Chợ cầu muối ở đâu



Chợ Cầu Ông Lãnh & Chợ Cầu Muối

Nhắc tới chợ Cầu Ông Lãnh, chắc hẳn nhiều người biết chợ được lập sau cầu nên tên chợ mới đặt theo tên cầu. Cầu xây từ lúc nào chưa có tài liệu nào ghi chính xác nhưng theo học giả Trương Vĩnh Ký viết năm 1885 thì cây cầu gỗ bắc qua rạch Bến Nghé là do ông Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng, một tướng triều Nguyễn, trấn thủ đồn Cây Mai - Thủ Thiêm gần đó, cho bắc để tiện việc giao thông và phòng thủ chống quân Pháp tấn công vào Gia Định. Nhân dân kính trọng gọi là cầu Ông Lãnh chứ không dám gọi tên ông.

Sau khi lập chợ, người ta đào một con kinh từ rạch Bến Nghé vào tới chợ để ghe thuyền dễ dàng đưa hàng nông sản vào tận trong chợ, xuồng ghe dày đặc cả một khúc kênh và được chia bến như bến Mỹ Tho, bến Sóc Trăng, bến Long Xuyên… 

Bên kia con kinh là những kho muối và mắm được khách thương hồ chở từ Bạc Liêu lên, từ Phan Thiết đưa vào, chờ đem qua Cao Miên bán. Muối, mắm được người ta chứa trong những căn nhà lá nằm dọc bờ rạch cùng một chiếc cầu ván được bắc từ ghe lên bờ để chuyển muối lên. Từ đó, khu vực này có một cái tên gọi là cầu Muối. 

Sau này, có lẽ do buôn bán muối gặp nhiều khó khăn ế ẩm, lái muối không buôn nữa, bỏ trống kho là các nhà lá, dân tứ xứ bèn chiếm cứ cư ngụ rồi cũng lập thành cái chợ bán mắm, muối, cá, tôm bên cầu ván, gọi là Chợ Cầu Muối. 

Những phu vác hàng ở các bến đều có sự bảo kê của các tay giang hồ. Đã có không ít những cuộc đánh chém nhau giành quyền kiểm soát, bảo kê. Cụm từ “anh chị Cầu Muối”, “dân Cầu Muối” nổi tiếng khắp Sài Gòn lục tỉnh.

Từ đó, suốt một thời gian dài, chợ Cầu Muối tồn tại song song với chợ Cầu Ông Lãnh hai bên con kinh đào. 

Như vậy, chợ Cầu Muối cùng chợ Cầu Ông Lãnh ra đời cùng một thời điểm, mỗi chợ cách nhau vài trăm mét, một bên là mặt ngó ra kênh Bến Nghé, một chợ dọc theo con mương có những cây cầu ván bắc vào khu chợ.

Từ cuối đường Nguyễn Thái Học bây giờ, khi muốn qua bến Vân Đồn, khu Khánh Hội, Q.4, người ta phải dùng ghe mới sang được. Lúc đó, có một ông Lãnh Binh hảo ý đã bỏ tiền ra làm một cây cầu gỗ để dân chúng đi lại làm ăn buôn bán cho thuận tiện. 

Sau này, đến năm 1929, do người Pháp muốn phát triển bộ mặt đô thị Sài Gòn khi đó, con kinh đào từ rạch vào chợ được người Pháp lấp thành con đường - nay là đường Nguyễn Thái Học – và người Pháp cũng cho xây dựng lại cây cầu bằng xi măng cốt thép cho chắc chắn hơn. Cây cầu mới này dài 120 m, do một hãng làm cầu của Pháp thiết kế. 

Năm 1929, con kênh đào từ rạch vào chợ được lấp thành đường - nay là đường Nguyễn Thái Học để xây cầu Ông Lãnh bằng xi măng cốt thép, bấy giờ hai ngôi chợ Cầu Ông Lãnh và Cầu Muối lại nằm cạnh nhau, đến nỗi nhiều người nhầm hai chợ là một. 

Tuy hai ngôi chợ nằm gần nhau trong cùng một khu vực không xa trung tâm Sài Gòn nhưng chợ Cầu Muối lại được người Sài Gòn biết đến nhiều hơn. Có lẽ, tại ngôi chợ này xây kiểu tiền chế vào năm 1947, được lắp ráp bằng tôn bề thế to hơn hẳn ngôi chợ mái ngói nhà lồng.

Trước năm 1975 và sau đó cho tới ngày bị giải tỏa, chợ Cầu Ông Lãnh tọa lạc ở Bến Chương Dương ngó ra Bến Chương Dương, song song với đường Cô Giang và giới hạn bởi hai đường Nguyễn Thái Học và Đề Thám. 

Không phải ngẫu nhiên mà những người xưa đến từ nhiều nơi khác nhau đến đây, gây dựng và thành lập ra thành phố mang tên Sàigòn ngày nay, đã chọn nơi này làm nơi họp chợ; và cũng không phải không có lý do mà chính quyền Pháp đã ký nghị định hợp thức hóa thành lập chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối ở gần bên, và sau đó bỏ tiền của và nhân lực để mở mang khu vực này. Đây là một vị trí chiến lược vì những lý do sau đây:

• Vị trí này đã đặt chợ Cầu Ông Lãnh ở ngay trung tâm thành phố Sàigòn và sát bên tỉnh Gia Định, hàng hoá được trực tiếp phân phối tới một thị trường to lớn tập trung đông đảo nhiều người tiêu thụ.

• Vị trí này nằm ở ngã ba của giao điểm sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, nhưng chợ Cầu Ông Lãnh lại hoàn toàn nằm trong rạch. Ghe thuyền chuyên chở hàng hoá tới chợ cập bến hay thả neo trên rạch, không tràn lan ra sông Sai Gòn, không đụng độ với tàu biển và làm cản trở lưu thông trên sông này:

• Chợ Cầu Ông Lãnh chỉ cách thương cảng Sài Gòn tọa lạc ở Vĩnh Hội – Quận 4, vài cây số, nên dễ dàng và thuận tiện cho việc xuất nhập cảng hàng hoá.

Chợ Cầu Ông Lãnh phân chia khu vực buôn bán rõ ràng cho các tiểu thương nhỏ, trong khi Chợ Cầu Muối lại chia ra làm hai “lãnh địa”: phía ngoài lề đường có các sạp nhỏ và bên trong là những sạp vựa lớn kinh doanh chuyên mặt hàng nông sản từ khắp nơi đổ về dành cho người mua đi bán lại ở các chợ khác khắp thành phố Sài Gòn.

Ngày 24/01/1971, chợ Cầu Ông Lãnh bị một trận hỏa hoạn lớn, Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa huy động lực lượng cứu hỏa cùng với trực thăng Chinook khổng lồ của Mỹ đến hỗ trợ chữa lửa. Chiếc trực thăng Chinook khổng lồ, loại chuyên cẩu xe thiết giáp, quân xa cho quân đội Mỹ, cẩu chiếc thùng lớn múc nước từ rạch bay vào thả xuống dập ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội.

Vụ cháy chợ Cầu Ông Lãnh ngày 24/1/1971 là một trong những vụ hỏa hoạn lớn nhất ở Sài Gòn trước 1975. Vụ cháy này đã thiêu rụi phần lớn diện tích khu chợ đầu mối lớn của Sài Gòn, đẩy nhiều người vào cảnh khốn cùng.

Khu bán đồ khô sau khi bị một trận hoả hoạn cháy rụi, chính quyền cho xây lại một chợ riêng gần đó mang tên chợ Cháy. Vậy nên người dân sống ở khu vực này gọi nôm na vùng đất mình đang ở là Xóm Ba Chợ: chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, chợ Cháy.

Sau này ngôi chợ Cháy bị giải tỏa chỉ còn lại hai chợ. Hàng hoá thông thương vào chợ bằng hai con đường, Nguyễn Thái Học và kinh Bến Nghé dành cho ghe thuyền từ miền Tây lên bỏ hàng cho các sạp vựa.

Năm 1999, chợ Cầu Ông Lãnh lại bị cháy một lần nữa. Đám cháy dữ dội, thiêu rụi nhiều gian hàng. Sau trận hỏa hoạn này, cùng lúc công tác giải phóng chợ để xây cầu Ông Lãnh mới, nhiều hộ kinh doanh thủy hải sản ở chợ Cầu Muối dời về chợ đầu mối thủy hải sản Bình Điền [Bình Chánh], một số nhỏ dời qua chợ cá Chánh Hưng [quận 8], chợ cá Hòa Bình [quận 5]. 

Khi chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối bị dời đến những địa điểm mới, không chỉ các chủ vựa hay bà con buôn bán ở hai chợ phải ngậm ngùi chia tay chốn cũ, luyến nhớ khu chợ đã nhiều thế hệ gắn bó với nó mà từ đấy, nó còn là nỗi băn khoăn, lo lắng của những người lao động phụ việc, những phu bốc vác, vốn trước giờ sống cùng với chợ. Biết bao gia đình đã nhiều đời sống nhờ vào hai ngôi chợ này. 

Sau khi hai chợ bị dời đi, chỉ có một số ít người theo các chủ vựa đến những nơi buôn bán mới, còn lại thì hầu hết đều phải xoay qua công việc khác, buôn bán vặt để tiếp tục cuộc mưu sinh nhọc nhằn …

Cầu còn đây mà chợ đã bị xóa tên

Cầu Ông Lãnh cũ bắc qua rạch Bến Nghé từ đường Bến Chương Dương [quận 1] đến đường Bến Vân Đồn [quận 4] đã được phá đi để xây cây cầu mới dài hơn và rộng hơn.

Cây cầu mới bắt đầu từ ngay nền chợ trên đường Nguyễn Thái Học [quận 1], bắc qua đường Bến Chương Dương cũ [nay là đại lộ Võ Văn Kiệt], bên này rạch Bến Nghé và dài qua đường Bến Vân Đồn, chạy xuống gần tới đường Hoàng Diệu [quận 4]. Cầu Ông Lãnh mới dài 256 m, là cây cầu dài nhất bắc qua rạch Bến Nghé. Còn ngôi chợ mang tên cầu, từ năm 2003 được dời lên Tam Bình [quận Thủ Đức] mang tên “chợ nông sản đầu mối Thủ Đức”.

Ngày nay, tuy chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối đã không còn hiện hữu, nhưng trong ký ức của người Sài Gòn, nhất là những cư dân sống quanh vùng cầu và chợ, hình ảnh những hoạt động, mua bán nhộn nhịp, tấp nập suốt ngày đêm của ngôi chợ tuổi đời hơn trăm năm như vẫn còn lưu mãi trong ký ức họ. 

Đây đó, vẫn có một vài gian hàng rau trái bên lề nhánh đường quẹo từ đại lộ Võ Văn Kiệt vô đường Nguyễn Thái Học và ngược lại phía nhánh quẹo bên kia, từ đường Nguyễn Thái Học xuống đường Võ Văn Kiệt, bên chân cầu là mấy mẹt hải sản cá, tôm, mắm, muối. Một chút hình ảnh đó như còn gợi những lưu luyến và tưởng niệm hai ngôi chợ nổi tiếng một thời.

Lãnh Binh Thăng có tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Thăng. Ông sinh năm 1798 tại Giồng Trôm [Bến Tre], tử trận tại Gò Công năm 1866. Do ông là người đã có công cho làm cầu qua con rạch Bến Nghé nên khi ông mất được tôn thành hoàng và được thờ ở đình Nhơn Hòa trên đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh [quận 1]. 

Hiện nay tên ông Lãnh Binh Thăng còn được đặt cho một con đường ở quận 11, Sài Gòn.

[Sài Gòn trong tôi/ Phan Công Danh t/h]

Vũ Hoàng Chương và 2 câu thơ :  "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,  Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do" Sau Tháng 4, 1975 việc đầu tiên Cộng sản làm là đổi tên Đô Thành Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đó là hàng loạt con đường ở Sài Gòn cũng đổi tên theo, như Gia Long đổi thành Nguyễn Văn Trỗi, Hồng Thập Tự thành Nguyễn Thị Minh Khai, Công Lý thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tự Do thành Đồng Khởi,... [Việc đổi tên Saigon sang Tp. HCM không phải sau năm 1975 Việt cộng mới nghĩ đến mà nó đã có chủ trương từ khi Saigon còn thuộc quyền quản lý của VNCH, việc này là học theo Liên Xô: Đổi tên Thành phố Saint Petersburg sang Leningrad, tên của lãnh đạo Lenin. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, địa danh ban đầu Saint Petersburg được khôi phục lại sau một cuộc trưng cầu dân ý]. Cám cảnh trước thời thế đó, Vũ Hoàng Chương đã làm 2 câu thơ: "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do" Hai câu thơ đó có hàm chứa cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Và nó được ra đời quanh

Phước hay Phúc ? Chữ “Phúc” 福 là từ Hán Việt, nguyên bổn ban đầu âm là phúc,người Miền Nam đọc là “Phước”  Trả lời đọc trại là kỵ húy thôi,rất đơn giản  Thời Tây Sơn, cha Nguyễn Huệ có tên là  Hồ Phi Phúc,thành ra dân kiêng kêu phúc thành phú hết  Thời nhà Nguyễn,chữ phúc bị dân Nam đọc trại thành phước là từ năm 1883 khi hoàng tử Ưng Đăng lên ngôi vua có  niên hiệu Kiến Phúc  Từ đó người Miền Nam kêu phúc thành phước ráo trọi,dòng Nguyễn có tên là Nguyễn Phúc đọc thành Nguyễn Phước.Tới hôm nay trên văn bản của dòng  họ này ghi rõ ràng là Nguyễn Phúc [Phước] tộc  Chữ Phúc [Phước] 福 có bốn chữ tượng hình  Chữ thứ nhứt bên trái là bộ thị [ 示  ] .Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ ám chỉ về thần [ 神 ] tức Ông Trời Bên phải có 3 chữ là: Nhứt [ 一 ] là một; khẩu [口 ] là miệng hay người ,điền [田]  là ruộng, ruộng vườn. Nhứt khẩu điền  là hình vẽ một bình rượu Chữ Phúc là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ.Người xưa quan niệm Phước là điều tốt lành do cầu cúng mà có được Chữ

Anh Hùng Bạt Mạng [Kỳ 11] Trần Thy Vân  TRẬN THỦY TÁNG Dù Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn văn Do có mất hồn hay hết vía đi nữa, tôi cũng bắn thêm hàng trăm viên đạn Phòng Không chúi xuống khu đồi hướng nam để dọn sạch điểm đóng quân của Đại đội tối nay. Sẵn trớn tôi tỉa rộng ra chung quanh, từng lùm cây bụi cỏ, từ trái sang phải dọc bờ đầm Nước Mặn. Nghĩa là nơi nào khả nghi, tôi quay nòng súng tới mà siết cò, ngoại trừ trên bầu trời xanh lơ với những áng mây bàng bạc, ý nghĩa tên tôi đẹp vô cùng. Đặc biệt cuộc chiến Việt Nam, Tổ Quốc Không Gian lại vắng bóng quân thù. Các đầu đạn 12ly8 nổ reo như pháo, lao đi từ một Đại đội anh hùng từng làm chết điếng Trung đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt chạy khùng luôn. Thấy ba thẩm quyền Thuận, Hơn, Nhật tỏ vẻ thích, tôi cho mỗi anh thọc nách nó một cái để biết giống gà Hồ gáy ra sao, rồi trói cổ lôi đi. Ai cũng trầm trồ cơ bẩm nhạy, vừa nhấn cò thì đầu nòng phụt đạn liên hồi. Hèn gì thị Bình và thị Định, cả Nguyễn thị Minh Khai, vợ “đồng chí” nào đây, quê

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI PHI TRƯỜNG ĐÀ NẴNG Tác Giả: KQ Võ Văn Be  [nguồn: Lý Tưởng - Úc Châu] * Một nén hương tưởng nhớ những người đã tử nạn trên chuyến bay định mệnh Boeing 727 * Kính tặng: Đại Úy Nguyễn Hữu Trung, Biệt Đội Trưởng F-5E tại Đà Nẵng – Thượng Sĩ Nhứt Đào Hữu Hy, Trưởng Xưởng Hệ Thống Xăng, Sư Đoàn 1 Không Quân – Cùng hai bạn thân Phạm Gia Cẩn và Tân Văn Mão bị kẹt lại Đà Nẵng. * * * Ngày ấy, tôi chỉ mang cấp bậc Hạ Sĩ, được quen biết Đại Úy Nguyễn Hữu Trung do nguyên nhân như sau: Tôi chỉ số 42 - Bảo trì hệ thống xăng phi cơ, phục vụ tại Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếp Liệu, thuộc Sư Đoàn 1 Không Quân; sau Hiệp Định Paris 1973, được đưa về Biên Hoà học khoá xuyên huấn Bảo trì hệ thống xăng phản lực cơ siêu thanh F-5, cùng với các quân nhân thuộc các xưởng liên hệ với F-5 như Động cơ phản lực, Thủy điều, Hệ thống thoát hiểm, Phi trang, Điện cơ, và Phi đạo, tổng cộng khoảng 90 quân nhân. Tôi còn nhớ lúc về Sư Đoàn 3 Không Quân, tôi đến Không Đoàn 30 Bảo Trì & Tiếp L

Đường Về Gia Nghĩa [Kỳ 1, gồm nhiều kỳ. Đang được viết và đăng trên báo Trẻ Online] Chiến tranh Việt-Nam chấm dứt đã gần nửa thế kỷ rồi. Nhưng đối với những cựu chiến binh Việt-Nam Cộng-Hòa, thì kỷ niệm của những ngày gian khổ ấy không dễ gì có thể bị xóa nhòa trong ký ức của họ. Mỗi trang hồi ký của những người tham chiến chính là những tiểu đoạn của bộ phim dài ghi lại toàn bộ những gì đã xảy ra trong cuộc chiến đẫm máu kéo dài hai mươi năm trên đất nước chúng ta. Vương Mộng Long K-20 Gặp mặt đồng đội mới … Sau chiến thắng Pleime 1974, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân của tôi được thưởng ba ngày nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ. Hậu cứ của tiểu đoàn nằm ngay cổng vào Phi Trường Dân Sự Pleiku. Trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 9 năm 1974 này, từ ông đại úy tiểu đoàn phó trở xuống đều được phép rong chơi trong phố, tới chiều thì về tập họp, rồi được phân phối từng toán năm, bảy người, lên xe, đi dự tiệc do các hội đoàn Dân Chính hay Doanh Gia tư nhân của Thành phố Pleiku khoản đãi. Riêng cá nhân tôi

Nhà giáo Hà Mai Anh và tác phẩm Tâm hồn cao thượng. Vương Trùng Dương Nền giáo dục đó từ bậc tiểu học đã dạy dỗ, hướng dẫn trẻ thơ về Đức Dục để khi lớn lên làm con người lương thiện, tâm hồn nhân bản để phục vụ cho đất nước. Năm 1938 cuốn Công Dân Giáo Dục của nhà giáo Hà Mai Anh đã được xuất bản tại Nam Định được chấp thuận dùng làm sách giáo khoa.  Nhà giáo Hà Mai Anh [1905 - 1975], bút hiệu Mai Tuyết và Như Sơn, tác giả của nhiều sách giáo khoa và dịch giả nhiều cuốn sách phổ biến trong thập niên 50, 60 ở Sài Gòn. Năm 1954 cụ di cư vào Nam làm hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quý Cáp ở góc đường Trần Quý Cáp và Pasteur, Sài Gòn [nay là trường Trần Quốc Thảo] rồi chuyển sang làm việc trong Ban Tu Thư và Học Liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa. Nhà giáo Hà Mai Anh được trao tặng Giáo Dục Bội Tinh VNCH, Giải Nhất Giải Dịch Thuật Pháp Văn của Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa năm 1970.  Cụ đã dịch những danh phẩm hầu như chúng ta đều biết: Vô Gia Đình [Sans Famille

LỜI GIỚI THIỆU: Hồi ký “Ngày Ta Bỏ Núi” đã được viết cách đây 16 năm. Nhưng khi phổ biến, nó đã bị cắt xén và che giấu nhiều điều. Tác giả Thiếu tá Vương Mộng Long đã bỏ công nhuận sắc lại toàn bộ bài viết này. “Ngày Ta Bỏ Núi” với đầy đủ chi tiết từng ngày, từng sự kiện diễn ra trong suốt cuộc lui binh, kể cả những bí mật mà trước đây bị che đậy và giấu nhẹm. Ngày ta bỏ núi [Nhiều kỳ, kỳ 6. Copy từ Báo Trẻ Online] Vương Mộng Long K-20 Trung úy Trần Văn Phước, Đại đội trưởng Đại Đội 3/82 và cả chục Biệt Động Quân dưới quyền anh đang quay quần bên một vò rượu cần, vò rượu chiến lợi phẩm. Trự nào cũng xiêu vẹo bước tới, bước lui. Trự nào cũng lè nhè, la hét ồn ào. Tiếng họ cười nói oang oang giữa rừng khuya. Với tôi, thì uống rượu không là một cái lỗi; nhưng say rượu thì tôi không tha; dù người đó thân cận như chú Phước. Tôi rút súng bắn tan vò rượu. Những ma men tỉnh rượu ngay lập tức. “Cuốn lều! Đại Đội 3 cuốn lều! Hướng hai ngàn bốn trăm dzu lu! Làm ngay!” Trung úy Phước và “tòng phạm

Anh Hùng Bạt Mạng [Kỳ 3] TÌNH YÊU LÃNG TỬ Hôm nay, quận lỵ Mộ Đức, phía nam Quảng Ngãi, trở nên nhộn nhịp khác thường, nhất là nơi khu phố chính cặp hai bên Quốc lộ 1, và các thôn làng phụ cận. Sự nhộn nhịp không phải do dân chúng chuẩn bị các nghi lễ cổ truyền vào mấy ngày rơi rớt cuối năm, để tống cựu nghinh tân chào đón xuân về, mà vì toàn bộ Liên đoàn 1 Biệt Động Quân vừa mới đến. Lực lượng hùng hậu rực màu áo chiến hoa rừng này xuất hiện nhằm mục đích ngăn chặn bước tiến của Cộng quân từ Đức Phổ, và sẽ tái chiếm Sa Huỳnh nay mai. Tất cả tạm rải ra nhiều vị trí trong quận. Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân đóng chung quanh chân đồi Chi Khu Mộ Đức, Đại đội 1/21, tôi Đại đội trưởng, trấn giữ một con xóm ở phía bắc, rất đông đúc dân cư. Sau khi cử một toán đi tuần tiễu trong khu vực thì trời tối. Để mặc anh em thuộc Bộ Chỉ Huy Đại đội tự do nô đùa trước sân, tôi vô buồng thay quần áo. Vừa tới cửa, qua ánh đèn dầu lờ mờ, tôi thấy Lý nằm dài trên giường, hai tay khoanh ngực, đầu gối lên bộ đồ

Anh Hùng Bạt Mạng [Kỳ 6] Trần Thy Vân QUÁN HỒNG CÀ-PHÊ MÁU Phút chốc, Đại đội đã rời khỏi khu vườn và lúc ẩn lúc hiện băng qua từng con xóm đìu hiu quá lạnh lùng. Tiếng súng đâu phía trước nghe càng rõ và dồn dập hơn. Tôi nhớ khi cho lệnh di chuyển, Thiếu tá Quách Thưởng có dặn cẩn thận tại Quán Hồng mà vì bực mình tôi quên hỏi Quán Hồng là địa danh hay quán cà phê. Nếu địa danh, sao không thấy ghi trên bản đồ? Chắc quán, nên tên đẹp, như Diễm, Thủy Tiên, Thạch Thảo… nổi tiếng Đà Nẵng. Họa hoằn mới có kẻ lập dị, đặt tên hiệu tệ mạt, Nghèo, Rách, trong xóm Chuối, nghe ớn, chẳng ham chút nào. Nhưng dù nơi đâu, mỹ miều hay xấu xí, các chốn ăn chơi ấy có các cô chiêu đãi viên càng đẹp càng xảy ra lắm chuyện tranh giành, bắn phá lẫn nhau. Hẳn Thưởng ngại Đại đội Biệt Động Quân này gặp dịp đi ngang qua, ghé quậy chơi. Ông đã ghép tôi vào thành phần ngũ quỉ, gồm Trần văn Quy, Nguyễn Hiếm, Trần Thương Quảng và Dương Xuân, là một bọn đánh giặc khỏi chê mà phá phách lung tung, mãi chọc thiên hạ

*** Nước Mắt Biển Đông ____________________________ Những câu chuyện vượt biển kinh hoàng Hàng năm, cứ đến thời điểm 30/ 4 là những người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngọai lại không khỏi bùi ngùi nhớ lại khoảng thời gian kinh hoàng mà thân nhân, bạn bè hay chính mình đã trải qua những chuyến vượt biển tìm Tư Do thập tử nhất sinh. Thảm cảnh trên Biển Đông có lẽ khó – nếu không muốn nói là không bao giờ – nhạt nhoà trong ký ức của những thuyền nhân Việt Nam, khi những chiếc thuyền mong manh đưa họ vượt trùng dương, đối mặt với vô vàn hiểm nguy, phong ba, bão tố, tìm đến bến bờ tự do sau biến cố tang thương 30 tháng Tư 1975 để rời bỏ cái-gọi-là thiên đường xã hội chủ nghĩa hoang tưởng. Người ta ước tính có khoảng một triệu người may mắn đến được những bến bờ tự do, nhưng đồng thời cũng có khoảng phân nửa số người ấy đã vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển cả. Riêng với những thuyền nhân sống sót, thì không ít người gặp phải những thảm cảnh kinh hoàng, hãi hùng trên biển khơi, tiêu biểu nhất

Video liên quan

Chủ Đề