Chủ đề của bài thơ Những cánh buồm là gì

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử 

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh ngày 05.05.1925, mất năm 1993 tại Hà Nội.

- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 

- Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu ông hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV, sau ra công tác ở Hội văn nghệ Trung ương. 

- Ông từng là Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Trung ương, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, và II.

- Hoàng Trung Thông thuộc lớp các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1946-1954]. Ông tiếp tục làm thơ và xuất bản thơ trong và sau những năm chống Mỹ cứu nước 

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm:

- Quê hương chiến đấu [thơ – 1055], 

- Đường chúng ta đi [thơ – 1960], 

- Những cánh buồm [thơ – 1964], 

- Đầu sóng [thơ – 1968], 

- Trong gió lửa [thơ – 1971], 

- Như đi trong mơ [thơ – 1977], 

- Chiến công tuốt thơ [thơ – 1983], 

- Những ngày thu ở Liên Xô [bút ký – 1983], 

- đường mới của văn học chúng ta [phê bình tiểu luận – 1961], 

- Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống [phê bình tiểu luận – 1979]. 

b. Phong cách

- Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. 

- Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

NHỮNG CÁNH BUỒM

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch.

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con  cánh buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.

HOÀNG TRUNG THÔNG

Giới thiệu Tác giả tác phẩm Những cách buồm chi tiết nhất về tiểu sử tác giả, tóm tắt, bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật và Sơ đồ tư duy bài học Những cách buồm.

1. Giới thiệu tác giả

-Hoàng Trung Thông[1925-1993], bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm.

- Quê quán: Hoàng Trung Thông sinh ngày 05 tháng 05 năm1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyệnQuỳnh Lưu, tỉnhNghệ An,Việt Nam.

- Sự nghiệp văn học:

+ Ông là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nềnthơ cách mạng của nướcViệt Nam mới; nguyên Tổng biên tậpbáo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốcNhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộcBan Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởngViện Văn học [1976-1985].

+ Trong cácthi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu - giáo sưPhan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".

+ Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.

- Tác phẩm chính: Quê hương chiến đấu [1955], Đường chúng ta đi [1960], 15 bài thơ, Những cánh buồm [1964], 17 bài thơ, Đầu sóng [1968], Trong gió lửa [1971]

2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

- Thể loại:Thơ tự do

- Xuất xứ:In trong tập thơ Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964.

- Tóm tắt:

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển mênh mông vô tận thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá chân trời bất tận ngoài kia. Điều đó làm người cha nhớ lại tới ước mơ thuở bé của mình.

- Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

- Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe con bước, lòng vui phơi phới”: Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển.

Đoạn 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của hai cha con.

- Giá trị nội dung:

- Ca ngợi tình cảm cha con sâu sắc bền chặt. Niềm tự hào của cha khi con mình cũng có những mơ ước cao đẹp. Những ước mơ làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

- Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ tự do nhằm thể hiện cảm xúc trào dâng, bâng khuâng của người cha.

3. Soạn bài Những cánh buồm

3.1. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới”?

- Khung cảnh: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát mịn màng.

- Hình ảnh cha và con: cha dắt con đi dạo trên bờ biển, bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

Câu 2. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” thể hiện mong muốn gì của người con?

Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” được vang lên sâu thẳm tâm hồn trẻ thơ. Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

3.2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

- Nội dung: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

- Hình thức: được chia thành 6 khổ thơ, mỗi khổ có ít nhất 4 câu thơ, hết một câu thơ sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu.

Câu 2. Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào?

- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ ngữ giàu liên tưởng.

- Hình ảnh gần gũi, quen thuộc: cha dắt con đi, ánh mặt trời, những cánh buồm…

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ [ánh mặt trời, những cánh buồm, ánh nắng chảy đầy vai…]; liệt kê [có cây, có cửa, có nhà…]; Điệp từ [bóng… bóng…, cha, con].

Câu 3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

- Bài thơ có chưa các yếu tố miêu tả và tự sự.

- Các yếu tố:

+ Tự sự: Kể về cuộc đối thoại giữa hai cha con.

+ Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm…

- Tác dụng: Giúp tác giả thể hiện tình cảm cha con chân thực hơn.

Câu 4. Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

- Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm gia đình: thiêng liêng, sâu sắc.

Câu 5. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ: chân thành, tha thiết.

Video liên quan

Chủ Đề