Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu

.

Cập nhật lúc: 06:17, 08/05/2020 (GMT+7)

(LĐ online) - Phát xít Đức - Ý - Nhật tuy đã bị tiêu diệt cách đây 75 năm, nhưng tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cùng với các sản phẩm của nó là chủ nghĩa phát xít chưa phải đã bị diệt vong hoàn toàn. Bởi vậy, kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn luôn có ý nghĩa thiết thực đối với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu
Hơn 1 triệu người dân Anh đã ăn mừng vào sau đêm Chiến thắng Phát xít năm 1945.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 có qui mô rất rộng lớn, liên quan đến 72 nước với 1,7 tỷ người tham gia và 110 triệu quân tham chiến. Diễn biến của cuộc Chiến trải qua bốn giai đoạn, diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu; mặt trận Xô - Đức; mặt trận Bắc Phi; mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, trong đó mặt trận chủ yếu, quyết định toàn bộ cuộc Chiến là mặt trận Xô - Đức. Ngày 01/9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đến tháng 6/1941, sau khi chiếm đóng 16 nước châu Âu, phát xít Đức tiến công xâm lược Liên Xô nhằm tiêu diệt quốc gia XHCN đầu tiên trên thế giới; nhân dân và Hồng quân Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trở thành lực lượng nòng cốt đánh bại chủ nghĩa phát xít cứu loài người khỏi thảm họa diệt vong. Tháng 01-1942, Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập, nòng cốt là Liên Xô, Mỹ và Anh. Từ năm 1943, Liên Xô chuyển sang phản công và đến giữa năm 1944 mở một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn giải phóng toàn bộ lãnh thổ khỏi ách thống trị của phát xít Đức, đánh chiếm Béclin, sào huyệt cuối cùng của Hítle. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức phải ký đầu hàng, lò lửa chiến tranh ở châu Âu bị dập tắt. Đến ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tiến công đập tan đạo quân Quan Đông của Nhật. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng công bố đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Chiến thắng phát xít trong thế chiến thứ 2 là biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của các dân tộc trên thế giới không cùng ý thức hệ tư tưởng và hệ thống chính trị nhưng đã hợp tác cùng nhau đứng lên đập tan hiểm họa diệt vong nhân loại của chủ nghĩa phát xít; trong đó nhân dân Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất và mặt trận Xô - Đức là mặt trận mang tính quyết định cục diện chiến tranh. Ngay cà Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven khi đó cũng đã nhận định, sự thật không thể phủ nhận là quân đội Liên Xô đã tiêu diệt một số lượng quân phát xít lớn hơn số lượng của 25 nước đồng minh gộp lại. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới trước chủ nghĩa phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 là một trong những thiên anh hùng ca chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại thế kỷ XX. Sự vinh quang, lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng của tất cả những ai đã trải qua chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít xâm lược mãi mãi bất diệt.

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc - chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới trước chủ nghĩa phát xít đã mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và tạo điều kiện cho hàng loạt nước XHCN ra đời. Từ đó dẫn đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị lung lay, từng bước sụp đổ. Ở Việt Nam, chớp thời cơ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật bị đánh bại, tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền từ tay quân phiệt Nhật và tay sai, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, đi lên CNXH. 

Sự thật lịch sử là như thế, nhưng lâu nay phương Tây và các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò,thậm chí còn ra sức đổ lỗi cho Liên Xô về sự bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, hòng tìm mọi cách che giấu và làm sai lệch nhận thức của nhân dân về Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Nhưng họ vẫn không thể phủ nhận được sự thật là trong lúc Liên xô đang tìm mọi cách ngăn chặn để không xẩy ra cuộc chiến tranh thì chính phương Tây mà trước hết là Anh, Pháp và Ba Lan lại khuyến khích Hitler gây chiến chống Liên Xô nhằm tiêu diệt chế độ Cộng sản. Không ngờ chính họ đã tự biến mình thành nạn nhân của quân xâm lược phát xít. Như vậy, lịch sử đang có nguy cơ bị viết lại nhằm làm sai lệch hoặc làm lu mờ vai trò và sự đóng góp, hy sinh của Liên Xô để phục vụ cho các mục đích chính trị của phương Tây. Chừng nào những tư tưởng đó còn tồn tại thì mầm mống của một cuộc chiến tranh mới sẽ vẫn còn âm ỉ diễn ra, chờ cơ hội là bùng phát. Chính vì lẽ đó mà những bài học về cuộc chiến tranh chống phát xít vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với thế giới hiện nay và nhắc nhở mọi quốc gia, dân tộc phải luôn ghi nhớ. 

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu
Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vẫy cờ thể hiện chiến thắng tại Berlin, Đức ngày 30/4/1945, đây cũng là ngày Adolf Hitler tự tử.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 để lại nhiều bài học có giá trị, trong đó cần nhấn mạnh một số bài học lớn, đó là: Muốn tránh chiến tranh trước hết các quốc gia, dân tộc phải có tư tưởng hoà bình, biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau, không xúi dục gây chiến với bất kỳ ai, tránh để xẩy ra tình trạng “gậy ông lại đập lưng ông”, hoặc kẻ “gieo gió thì gặt bão”. Thứ hai, lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa ra những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, lực lượng dân chủ, hòa bình trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Thứ ba, các nước, các dân tộc cần có sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo vệ hòa bình, ổn định, đảm bảo sự phát triển toàn diện và yên ổn cho chính mình và các các quốc gia, dân tộc khác. Thứ tư, đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới luôn mang tính giá trị thời đại. 

Bối cảnh hiện nay tuy đã khác xa so với nửa đầu thế kỷ 20, thế giới bước vào toàn cầu hóa, lợi ích quốc gia và quốc tế được xây dựng trên nền tảng các mối quan hệ đa phương, đa dạng với mong muốn cùng tồn tại hoà bình và phát triển. Đó là những nhân tố thuận lợi để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. Tuy nhiên, hòa bình không phải điều dễ dàng có được nếu các nguy cơ tiềm ẩn của các cuộc chiến vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Vì vậy, những tổn thất, thương vong lớn do chiến tranh gây ra luôn là bài học nhắc nhở nhân dân thế giới ngày nay cần phải hết sức trân trọng và giữ gìn nền hòa bình để không được phép tái diễn một thảm họa phát xít dưới bất kỳ hình thức nào.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát-xít không chỉ để ôn lại lịch sử, ghi nhận, tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt chống chủ nghĩa phát xít xâm lược, mà còn là dịp củng cố, tăng cường khối liên minh đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống các nguy cơ toàn cầu, mà trước hết là chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cường quyền, bá quyền của các thế lực tham vọng, hiếu chiến. Việt Nam là một đất nước đã phải trải qua biết bao đau thương, mất mát do các cuộc chiến tranh xâm lược gây ra, trong đó có cả chiến chiến tranh phát xít. Vì vậy, hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam rất ghét chiến tranh và yêu chuộng hòa bình; luôn giữ gìn và trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do và theo đuổi mục đích đó đến cùng. Do đó, Việt Nam là đối tác tin cậy, cùng với các quốc gia trên thế giới phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

 VĂN NHÂN

Bây giờ thì không còn Liên Xô nữa, nhưng chủ nghĩa phát xít vẫn chưa chết. Đây đó, chúng đang mọc dậy. Và nếu, trong tương lai, có một cường quốc nào đó muốn làm chủ nghĩa phát xít thực sự sống dậy, lúc ấy, nhân loại sẽ trông cậy vào đâu và vào ai ?

Người Việt Nam vốn nhạy cảm với cái ác, với bọn xâm lược, vì từ lịch sử xa xưa tới giờ, Việt Nam đã chịu quá nhiều bọn xâm lược, đã đối đầu bao lần trước cái ác, quá ác, và đã đổ ra biết bao xương máu. Hãy nhớ điều đó trước khi muốn nói những điều khác.

Với Liên Xô trong đại chiến thế giới II, phát xít Đức đã nói rõ, chúng muốn hủy diệt quốc gia này, không chỉ vì đây là “kẻ thù số Một” của chúng, mà còn vì chúng không muốn sống chung với chủng người Slave, giống như không muốn sống chung với người Do thái. Phát xít là quái vật, rõ ràng như thế rồi, dù chúng núp dưới bất cứ vỏ bọc nào, dù chúng trưng ra những viễn cảnh tươi đẹp với nhân loại tới đâu, một khi chúng trở thành bá chủ nhân loại.

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu

Ngọn lửa vĩnh cữu tại Đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh ở Moscow, thủ đô Nga

Tass

Và như thế, ngày 22 tháng 6 năm 1941, chúng ào ạt tấn công vào Liên Xô, là điều đã được dự báo trước.

Năm 1985, vào cuối tháng Năm, nhân được mời tham dự “Những ngày Việt Nam tại Liên Xô”, một đoàn nhỏ nhà văn Việt Nam gồm nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, và tôi, đã sang Liên Xô khi ngày kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít Đức vừa qua được hơn mười ngày.

Không khí của đại lễ kỷ niệm này vẫn còn rất đậm nét ở những nơi đoàn chúng tôi tới viếng thăm. Khi tới Kiev, thủ đô Ukraina, chúng tôi lập tức tới thăm Bảo tàng chiến tranh tại thành phố này. Điều khiến tôi xúc động nhất khi bước vào Bảo tàng, là được nghe băng ghi âm phát lại bản tin của Đài phát thanh Moskva sáng ngày 22/6. Giọng đọc trầm tĩnh của phát thanh viên huyền thoại Youry Levitan vang lên thông báo quân phát xít Đức đã đột ngột tấn công Liên Xô:

"Tiếng nói từ Moskva. Người dân Xô viết chú ý. Chúng tôi đang truyền đi những thông tin từ Chính phủ. 4 giờ sáng hôm nay, quân đội Đức đã tiến vào nước ta mà không hề xin phép cũng như tuyên bố chiến tranh". Lời nói của Iury Levitan mở đầu cho những năm tháng khốc liệt nhất của “Cuộc chiến tranh thần thánh”, khi toàn dân Liên Xô chiến đấu một mất một còn, đơn độc chiến đấu trong mấy năm trời chống đội quân phát xít.

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu

Cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 1941

TASS

Đó là khi quân phát xít tiến tới gần cửa ngõ Moskva, một cuộc duyệt binh vẫn điềm tĩnh diễn ra trên Quảng trường Đỏ, và sau lễ diễu binh, những đoàn quân tham gia diễu binh vẫn giữ nguyên đội hình, cứ thế tiến ra chiến tuyến phòng thủ bảo vệ Thủ đô. Không có gì hùng vĩ và xúc động hơn giây phút đó, có cảm giác những người lính Hồng quân đã chấp nhận tất cả, sẵn sàng đương đầu với tất cả.

Bài hát bất tử “Cuộc chiến tranh thần thánh” đã vang lên trên sóng đài phát thanh Moskva chỉ ba ngày sau khi quân phát xít tấn công Liên Xô. Vì sao lại là cuộc “chiến tranh thần thánh” ? Vì đây không chỉ là cuộc chiến tranh Vệ quốc, đây còn là cuộc chiến tranh của Đức tin và cái Thiện chống lại Ngạ quỉ và cái Ác trên phạm vi toàn cầu. Hồng quân Liên xô nếu không thắng trong cuộc chiến này thì Ngạ quỉ và cái Ác sẽ phủ bóng trên toàn thế giới. Và những trại tập trung, lò thiêu xác sẽ mọc lên khắp 5 châu lục. Bóng đêm sẽ phủ trùm lên đời sống nhân loại.

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu

Xe tăng và chiến sĩ Hồng quân tham gia một trận đánh ở Vòng cung Kursk

Trước khi liên quân Mỹ-Anh và Đồng minh mở chiến dịch tấn công vào nước Pháp nơi quân Đức chiếm đóng, mở đầu bằng cuộc đổ bộ vùng biển Normandie của nước Pháp vào tháng 6 năm 1944, thì cuộc chiến đấu quyết liệt và anh hùng của Hồng quân Liên Xô diễn ra ngay trên lãnh thổ Liên Xô đã có ba điểm nhấn, ba cột mốc lớn: đó là 900 ngày bị phong tỏa và quyết tử bảo vệ Leningrad, phá vòng vây phong tỏa năm 1941-1942, đó là cuộc chiến đấu kinh khủng “Trong những chiến hào Stalingrad” năm 1942, đó là cuộc đấu tăng “vĩ đại nhất thế giới” ở Vòng cung Kursk năm 1943. Chiến thắng ở cả ba điểm nhấn, ba cột mốc ấy, dù chịu những thiệt hại hết sức lớn, Hồng quân Liên Xô đã buộc quân Đức phải lui về thế phòng ngự và chống trả bị động.

Năm 2005, tôi đã có dịp đến thăm bãi biển Normandie, nơi quân Đồng minh đổ bộ giải phóng nước Pháp năm 1944. Tôi cũng đã viếng thăm Bảo tàng chiến tranh Normandie, tưởng niệm linh hồn hơn 6.000 lính Mỹ đã hy sinh trong trận tấn công từ biển vào, trong D-Day, ngày quyết định.

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu

Chiến sĩ Hồng quân đứng bên các tù nhân vừa được giải phóng tại trại tập trung Auschwitz khét tiếng của Đức Quốc xã tại Ba Lan

Ảnh tư liệu

Trong trận chiến chống phát xít Đức, quân và dân Xô viết đã hy sinh, bị giết hại hơn 27 triệu người, một sự hy sinh mà nhân loại không thể quên, không được phép quên.

Và cùng sự hy sinh của những người lính Mỹ chiến đấu cùng Đồng minh trên mặt trận châu Âu, sự hy sinh ấy đã góp phần quan trọng giải phóng châu Âu khỏi tai họa phát xít.

Chủ nghĩa phát xit tồn tại trong bao lâu

Binh sĩ Hồng quân bắt tay binh sĩ Mỹ ở Torgau bên bờ sông Elbe

Ảnh tư liệu

Nếu không có “ngày định mệnh”, ngày 22 tháng 6 năm 1941, khi phát xít Đức tấn công vào Liên Xô, thế giới không biết sẽ về đâu ? Về đâu, hàng triệu người Do Thái vô tội, mà con đường duy nhất với họ dẫn tới những lò hơi ngạt. Kế hoạch diệt chủng của phát xít Đức ở tầm thế giới. Chủ nghĩa phát xít là như thế, dù ở bất cứ thời đại nào.

“Con người, hãy cảnh giác!”, lời kêu gọi và cảnh báo của nhà văn, nhà báo Julius Fučík, tác giả kiệt tác “Viết dưới giá treo cổ” vẫn còn nguyên giá trị cho tới hôm nay, tới ngày mai. Nhân loại, hãy cảnh giác với chủ nghĩa phát xít mới!