Chợ hải sản nào gần thành phố nam định nhất năm 2024

TPO - Mỗi ngày, chợ cá Giao Hải có hai phiên, buổi sáng từ 5h đến 7h, buổi chiều từ 12h đến 15h. Hải sản tươi sống được phân phối tại Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội… Đây là chợ lớn, đặc trưng nhất của các phiên chợ vùng biển ở Nam Định với sản lượng đánh bắt, tiêu thụ ước khoảng 7.000 - 8.000 tấn/năm.

Toàn cảnh chợ cá Giao Hải.

Giao Hải là một trong 5 xã thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy [Giao Thủy], có 1,8 km bờ biển và vùng bãi triều rộng gần 600 ha, trong đó có hơn 200 ha bãi bồi. Với lợi thế đó, khai thác hải sản là thế mạnh của xã Giao Hải nói riêng và các xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy nói chung.
Thuyền vừa cập bến, nhiều thương lái lội nước để đón hàng, tranh mua từng mẻ cá, tôm tươi ngon nhất.

Hàng vào tới mép nước, cả chục thương lái đã vây kín. Hầu hết, các thương lái sẽ tự phân loại và thu mua trực tiếp.

Chợ cá Giao Hải luôn đa dạng các loại mặt hàng như mực, tôm biển, cua ghẹ, bề bề, cá bơn, cá đuối…
Hải sản tươi có mùi tanh đặc trưng, nhảy tanh tách, có con bật khỏi thùng. bề bề, cua ghẹ được phân vào “loại 1” sẽ là những con to khỏe, nhiều thịt, có trứng, với “loại 2” sẽ nhỏ hơn, còn những con đã chết, óp quy vào “loại 3”.

Chị Đặng Thị Loan [43 tuổi, xã Giao Xuân] một thương lái lâu năm tại chợ cho biết: “Bề bề loại 1 đang có giá 120.000 đồng/kg, loại 2 giá 90.000 đồng/kg, loại 3 chỉ 40.000 đồng/kg. Thời điểm hiện tại là bề bề thịt, không có trứng, đánh bắt được nhiều nên giá rẻ. Như những tháng trước, bề bề trứng, loại 1 bán 180.000 đồng/kg. Bề bề có trứng sẽ “mẩy”, ngon và nhiều chất dinh dưỡng hơn”.

Trên mép nước, bãi cãi, triền đê hoạt động mua bán của hàng trăm ngư dân diễn ra sôi nổi.

Chợ cá Giao Hải còn là nơi tạo việc làm cho nhiều lao động lớn tuổi. Tiền công gánh hàng lên đê từ 5.000 - 10.000 đồng/chuyến.

Anh Mai Văn Dũng [43 tuổi, xã Giao Long], chủ một con thuyền công suất 420CV chia sẻ: “Công việc phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, tháng nào thuận lợi thuyền sẽ đi đánh bắt được 22 - 25 ngày, còn sóng gió chỉ được hơn 10 ngày. Lượng hải sản khai thác được mỗi chuyến giao động từ 5 - 10 triệu đồng, chi phí hết khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/chuyến”.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Trịnh Văn Đoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Giao Hải - cho biết, uớc tính, bến cá Giao Hải có gần 800 phương tiện đánh bắt các loại ở các nơi cập bến. Đánh bắt ở độ xa khoảng 20 hải lý [gần 40 km], đây được gọi là đánh bắt gần bờ. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản đến hết quý III của xã ước đạt: 7.250 tấn/9.500 tấn đạt 76,3% tương đương so với cùng kỳ năm 2022, dự kiến vượt chỉ tiêu năm nay. Trong đó, hết qúy III, khai thác tôm, cá các loại là 6.005 tấn.

Chợ cá Giao Hải được hình thành nhằm tiêu thụ sản phẩm đánh bắt của trên 1.000 tàu thuyền ngư dân các xã Giao Nhân, Giao Hải, Giao Long và các huyện lân cận. Chợ cá Giao Hải không chỉ thuần túy là nơi buôn bán hải sản mà còn mang nét đặc sắc của phiên chợ vùng biển.

Mỗi ngày chợ cá Giao Hải có hai phiên. Phiên buổi sáng từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, phiên buổi chiều diễn ra từ 13 giờ đến 15 giờ chiều. Thời điểm này các thương lái ở các chợ nườm nượp đổ về chợ cá Giao Hải để thu mua.

Nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy, xã Giao Hải [huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định] có 1,8km bờ biển và vùng bãi triều rộng gần 600ha, trong đó có hơn 200ha bãi bồi.
Khai thác hải sản là nghề truyền thống thế mạnh Giao Hải và các địa phương lân cận như Giao Long, Giao Nhân….jpg]Nhiều tiểu thương chờ đợi từ khi những chuyến tàu còn chưa cập bến.
Bến cá Giao Hải có khoảng 1.000 phương tiện đánh bắt các loại. Do trang thiết bị ngày một hiện đại lượng hải sản khai thác mỗi ngày cũng tăng lên với đa dạng chủng loại.
Nhiều thương lái ra tận mép nước thu mua ngay khi thuyền vừa về bến.
Mặt hàng luôn đa dạng các loại: Bề bề, ghẹ, tôm, cá…
Mỗi loại còn được chia làm loại 1, loại 2, loại 3 phù thuộc chủ yếu vào kích thước từ lớn đến nhỏ.
Với bề bề, giá loại 1 rơi vào khoảng 120.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 100.000 đồng/kg và loại 3 chỉ khoảng 40.000 đồng/kg.

Chủ Đề