn toàn chất rắn
  • Giảm sản xuất bùn, không cần rửa ngược định kỳ.

SBR – Công nghệ xử lý nước thải sinh học theo mẻ

SBR [Sequencing Batch Reactor] là công nghệ xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo phương thức làm đầy – xả cặn. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý:

  • Nước trong bể Selector được sục khí liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý hiếu khí.
  • Nước sau khi được xử lý sẽ chuyển sang bể C-tech và diễn ra 5 pha theo tuần tự: làm đầy, pha phản ứng – thổi khí, lắng, rút nước, ngưng.

Công nghệ SBR có các ưu điểm tuyệt vời:

  • Trong cùng một bể diển ra 2 quá trình phản ứng và lắng, bùn hoạt tính không cần tuần hoàn.
  • Kết cấu đơn giản, vận hành tự động, dễ quản lý, bảo trì.
  • Tích hợp quá trình nitrat, khử nitơ, loại bỏ photpho dễ dàng
  • Khả năng khử BOD lên đến 90 – 92%

Hiện nay, Công ty môi trường Hợp Nhất đang ứng dụng các công nghệ hiện đại nêu trên trong thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, thu về nhiều phản hồi tích cực. Những dự án thành công nối tiếp nhau là lời khẳng định chắc chắn về năng lực và chất lượng dịch vụ của công ty.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước, hoặc gặp các vấn đề về xử lý nước thải, hãy liên hệ ngày cho chúng tôi theo số Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn tận tình.

Xử lý bùn là công việc hết sức quan trọng trong bất kỳ hệ thống nước thải nào. Bùn luôn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải. HIệu được nguyên lý và cách xử lý sẽ giúp cho hệ thống luôn đạt được hiệu quả tối ưu

Định nghĩa về bùn

Bùn là một sản phẩm phụ của quá trình xử lý nước thải ở bất kỳ nhà máy xử lý nước thải kiểu truyền thống nào. Và trong khi nước đã xử lý có thể xả ra các nguồn tiếp nhận theo quy định của giấy phép xả thải, thì công tác xử lý bùn phức tạp hơn nhiều.

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Một trong nhiệm vụ của quá trình xử lý nước thải là chuyển các chất ô nhiễm, từ dạng hòa tan sang dạng rắn và tách các chất rắn ra khỏi pha lỏng. Các chất rắn sau khi khử nước [làm đậm đặc] được gọi chung là bùn, chứa nhiều thành phần khác nhau và phải được thải bỏ hợp lý. Trong những thành phần cần xử lý, bùn chiếm thể tích lớn nhất và kỹ thuật xử lý cũng như thải bỏ bùn là một trong những vấn đề phức tạp. Các thiết bị xử lý bùn chiếm từ 40-60% tổng chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chi phí xử lý chiếm khoảng 50% chi phí vận hành toàn bộ hệ thống.

Tổng quan về bùn thải

Bùn thải của nhà máy xử lý nước và nước thải là hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng phân hủy, dễ bị thối rữa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi trường, vì thế cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Nguồn gốc phát sinh

Bùn thải được hình thành sau quá trình xử lý cơ học. Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS trong nước thải thường 50-70gam/người/ngày.đêm. Khoảng 25-50 gam cặn/người/ngày.đêm được giữ lại trong khâu xử lý bậc 1. Độ ẩm của cặn sau lắng 2h là 97.5%, sau đó chúng nén dần trong hố tập trung đến độ ẩm 92-95%. Trung bình thể tích cặn lắng này là 0.6-0.8 lít/người/ngày.đêm. Do đây là thành phần không hòa tan trong nước thải nên được gọi là cặn sơ cấp. Trong cặn này có 65-70% là thành phần hữu cơ, nhiều vi sinh vật cả vi sinh vật gây bệnh

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải được hình thành sau xử lý sinh học, bao gồm bùn hoạt tính sau bể Aerotank hoặc bùn màng sinh vật sau bể lọc sinh học, gọi chung là bùn thứ cấp. Một phần lớn loại bùn này được dẫn trở lại bể Aerotank [gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn], phần bùn còn lại được gọi là bùn hoạt tính dư được dẫn vào bể nén bùn.

Tính chất của bùn

Bùn thải từ bể lắng đợt một gọi là bùn tươi vì các hợp chất hữu cơ trong bùn chưa bị phân hủy, còn bùn của bể lắng đợt hai là bùn hoạt tính có cấu tạo dạng bông cặn, vì đã qua xử lý sinh học nên các chất hữu cơ có trong cặn đã được phân hủy một phần.

Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, chứa nhiều vi khuẩn cả vi khuẩn gây bệnh, độ ẩm lớn, sử dụng bùn cặn tươi làm phân bón không có lợi và khó vận chuyển.

Theo đó, bùn thải phát sinh từ các quá trình xử lý nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng cao các kim loại nặng như Cu, Cr, As, Ni, Cd,…đặc biệt là bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của các ngành nghề sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ, xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại, các vật liệu khác.

Hơn nữa, hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hầu hết là đa ngành nghề nên bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung có thành phần phức tạp, chứa nhiều thành phần nguy hại, thông số và thành phần nguy hại biến động dẫn đến việc khó kiểm soát, khối lượng phát sinh lớn nên lượng bùn thải từ các khu công nghiệp nêu trên, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Phân loại bùn

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải sinh học

Loại bùn này có mùi rất khó chịu nhưng lại không độc hại và có thể được tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua và sử dụng chế phẩm EM để khử mùi chuyển đổi thành phân hữu cơ tổng hợp.

Bùn thải công nghiệp gây nguy hại

Loại bùn dư này có chứa các kim loại nặng như: Cu, Ni, Hg, Mn, As,.. và cần phải được xử lý ngay trước khi thải ra môi trường tự nhiên, để không làm ảnh hưởng và gây nguy hại cho tự nhiên cũng như thế hệ về sau.

Bùn thải công nghiệp không gây hại

Loại bùn này thì không cần xử lý và có thể được tận dụng vào nhiều mục đích khác nhau khi quá trình xử lý nước thải hoàn toàn.

Hiện trạng bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Thực tế tại nước ta, bùn thải đang rơi vào tình trạng thiếu thốn trong xử lý nhưng lại quá thừa thu gom. Cùng với đó, không phải tất cả các loại bùn sản sinh từ hệ thống xử lý nước thải đều được xử lý theo đúng quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành. Các nhà máy, doanh nghiệp và xưởng sản xuất hiện nay thường thu gom bùn thải và xả ra những địa điểm vô định, nhất là các vùng hẻo lánh để giảm thiểu tối đa chi phí xử lý bùn. Phớt lờ hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra cho môi trường cũng như sức khỏe của cộng đồng.

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Tiếp đến là bùn thải từ những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và từ các khu vực chăn nuôi gia súc, thực phẩm, các sản phẩm từ nhựa, giấy không có chất thải nguy hại. Còn bùn dư từ những ngành công nghiệp như mỹ phẩm, sơn, hóa chất, dệt nhuộm và các ngành cơ khí…có chứa rất nhiều chất độc hại do đặc thù trong quá trình sản xuất có sử dụng nhiều hóa chất nguy hại. Những loại bùn dư này nếu không được thu gom và xử lý một cách phù hợp sẽ có thể gây ra tác động rất tiêu cực đến môi trường.

Hiện trạng ngày nay

Hiện nay, nếu dựa vào những công nghệ xử lý nước thải trên thì hệ quả là sẽ sản sinh bùn thải. Đồng nghĩa với việc các công ty, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí để đầu tư hệ thống xử lý nước thải và xử lý bùn dư. Tuy nhiên, cũng đã có một số công nghệ mới vừa ra đời đảm bảo khắc phục tình trạng trên.

Được biết, những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện nay đã đạt tiêu chuẩn châu Âu và lượng nước thải đạt quy chuẩn của Bộ Y Tế. Đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định và chi phí lắp đặt rất phù hợp với nhiều công ty, doanh nghiệp nước ta. Cùng với đó là tuổi thọ công nghệ mới khá cao, nên tới 20 năm và có khả năng xử lý tất cả các loại nguồn nước.

Các phương pháp xử lý bùn

Xử lý bùn thải bằng  phương pháp lược bỏ các tạp chất khô

Một trong những cách xử lý bùn thải thường được áp dụng nhất là sử dụng phương pháp lược bỏ các tạp chất khô. Cách này thực hiện khá đơn giản, chúng ta chỉ cần lược bỏ đi những tạp chất khô để tránh gây tắc nghẽn đường ống và máy bơm. Điều này sẽ không làm cản trở các công tác quản lý vận hành của đường ống và máy bơm nữa.

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Xử lý bằng phương pháp nén bùn

Phương pháp nén bùn hay cô đặc bùn cũng là một trong những cách xử lý rất hay được áp dụng hiện nay. Mục đích chính của việc nén bùn chính là tăng nồng độ chất rắn của bùn và đồng thời làm giảm đi độ ẩm của bùn. Đây cũng là cách xử lý bùn thải khá hiệu quả và tiết kiệm, giúp bảo vệ môi trường sạch sẽ.

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Xử lý bằng phương pháp tách nước

Chúng ta cũng có thể dùng phương pháp tách nước để xử lý bùn thải. Tách nước trong bùn thải bằng cách lọc ép cơ giới hoặc có thể sử dụng sân phơi bùn. Tách nước bằng cách lọc ép cơ giới phổ biến hơn so với việc sử dụng sân phơi bùn. Thiết bị lọc ép thường được sử dụng là vải lọc hoặc màng lọc. Với phương pháp lọc ép, hàm lượng chất rắn được đưa ra có thể lên trong khoảng dao động từ 20% đến 40%. Hàm lượng chất rắn được đưa ra phụ thuộc vào loại bùn cũng như thiết bị lọc ép

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Xử lý bằng phương pháp ổn định bùn cặn

Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Mục đích của việc xử lý bùn thải bằng cách ổn định bùn cặn nhằm phân hủy thành phần hữu cơ, làm giảm khối lượng và tạo ra sản phẩm ít có mùi hôi cũng như an toàn đối với cộng đồng. Có rất nhiều cách để ổn định bùn cặn như phân hủy hiếu khí, kỵ khí, ủ phân compost hay ổn định bằng vôi, xử lý nhiệt.

Xuyên suốt quá trình xử lý bùn, với mục đích làm giảm hàm lượng bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, bắt đầu từ khâu xử lý nước thải trở về sau. Việc bổ sung các chế phẩm sinh học với mục đích giúp gia tăng đáng kể tốc độ phân huỷ các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ của vi khuẩn, là biện pháp đang được áp dụng. Nhờ hoạt động của các vi sinh, dẫn đến kết quả là thể tích bùn giảm đáng kể qua việc oxy hoá nhanh chóng các hợp chất hữu cơ phân huỷ chậm và khó phân huỷ sinh học.

Các sản phẩm có thể sử dụng

Sự kết hợp độc đáo này là của Microbelift IND và Microbelift SA, [//tincay.com/su-hinh-thanh-cua-vi-sinh-microbelift-tai-thi-truong-viet-nam/],2 chế phẩm hàng đầu của Mỹ, đi đầu trong việc kết hợp xử lý bùn. Ngoài ra, đối với bùn hóa lý trong các hệ thống xử lý nước thải, thì có thể dùng Polytetsu [//tincay.com/xu-ly-nuoc-thai-hieu-qua-voi-polytetsu/],PAC[//tincay.com/hoa-chat-pac-poly-aluminium-chloride/] để bổ sung, sau đó dùng Polymer Anion để trợ keo tụ với mục đích kết bông bùn lại, lắng nhanh ở bể lắng, sau đó bơm bùn ra bể chứa bùn, và ép xử lý.

Đối với bùn vi sinh, có thể dùng Polytetsu, PAC với hàm lượng ít, để cho bùn vi sinh lắng nhanh, rồi tuần hoàn về cụm bể Anoxic và Aerotank. Bể chứa bùn thì dùng Polyme Cation kết dính tốt, để bơm bùn đưa vào máy ép, đem bùn đi xử lý.

Mọi thắc mắc về “Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: [028] 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: ; ,

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Video liên quan

Chủ Đề