Chủ mô thận dày là gì

SKĐS - Nhiều bệnh nhân đi khám sức khỏe tổng quát trong giấy siêu âm thấy bác sĩ kết luận nang thận trái, hoặc nang thận phải thì tỏ ra rất lo lắng. Không biết liệu nang này có thành khối u hoặc có gây ra các biến chứng ở thận hay không?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn này.

Nang thận bản chất là các túi chứa dịch (nước) được hình thành ở nhu mô thận. Cấu trúc nang thận thường tròn đều với thành nang thận mỏng là một lớp tế bào có khả năng tiết dịch vào trong lòng nang, nên được gọi là nang thận dạng đơn giản.

Đôi khi nang thận có cấu trúc phức tạp hơn như nang thận có thành dày, có vách, dịch trong nang đặc. Nhiều bác sĩ gọi nang thận thành "u nang" là không đúng bản chất, làm cho người bệnh lo lắng do dễ liên tưởng tới bệnh lý có khối u.

Có khá nhiều bệnh nhân bị nang thận đặc biệt là nang đơn thận lặn lội từ tỉnh xa lên tuyến trung ương để khám chỉ vì một cái nang thận nhỏ, điều này không cần thiết. Một phần cũng vì người bệnh quá lo lắng cứ nghe đến nang là nghĩ đến u. Ngoài ra cũng phải kể đến một phần vì các bác sĩ khám bệnh hoặc bác sĩ làm siêu âm đã không tư vấn được kỹ, hoặc do người bệnh không tin tưởng nên phải đi lên các tuyến cao hơn.

Nguyên nhân gây ra nạng thận?

Nếu như bệnh lý thận đa nang thì nguyên nhân là do tổn thương gen, tức là bệnh có tính chất di truyền theo nhiễm sắc thể thường (ở trẻ em thường gặp gen lặn, ở người trưởng thành thường gặp gen trội), thì ở bệnh lý nang đơn thận nguyên nhân còn chưa được biết rõ và không có tính chất di truyền. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ tăng dần theo tuổi, hoặc gặp ở những người có bệnh thận mạn tính và suy thận mạn.

Chủ mô thận dày là gì

Để chẩn đoán nang thận chỉ cần siêu âm ổ bụng hay siêu âm hệ tiết niệu

Biểu hiện triệu chứng của nang thận

Thường nang đơn thận tăng kích thước chậm và không có biểu hiện triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi làm siêu âm ổ bụng. Hiếm khi nang đơn thận có biểu hiện triệu chứng, như đau hông lưng, đái máu, hoặc biểu hiện nhiễm trùng do cấu trúc nang lớn gây căng bao thận, đè ép vào mạch máu, thần kinh; hoặc do nhiễm trùng nang thận, chảy máu nang thận.

Nang thận cũng hiếm khi bị vỡ, có thể do nang quá lớn và khi người bệnh có chấn thương.

Nang đơn thận là bệnh lý lành tính cũng không phải là khối u, nên chỉ cần khám và theo dõi định kỳ 1 năm/lần khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cần khám sớm hơn nếu có biểu hiện nghi ngờ nang thận có biến chứng.

- Ở những người có cấu trúc thận bình thường thì nang đơn thận dù có kích thước lớn cũng khó có khả năng gây suy thận.

- Nếu nang thận có cấu trúc phức tạp thì có nguy cơ tuy ít gặp là ung thư hóa nên nang thận phức tạp cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn cũng như cần phân biệt nang thận phức tạp lành tính với khối u thận và nang ung thư hóa.

- Trường hợp cả hai thận có nhiều nang (trên 3 nang/thận) thì cần theo dõi và phân biệt bệnh lý thận nhiều nang đơn với chẩn đoán bệnh thận đa nang PKD). Tất nhiên nếu là thận đa nang thì thường thận sẽ tăng kích thước, còn nang đơn thận hoặc nhiều nang đơn thì thận không tăng kích thước (có thể tăng kích thước nếu đo cả nang thận), thậm chí là thận teo nhỏ nếu có suy thận mạn.

Một bệnh lý thận có nang khác có thể gặp ở trẻ em là bệnh lý thận loạn sản nhiều nang (Multicystic dysplastic kidney) do bất thường bẩm sinh tạo thành nang thận từ thời kỳ bào thai.

- Để chẩn đoán nang thận chỉ cần siêu âm ổ bụng hay siêu âm hệ tiết niệu với bác sĩ làm siêu âm đủ kinh nghiệm và cẩn thận. Chụp niệu đồ tĩnh mạch (chụp U.I.V), chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp đặc biệt, cần thăm dò sâu hơn.

Nang đơn thận có cần điều trị không?

  • Nang đơn thận đặc biệt nang có kích thước nhỏ không cần điều trị và cũng không có thuốc điều trị. Thực tế cũng có thuốc được chứng minh làm chậm tiến trình phát triển nang thận nhưng hiện nay mới được cân nhắc chỉ định cho bệnh lý thận đa nang.
  • Chỉ định điều trị được đặt ra với những trường hợp nang thận có kích thước lớn (thường trên 6 cm) hoặc nang thận có biến chứng. Xử lý nang đơn thận không có biến chứng có thể bằng kỹ thuật can thiệp tối thiểu như gây tê tại chỗ và chọc hút hoặc dẫn lưu dịch nang thận dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp tiêm cồn tuyệt đối gây xơ hóa thành nang nhằm giảm thiểu tái phát dịch nang thận. Có thể xử lý triệt để hơn bằng cách phẫu thuật cắt nang (hiện nay chủ yếu là phẫu thuật nội soi) nhưng cần thời gian nằm viện dài hơn và tốn kém hơn so với chọc hút nang thận.

Siêu âm sử dụng nguyên lý phát và thu nhận sóng âm thông qua đầu dò. Khi đi qua các mô trong cơ thể, sóng siêu âm sẽ tiếp xúc với các đường ranh giới của các loại mô khác nhau (ví dụ dịch và mô mềm, mô mềm và xương...), sẽ tạo ra phản hồi âm khác nhau.

Để xác định tăng âm do nguyên nhân gì, cần phải xem vùng tăng âm là khu trú hay lan toả, so sánh với hồi âm của vùng nào, ở mỗi độ tuổi lại có sinh lý bình thường khác nhau. Thận tăng âm có thể gặp trong bệnh thận đa nang, u thận, bất thường bẩm sinh của thận, dị dạng mạch máu thận, huyết khối thận...

Cần dựa trên triệu chứng lâm sàng và tình trạng của bệnh nhân để xác định nguyên nhân bất thường và điều chỉnh. Bạn nên mang kết quả tới khám lại ở bệnh viện chuyên khoa Thận, bác sĩ sẽ xem xét siêu âm lại để đánh giá và tư vấn cụ thể nguyên nhân cho bạn nhé!