Chống xâm nhập khu vực a2 ad là gì

Việc thiết lập A2/AD để ngăn đối thủ xâm nhập vào một khu vực nhất định, ngăn chặn việc tiếp cận các tuyến đường thủy và không phận quan trọng. Đây được coi là cốt lõi trong chiến lược của Trung Quốc chống lại Mỹ ở các vùng biển Đông và Hoa Đông.

Tuy nhiên, những gì đã xảy ra trên đảo Rắn ở Biển Đen, một tiền đồn chiến lược nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam của Ukraine, cho thấy Nga sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng chiến lược A2/AD vào thực tế.

Khi bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine, hai tàu chiến của Nga đã tấn công và chiếm đảo Rắn. Sau một loạt các cuộc không kích liên tục của các lực lượng Ukraine, bao gồm cả máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ bán cũng như pháo và tên lửa từ các khu vực ven biển, các lực lượng Nga kết luận rằng việc giữ vững đảo Rắn là không bền vững. Vào tuần trước, Nga tuyên bố rút quân đồn trú tại đây như một "cử chỉ thiện chí".

Điều này diễn ra sau vụ đánh chìm tàu tuần dương hạm Moskva của Nga vào tháng 4 vừa qua, bởi vũ khí được cho là tên lửa chống hạm của tổ hợp ZhK-360MTS [Neptune] Hải Vương Tinh của Ukraine.

Các chuyên gia quân sự coi việc Nga rút khỏi Đảo Rắn là một thất bại trong việc thiết lập A2/AD ở Biển Đen. Tàu Moskva từng là hệ thống phòng thủ tên lửa chính của hạm đội Nga. Nhưng với việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển của mình đối với tất cả các tàu hải quân sau khi bắt đầu chiến tranh đã ngăn cản Nga điều thêm tàu hải quân vào Biển Đen.

"Sau khi soái hạm Moskva của Nga bị đánh chìm bởi một cuộc tấn công của Ukraine, quân đội Nga đã cố gắng củng cố tuyến phòng thủ đảo Rắn bằng các hệ thống phòng không để củng cố sức mạnh ở phía Tây Bắc Biển Đen", ông Yevgeniya Gaber, một cựu quan chức ngoại giao Ukraine hiện đang là thành viên không thường trưc tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận định và cho biết thêm: Nga phải rút lui, vì họ không thể bổ sung lực lượng để bảo vệ các tàu tuần tra của mình trong khu vực.

\>> Chiếm giữ các cảng biển của Ukraine, Nga đang toan tính gì?

Đảo Rắn có vị trí quan trọng trên vùng biển Đen

Trao đổi trên Asia Nikkei, ông Tayfun Ozberk, một cựu sĩ quan hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và là một nhà phân tích hải quân cho biết: "Đảo Rắn có thể rất hữu ích cho Nga trong một chiến dịch đổ bộ trong tương lai chống lại Odesa với chức năng như một căn cứ hậu cần nhỏ. Nếu họ có thể thiết lập một căn cứ trên bộ bền vững, họ có thể đã tạo ra chiến lược A2/AD ở phía Tây Bắc của Biển Đen và tăng khả năng răn đe".

Đảo Rắn nằm cách bờ biển Ukraine khoảng 35 km và cách Odesa 140 km về phía Đông Nam, nơi có một trong những cảng lớn nhất trong lưu vực Biển Đen, và nằm gần biên giới biển với Romania, thành viên NATO. Theo ông Can Kasapoglu, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu an ninh và quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ [EDAM], cho biết Nga đã trải qua ba lần thất bại tình báo lớn trong các hoạt động ở Biển Đen cho đến nay.

"Nga nghĩ rằng tên lửa Neptune của Ukraine vẫn chưa hoạt động, và điều này khiến họ phải trả giá bằng tàu tuần dương Moskva. Nga cũng đã đánh giá thấp khả năng của máy bay không người lái mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Ukraine. Việc mất Đảo Rắn đã làm giảm đáng kể cơ hội để Nga tổ chức tấn công vào cảng Odesa", ông Kasapoglu nói.

Hiện nay, Ukraine đã phát triển một hệ thống phòng thủ nhiều lớp với sự xuất hiện của các hệ thống phòng thủ bờ biển với các tầm bắn khác nhau trên Đảo Rắn, bao gồm tên lửa chống hạm đối đất Brimstone, Neptune và Harpoon. Giờ đây, Nga sẽ khó chiếm lại khu vực này vì những vũ khí này cơ động và liên tục thay đổi địa điểm. Chuyên gia Kasapoglu đánh giá, 80% lực lượng hải quân Nga sẽ chìm trước khi đến Odesa.

Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, thất bại của Nga tại đảo Rắn là bài học cho Trung Quốc về việc thực hiện chiến lược A2/AD tại các vùng biển. Sau khi chiếm Crimea, Nga đã đầu tư rất nhiều vào lực lượng hải quân của mình, cả về vũ khí và trang bị, nhưng không quá chú trọng vào khâu đào tạo, hậu cần và chỉ huy.

“Ngay cả khi bạn có vũ khí, nếu không có nhân sự được đào tạo, bạn sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Bài học của Nga tại đảo Rắn chính là một minh chứng", ông Ichiro Shinkai, chuyên gia cấp cao tại Viện Tư vấn Quản lý Dữ liệu NTT của Nhật Bản nói.

Có nhiều ý kiến trái chiều về khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập [A2/AD] mà tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P mang lại.

Châu Âu lo ngại tên lửa bờ Bastion-P

Trong những năm gần đây, có một thuật ngữ trong lĩnh vực an ninh hàng hải được nhắc đến nhiều, đó là chống tiếp cận/chống xâm nhập [A2/AD]. Thuật ngữ này đề cập tới một loại khả năng của các hệ thống tên lửa tầm xa do Nga và Trung Quốc triển khai.

Trên lý thuyết, những tên lửa này sẽ tạo ra mối đe dọa đối với nhiều vùng lãnh thổ lớn. Khi được sử dụng trong chiến lược A2/AD, chúng sẽ ngăn chặn các bên khác tiếp cận những vùng lãnh thổ ấy.

Một trong những hệ thống A2/AD đang khiến châu Âu lo ngại là tổ hợp phòng thủ bờ biển di động Bastion-P của Nga [NATO định danh là SS-C-5 Stooge], với khả năng triển khai tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 từ bệ phóng đặt trên khung gầm xe tải.

Tên lửa bờ Bastion-P khai hỏa. Ảnh: NI

Chuyên gia Aleksandr Golts từ Tổ chức tư vấn Jamestown Foundation cho biết, giới phân tích Nga viết rằng Bastion không chỉ có tầm bắn bao phủ một phần lớn lãnh thổ của Ba Lan, Đức, các quốc gia Baltic, mà còn có thể phong tỏa lối vào biển Baltic từ Đại Tây Dương.

"Tình hình ở Viễn Đông thậm chí có vẻ nghiêm trọng hơn. Tổ hợp Bastion được triển khai tới đảo Kuril có khả năng phong tỏa bất cứ hoạt động hải quân nào trong khu vực của đảo Hokkaido, Nhật Bản.

Các hệ thống phòng thủ bờ biển Nga được triển khai tại Crimea cũng có khả năng phong tỏa eo biển Bosporus, theo nhận định của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov" - ông Golts cho hay.

Mối lo ngại thừa thãi?

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nhận định rằng các hệ thống vũ khí A2/AD không đáng sợ tới mức ấy. Một bản báo cáo năm 2019 cho rằng các hệ thống vũ khí A2/AD đã bị "thổi phồng" bởi khi chạm tới giới hạn tối đa của tầm bắn, chúng tỏ ra không hiệu quả nữa.

Chưa hết, phạm vi hoạt động của các cảm biến lắp đặt trên những hệ thống vũ khí này khiến chúng bị giới hạn nhiều hơn là tầm bắn của tên lửa.

Tháng 9/2019, chuyên gia phân tích an ninh Michael Kofman đã có một bài viết về A2/AD trên trang mạng War on the Rocks. Trong đó, ông nêu quan điểm rằng, khái niệm A2/AD đã được xây dựng để mô tả chiến lược của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, sau đó nó đã được mở rộng một cách không chính xác khi đề cập tới các khả năng của Nga ở Đông Âu.

Theo ông Kofman, ý niệm sai này được hình thành từ quan điểm mặc định rằng các công nghệ tương tự do Nga và Trung Quốc triển khai sẽ được sử dụng theo phương thức giống nhau.

Học thuyết của Nga không tìm cách tối đa hóa phạm vi bao phủ địa lý của các hệ thống A2/AD. Thay vào đó, họ tập trung chúng vào những khu vực quan trọng, tận dụng tầm bắn xa của chúng để hỗ trợ có chọn lọc các lựa chọn tấn công và phòng thủ.

Chuyên gia Kofman cho rằng châu Âu nên lưu tâm tới các loại máy bay tấn công hàng hải của Nga nhiều hơn. Ảnh: TASS

Các nhà hoạch định quân sự Nga không hề ảo tưởng rằng những hệ thống tên lửa của họ có thể tạo thành một "bong bóng phòng thủ" vững chắc, nhất định có thể tồn tại trước các cuộc tấn công của tiêm kích tàng hình và tên lửa hành trình của Mỹ.

Do đó, họ dự định sử dụng những vũ khí ấy một cách thận trọng để bảo vệ số lượng nhỏ các khu vực trọng yếu, đồng thời định hình các hoạt động của đối thủ xung quanh chúng.

Cùng bàn về vấn đề này trong một bài viết khác trên blog cá nhân, ông Kofman cho rằng thật sai lầm khi để tâm quá nhiều tới hệ thống tên lửa bờ Bastion-P của Nga.

Theo vị chuyên gia, các máy bay tấn công hàng hải [quan trọng nhất là máy bay ném bom Tu-22M3M trang bị tên lửa hành trình Kh-32, cũng như các tiêm kích tấn công Su-24, Su-30 và Su-34], cùng với tàu ngầm và thủy lôi đóng vai trò quan trọng hơn cả trong chiến lược hàng hải của Nga.

  • Báo Mỹ viết về kho tên lửa ICBM của Nga: Sức hủy diệt khủng khiếp ẩn dưới một nút bấm

  • ### Liều lĩnh thách thức QĐ Syria, phiến quân bị đánh cho tan tác ở Aleppo - Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất chưa từng có, 24 UAV bị bắn hạ

Chúng có thể vươn xa hơn và tạo ra mối đe dọa đối với các lực lượng hải quân viễn dương khi những lực lượng này còn chưa đi vào khu vực bao phủ của các tổ hợp tên lửa bờ.

Tuy nhiên, ông Kofman cũng lưu ý rằng, nói như vậy không có nghĩa chúng ta nên xem nhẹ các hệ thống tên lửa bờ. Chúng vẫn có thể tạo ra mối đe dọa đối với các lực lượng hải quân ở Baltic.

Vấn đề của tổ hợp Bastion-P là phải phụ thuộc vào các hệ thống khác để phát hiện ra sự hiện diện của các tàu đối phương, thường là radar tìm kiếm ngoài đường chân trời Monolith-B.

Song, phạm vi hoạt động của radar này tương đối hạn chế [55-155 dặm], trừ phi nó được sử dụng để chống lại một mục tiêu đang phát ra các tín hiệu radar mà có thể phát hiện được ở cự ly 280 dặm.

Do đó, tổ hợp Bastion-P có thể sẽ rất phụ thuộc vào dữ liệu mục tiêu được truyền về từ máy bay tình báo-giám sát-trinh sát [ISR].

Nga có một số loại radar lớn hơn như Podsolnukh-E và Container nhưng chúng chưa được tích hợp vào cấu trúc chỉ huy của tổ hợp tên lửa này.

Về lý thuyết, hệ thống vệ tinh trinh sát hàng hải Liana của Nga cũng có thể hỗ trợ cung cấp dữ liệu mục tiêu trên biển. Tuy nhiên, hệ thống này hiện chỉ có 3 vệ tinh tình báo tín hiệu Lotos, các vệ tinh radar Pion-NKS của nó mới được triển khai trong tháng Hai năm nay.

Ông Kofman cho rằng các tổ hợp tên lửa bờ Bastion và Bal chỉ là tuyến phòng thủ cuối cùng trong chiến lược hàng hải của Nga, chúng không nằm trong kế hoạch A2/AD chủ đạo của Nga nhằm ngăn chặn đối thủ tiếp cận các vùng biển lớn.

Theo vị chuyên gia, các chiến lược gia phương Tây nên tập trung vào đối phó với các phương tiện trinh sát và các loại máy bay tấn công hàng hải của Nga. Đây mới là những hệ thống mà cỗ máy tác chiến hàng hải của Nga đang phụ thuộc vào.

Chủ Đề