Chó lớn cho ăn bao lâu một bữa

Chó con mới sinh có sức đề kháng yếu. Vì vậy việc hiểu rõ nên cho chó con ăn gì cũng như lượng thức ăn cho chó con ăn mỗi ngày vô cùng quan trọng với những người mới bắt đầu nuôi chó. Không những vậy, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của người bạn bốn chân khi trưởng thành. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì Fonti sẽ bật mí cho bạn một số nguyên tắc chăm sóc chó con theo từng độ tuổi cực kỳ hiệu quả dưới đây.

Đọc thêm về chó mang thai

1. Thức ăn cho chó con dưới 1 tháng tuổi

Giai đoạn sơ sinh:

Trong giai đoạn này, nguồn thức ăn cho chó con hoàn toàn phụ thuộc vào chó mẹ. Chó con mới sinh cần được bú sữa mẹ ngay lập tức để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trong sữa mẹ có hàm lượng axit amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao. Điều này giúp chó con tăng cường miễn dịch khi phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác với trong bụng mẹ.

Khi mới sinh, chó con chưa mở mắt, chưa có răng, lỗ khe tai cũng đóng lại. Vì vậy, chúng hoàn toàn dựa vào bản năng đi tìm vú mẹ để bú. Thậm chí, khi chó con mở mắt từ ngày thứ 10 trở đi thì cũng chưa thể thích nghi được với ánh sáng. Chủ nuôi cũng nên chú ý hơn để giúp đưa chó con vào vú mẹ trong trường hợp chó con không tìm được vú.

Nếu chó con không được bú sữa do các nguyên nhân như: chó mẹ không có sữa; gặp vấn đề tâm lý hoặc biến chứng hậu sinh sản,… thì bạn nên mời bác sĩ thú y đến khám hoặc cho chó con bú bình.

Lưu ý:

Chó con cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 ngày đầu sau sinh. Từ ngày thứ 5 trở đi có thể thay thế dần dần bằng cách cho chó con bú bằng bình sữa hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy. Nếu chó con chưa thể tự liếm sữa, bạn nên dùng một ống xilanh nhỏ để bơm sữa vào miệng cún. Sau đó rót sữa ra bát để chó con tập liếm dần. Người nuôi nên kết hợp giữa cho chó con bú sữa mẹ và uống sữa ấm khoảng từ 100-200ml mỗi ngày, duy trì trong khoảng nửa tháng.

Giai đoạn trên 2 tuần tuổi:

Khi được 15 ngày tuổi, bạn có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo loãng nấu cùng thịt bằm [thịt heo] và rau xanh xay thật nhuyễn. Mỗi ngày cho ăn từ 1-2 bữa nhỏ. Bạn có thể trộn thêm 2 ống canxi clorua vào sữa và chó uống mỗi ngày để xương thêm chắc khỏe.

Bạn cũng cần thường xuyên cân trọng lượng để kiểm tra đàn chó có phát triển khỏe mạnh hay không.

Đọc thêm: Hiểu đúng về các giai đoạn phát triển của chó con

2. Thức ăn cho chó con trong tháng thứ 2

Nên cho chó con ăn gì trong tháng thứ 2? Đây là giai đoạn phát triển cân nặng đầu tiên ở cún, trọng lượng có thể tăng gấp đôi trong thời điểm này. Quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra nhanh hơn do chúng bắt đầu đi tiểu và có phân nên khẩu phần ăn sẽ tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là giai đoạn chó con bắt đầu làm quen với thực phẩm ngoài thay thế sữa mẹ.

Thức ăn cho chó con trong giai đoạn này có thể là cháo loãng và thịt bằm nhưng số lượng bữa ăn sẽ tăng lên từ 3- 4 bữa trong ngày để thay dần lượng sữa hàng ngày. Nhiều bài viết có gợi ý hãy nhỏ vài giọt Trivit hoặc Tetravit vào sữa cho chó uống ngay từ tháng thứ 1.

Về mặt lý thuyết, Trivit và Tetravit đều giúp cún con tổng hợp vitamin tốt hơn, tăng cường trao đổi chất, cải thiện quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, kích thích tăng trọng. Tuy nhiên, trong tháng thứ 1 chúng chưa thể hấp thụ quá nhiều dưỡng chất. Chính vì vậy tháng thứ 2 là thời điểm thích hợp nhất để bạn kết hợp Trivit hoặc Tetravit cùng thức ăn hoặc sữa, và chắc chắn phải kèm theo tư vấn của bác sĩ thú y.

Đừng bỏ lỡ kiến thức chăm sóc chó con:

3. Chế độ ăn cho chó từ 2-6 tháng tuổi

Khi chó con được 2-3 tháng tuổi, thức ăn cho chó con nên được bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào trong thức ăn của cún. Cách tốt nhất là bạn nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành 4 bữa: sáng, trưa, chiều tối. Mỗi bữa nên cách nhau từ 4-5 tiếng. Như vậy, bạn vừa kiểm soát được chế độ dinh dưỡng của cún vừa không lo chúng bị dư thừa chất.

Bốn bữa ăn trong ngày nên có đủ các yếu tố sau:

  • Bữa sáng: Cho chó ăn thức ăn khô ngâm nước trong nửa phút hoặc uống sữa ấm.
  • Bữa trưa: Cho cún ăn cơm nấu chín, nên kết hợp thêm rau và trái cây.
  • Bữa chiều: Cho chó ăn cơm như bữa trưa hoặc đầu gà đã được ninh thật mềm.
  • Bữa tối: Cho chó ăn thức ăn khô ngâm nước khoảng nửa phút.

Lưu ý rằng bạn không nên cho chó con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như cá tanh, mỡ, đồ ăn quá mặn. Đặc biệt không cho chó con ăn phổi, gan bò, lợn vì gan là nơi lưu lại nhiều chất độc, chất dễ gây ung thư.

4. Chế độ ăn cho chó con từ 6 tháng tuổi trở lên

Chó con nên ăn bao nhiêu là đủ

6 tháng tuổi là giai đoạn chó con bắt đầu trưởng thành ở các loài chó nhỏ, và 9 tháng ở loài lớn. Thời điểm này, trọng lượng của chó đã đạt đến 75% trọng lượng khi trưởng thành hoàn toàn nên bạn nên chia khẩu phần ăn thành 3 bữa một ngày. Dù lựa chọn thức ăn khô hay tự chuẩn bị đồ ăn cho chú chó của mình, thành phần dinh dưỡng trong giai đoạn này cần sự cân bằng chính xác giữa các loại dưỡng chất cơ bản:

  • Protein: các loại protein chất lượng cao như trứng, cá, gà, bò vịt và một phần nhỏ trong nội tạng các loại gia cầm. Những loại protein này cung cấp 10 loại amino acid mà cơ thể chúng không tự tổng hợp được.
  • Chất béo: chất béo sản sinh từ thịt động vật hoặc các loại hạt ngũ cốc có chứa dầu. Chất béo giúp kích thích mùi vị và cấu trúc của đồ ăn.

Ngoài ra, trong giai đoạn này bạn nên bổ sung nước thường xuyên cho chó nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chuyển hóa. Ngoài ra nước còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Thức ăn cho chó con tuyệt đối phải tươi, không được ôi thiu, thức ăn thừa của các loài động vật khác như mèo, lợn,… Những loại thức ăn này có thể khiến chó con bị đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí nhiễm độc, nhiễm bệnh.

Chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở chó. Thời điểm này, chó con bắt đầu ngứa răng và mài răng vào bất cứ đồ vật nào chúng thấy được. Nguy cơ viêm nướu, ngộ độc hoặc viêm tắc đường tiêu hóa trong thời điểm này rất cao. Vậy nên, đưa cho chó con xương cục xương giả hoặc đồ chơi giành riêng cho chó con để chúng vừa có thể mài răng vừa an toàn cho hệ tiêu hóa là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, bên cạnh các loại thức ăn bổ sung xương gặm từ các thương hiệu nước ngoài thì Fonti là một trong những thương hiệu Việt Nam đầu tiên cung cấp sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn, là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều người tiêu dùng.

Khám phá: Tầm quan trọng bất ngờ của xương gặm Fonti đối với cún cưng

Kết luận:

Để chuẩn bị thức ăn cho chó con, trong giai đoạn 1 tháng đầu tiên thì hãy tin vào nguồn dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, chỉ bổ sung sữa ngoài khi cần thiết. Từ tháng thứ 2 trở đi, bạn bắt đầu điều chỉnh khẩu phần ăn về mặt dinh dưỡng và số lượng bữa ăn trong ngày.

Thay thế dần nguồn sữa mẹ trong khẩu phần ăn của chó con trong tháng thứ 3 và tăng số lượng bữa ăn lên 3-4 bữa một ngày. Đến tháng thứ 6, bạn cần phải chủ động cân bằng các loại dưỡng chất trong bữa ăn của chúng. Ngoài ra, mỗi dòng chó khác nhau thì chủ nhân cũng cần có những điều chỉnh thích hợp. Fonti mong bài viết này có thể trả lời câu hỏi “Nên cho chó con ăn gì?” của các bạn nhé!

Skip to content

Tùng Lộc Pet – Với nhiều người nuôi chó, họ không biết nên cho cún nhà mình ăn bao bữa một ngày,lượng thức ăn bao nhiêu trong một bữa, các chất bổ sung theo từng thời kì như thế nào.  Có những người cho ăn quá nhiều gây hiện tượng béo phí trên chó, ảnh hưởng lớn sức khỏe và tuổi thọ của chú chó. Nhưng cũng có nhiều gia đình nuôi các bạn cún lại bị thiếu chất,  làm cho bé không được phát triển tốt, hay xuất hiện nhiều bệnh không mong đợi do chế độ ăn không hợp lý. Vậy Tùng Lộc Pet sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc bữa ăn của cún sao cho đúng nha.

Để cho cún có chế độ ăn phù hợp, ta cần hiểu: một chú chó cần thay đổi chế độ ăn phù hợp theo độ tuổi. Như con người chúng ta, lúc mới sinh chỉ ăn sữa, dần tập cho ăn bột ròi ăn cơm, đến tuổi dậy thì thì lại cần bố sủng thêm nhiều chất và ăn nhiều hơn….Chế độ của chó cũng như vậy, ta cũng cần phân chia rõ theo từng giai đoạn của cún:

  • Ngày mới sinh và đến lúc tập ăn: Chó con chỉ biết ăn sữa mẹ, vậy nên nhu cầu ăn sữa rất nhiều, bạn nên chú ý xem chó mẹ đủ sữa cho con không, nếu không đủ nên mua thêm sữa ngoài pha cho các bé uống.

  • Lúc tập ăn đến 3 tháng: tầm này bé bắt đầu ăn được cơm nhão hoặc hạt ngâm sữa,  ngày các bé sẽ cần ăn 3-4 bữa, bao gồm bữa sữa và bữa tập ăn. Chú ý cho các bé ăn lượng ít, chia nhỏ ra để dễ tiêu hóa.
  • Giai đoạn 3-6 tháng: nên ăn đầy đủ 3 bữa 1 ngày. Ở độ tuổi này, răng bé phát triển đầy đủ, cũng đồng thời là độ tuổi thay răng sữa, vậy nên bé hay bị ” ngứa răng” thể hiện qua những hiện tượng gặm phá đồ trong nhà. Vậy chúng ta cần lưu ý bổ sung một lượng canxi lớn, khoáng vừa phải để bé đủ chất phát triển cả khung người lẫn răng.

  • Từ 6 đến 10 tháng: thời gian này bạn có thể giảm còn 2 bữa 1 ngày. Cún ở độ tuổi này đang trong quá trình phát triển form người, vậy nên bạn càng cần phải lưu ý chế độ dinh dưỡng: hạn chế tinh bột vì tinh bột gây béo, ăn trứng vịt lộn 2 quả 1 tuần [ không ăn nhiều vì ăn quá nhiều thừa chất], bổ sung omega 369 để lông cún phát triển đẹp, bổ sung đều canxi và khoáng.
  • Từ 10 tháng trờ đi: lúc này bé không còn nhu cầu dinh dưỡng nhiều như hồi bé, vì gần như ở độ tuổi này bé đã phát triển toàn diện, vậy chỉ cần 1 bữa 1 ngày. Vẫn cần lưu ý bổ sung vitamin đều đặn, đặc biệt đối với chó có ý định sinh sản thì vẫn cần bổ sung đều canxi.

Lưu ý: chó lúc nào cũng cần có bát nước sạch để uống, và hạn chế cho ăn đồ ăn mặn, ăn mặn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ viêm da.

error: Content is protected !!

Video liên quan

Chủ Đề