Chồng làm giám đốc vợ làm kế toán năm 2024

Đối với Công ty hoạt động dưới dạng gia đình thì việc này không hề khó gặp. Vợ làm kế toán trong khi chồng làm giám đốc - người đại diện theo pháp luật của công ty. Câu hỏi được đặt ra là việc bổ nhiệm kế toán trong trường hợp này có đúng quy định pháp luật hay không?

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho quý bạn đọc câu hỏi trên.

- Cơ sở pháp lý:

+ Luật Doanh nghiệp 2020;

+ Luật Kế toán 2015;

+ Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật kế toán.

- Nội dung:

Theo quy định tại Điều 52 Luật kế toán 2015 và Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP những đối tượng sau thuộc các trường hợp không thể làm kế toán bao gồm:

- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kết luận: Theo quy định trên thì đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vợ/chồng của giám đốc có thể được bổ nhiệm làm kế toán.

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định như sau:

“Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.”

Trên đây là nội dung giải đáp về các quy định liên quan đến hoạt động kế toán trong doanh nghiệp gửi đến bạn đọc tham khảo.

Công ty Luật HT Legal VN là chuyên gia trong lĩnh vực "tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp"

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ "tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp" xin hãy liên hệ với chúng tôi

Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán được không? Em có một ít vốn muốn mở công ty do em làm giám đốc, vợ em làm kế toán để tiết kiệm chi phí nhân sự và quản lý chi tiêu dễ hơn. Như vậy có được không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 52 Luật kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán bao gồm:

1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Dựa vào khoản 3 Điều 52 Luật Kế toán 2015 thì vợ của giám đốc được làm kế toán trong trường hợp kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

Như vậy, công ty của bạn phải hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thì vợ bạn mới được làm kế toán.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật kế toán 2015 để nắm rõ quy định này.