Chủ thể của thi hành pháp luật là ai

Nói tới luật, Bích Phượng tin rằng, trong suy nghĩ của nhiều người sẽ có hình dung về một mớ bòng bong vô cùng răc rối vì luật pháp chứa đựng rất nhiều điều lệ mà để nắm bắt và hiểu hết chúng sẽ rất khó khăn. Suy nghĩ đó được áp đặt vào tất cả các vấn đề liên quan đến luật pháp, ngay cả trong việc hiểu thi hành pháp luật là gì cũng vậy. Nhưng liệu để hiểu khái niệm này có thực sự khó như chúng ta đang hình dung hay không, hãy đọc bài viết này và Phượng chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn khác về việc tìm hiểu luật pháp. Nó không khó như bạn tưởng.

Việc làm Luật - Pháp lý

1. Tìm hiểu thi hành pháp luật là gì?

Dựa vào cơ sở khoa học cũng như xét từ trong thực tiễn pháp luật tại Việt Nam, khái niệm “thi hành pháp luật” được giải thích với nhiều nghĩa khác nhau. Theo nguồn tài liệu giảng dạy ở các trường chuyên đào tạo luật thì “thi hành pháp luật” hay còn gọi là “chấp hành pháp luật” vốn là một trong số bốn hình thức của việc thực hiện pháp luật.

Chủ thể của thi hành pháp luật là ai
Thi hành pháp luật là gì?

Cụ thể, theo các tài liệu này, thi hành pháp luật vốn là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của các chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

Bởi vì các nhà nghiên cứu pháp luật đã nhắc tới bộ 4 hình thức thực hiện pháp luật, vậy thì cùng với thi hành pháp luật còn những yếu tố nào khác mà chúng ta cần phân biệt. Trong nhóm 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.

Còn theo wikipedia, thi hành pháp luật được định nghĩa khá mang tính hình ảnh. Theo đó, thi hành pháp luật chính là một hệ thống mà thành viên của xác hội thực hiện hành động dựa vào một phong cách nào đó có tổ chức nhằm thực thi pháp luật. Hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện qua nhiều hành động, nhiều hình thức khác nhau như ngăn chặn, khám phá, phục hồi, trừng phạt những người vi phạm các quy tắc và luật lệ chi phối xã hội đó. Thuật ngữ này mặc dù có thể mở rộng bao gồm cả nhà tù, tòa án nhưng nó được sử dụng thường xuyên hơn cả là dành cho mọi người, những ai tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ giám sát, tuần tra, phát hiện, khám phá mọi hoạt động phạm tội; là nhiệm vụ được cảnh sát, kiểm sát viêncác cơ quan thi hành pháp luật thực hiện.

Tuy nhiên, ngoài quan điểm sử dụng khái niệm này như đã nêu thì nhiều nhà nghiên cứu về luật khác lại đưa ra những quan điểm khác về khái niệm thi hành pháp luật. Họ cho rằng thi hành pháp luật chính là tất cả các hoạt động được nhằm pháp vào cuộc sống, biến những quy định luật pháp thành hành vi của các chủ thể. Thi hành pháp luật luôn được xem là một công đoạn có vai trò tiếp nối quá trình xây dựng pháp luật. Quan niệm này được nhiều ý kiến đánh giá rằng nó khá phù hợp với thực tiến pháp luật tại Việt Nam.

Chủ thể của thi hành pháp luật là ai
Tìm hiểu khái niệm thi hành pháp luật là gì?

Theo đúng tính chất luật pháp, nói có sách mách có chứng, quan điểm thứ hai được minh chứng cụ thể qua các điều lệ. Điển hình ngay từ Hiến pháp ban hành năm 1946, thẩm quyền thi hành của Chính phủ và các cơ quan hành chính tại các địa phương được quy định rất rõ ràng.

Cụ thể hơn, trong Điều 52 của Hiến pháp 1946 có quy định Chính phủ có quyền thi hành quyết nghị, đạo luật của Nghị Viên. Điều 59 của Hiến pháp này tiếp tục quy định ủy ban hành chính là đơn vị có trách nhiệm thi hành mọi mệnh lệnh được ban hành từ cấp trên. Khoản 2, Điều 112 của Hiến pháp ban hành năm 1992 được sửa đổi bổ sung vào năm 2001 đưa ra quy định rõ ràng Chính Phủ là cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật,… Nói chung còn rất nhiều quy định mang tính chất yêu cầu thi hành pháp luật.

Như vậy, với 3 gợi dẫn trên, Bích Phượng đã cung cấp cho bạn đọc những cách hiểu sơ đẳng nhất về thi hành pháp luật là gì. Dựa vào đó bạn có thể liên hệ đến chính hành vi thi hành pháp luật của mình.

Việc làm Công chức - Viên chức

Những quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý nếu muốn đi vào cuộc sống, có thể áp dụng được một cách hiệu quả trong thực tế thì chắc chắn sẽ cần đến hoạt động thi hành pháp luật. Nói một cách dễ hiểu, thi hành pháp luật là làm cho những quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tế, trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể.

Theo chúng ta đã đề cập ở trên, hoạt động thực hiện pháp luật được phân chia thành 4 hình thức bao gồm: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật, sử dụng pháp luật. 4 hình thức này khác nhau như thế nào là nội dung cần nắm bắt để không sử dụng nhầm thuật ngữ luật pháp khi cần thiết, đồng thời cũng nhận thức rõ mỗi khi được yêu cầu thực hiện luật pháp khi cần.

Ngay sau đây, hãy cùng Bích Phượng khám phá những điểm khác biệt của 4 loại hình trên nhé.

Chủ thể của thi hành pháp luật là ai
Phân biệt thi hành pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật khác

- Thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện những điều mà pháp luật yêu cầu.

- Tuân thủ pháp luật là việc chủ thể pháp luật kiềm chế bản thân để không đảm bảo không thực hiện những điều đã được cấm bởi pháp luật

- Sử dụng pháp luật là hoạt động chủ thể pháp luật thực hiện những điều pháp luật cho phép

- Áp dụng pháp luật là việc cơ quan nhà nước hoặc cán bộ có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Xem thêm: Học viện Tòa án ra làm gì? - Câu trả lời không phải ai cũng biết

2.2. Sự khác biệt về bản chất giữa thi hành pháp luật và 3 hình thức khác của thực hiện pháp luật

- Thi hành pháp luật mang tính chủ động và tích cực thực hiện pháp luật dưới các hình thức về hành vi hành động.

- Tuân thủ pháp luật thực hiện luật pháp một cách chủ động, thể hiện dưới dạng hành vi không chủ động.

- Áp dụng pháp luật đồng thời là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước lại và là hình thức thực hiện pháp luật, là giai đoạn mà các cơ quan có thẩm quyền phía nhà nước tiến hành tổ chức cho chủ thể pháp luật thực hiện quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực của nhà nước, được thể hiện dưới cả 2 hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động.

Chủ thể của thi hành pháp luật là ai
Phân biệt khái niệm thi hành pháp luật với các hình thức khác

- Sử dụng pháp luật là hoạt động các chủ thể chọn lựa xử sự những vấn đề pháp luật cho phép thực hiện. Tuy vào sự pháp phép mà các hoạt động đó có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động.

2.3. Sự khác biệt ở chủ thể thực hiện

- Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật được áp dụng ở tất cả các chủ thể. Còn với hình thức áp dụng pháp luật, chủ thể thực hiện chính là chi cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.4. So sánh trên phương diện hình thức thực hiện

Thi hành pháp luật thường được thể hiện ở dạng quy phạm bắt buộc. Theo đó người chủ thể buộc phải thực hiện các hành vi hành động hợp pháp.

- Tuân thủ pháp luật được thể hiện ở dạng những quy phạm cấm đoán, có nghĩa là quy phạm buộc người chủ thể không được phép thực hiện những hành vi nhất định.

- Áp dụng pháp luật dành cho tất cả các loại quy phạm. Bởi lẽ, nhà nước sẽ thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn tổ chức cho mọi chủ thể thực hiện tất cả các quy phạm.

- Sử dụng pháp luật thường được thể hiện ở dạng quy phạm trao quyền. Quy định lúc này quy định quyền hạn cho các chủ thể.

Chủ thể của thi hành pháp luật là ai
Bản chất của thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật, Tuân thủ pháp luật và Sử dụng pháp luật đều sẽ phải tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật và đồng thời sử dụng pháp luật là bắt buộc tất cả các chủ thể đều phải thực hiện theo đúng quy định mà luật pháp đưa ra, vì bắt buộc thực thi cho nên sẽ không có quyền lựa chọn. Chẳng hạn như việc ra đường bắt buộc phải tuân thủ luật giao thông trong việc đi bên phải đường, đội mũ bảo hiểm vậy.

Trong khi đó với Áp dụng pháp luật thì các chủ thể có thể thực hiện hoặc là không cần thực hiện quyền mà pháp luật cho phép, tùy vào ý chí của chủ thể, hay sự lựa chọn của mỗi người mà không phải bị bắt buộc.

Xem thêm: Chứng nhận lãnh sự là gì? Những điều cần biết về chứng nhận lãnh sự

3. Hoạt động tổ chức thi hành pháp luật được quy định như thế nào?

3.1. Ý nghĩa của tổ chức thi hành pháp luật

Theo Hiến pháp 2013 có quy định về việc tổ chức thi hành pháp luật để tạo nên nhân tố cho việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc pháp quyền đối với đời sống và xã hội.

Việc tổ chức thi hành pháp luật được quy định trong rất nhiều điều luật mà Hiến pháp 2013 đã đưa ra. Việc chúng ta tìm hiểu về tổ chức thi hành pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc vừa giúp Hiến pháp cùng luật pháp có thể đi vào đời sống xã hội, thể hiện được vai trò quan trọng trong thực tiễn mà còn tạo ra những tác động tích cực cho các hoạt động lập pháp.

Với ý nghĩa to lớn đó, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật theo Hiến pháp 2013 được quy định như thế nào?

Tại Hiến pháp 2013 có quy định rõ ràng về quyền hạn, nhiệm vụ của Chính phủ chính là Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, thi hành Nghị quyết của Quốc hội, pháp luật hay các nghị quyết của Ủy ban TV Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (căn cứ vào Khoản 1 Điều số 96).

3.2. Đặc trưng cơ bản của tổ chức thi hành pháp luật

Hoạt động tổ chức thi hành pháp luật mang theo những đặc trưng cư bản sau đây:

Thứ nhất, hoạt động này là một hoạt động mang tính tổ chức, có thể đưa pháp luật vào đời sống xã hội và đời sống nhà nước, giúp pháp luật có hiệu lực thực thi ngay sau khi ban hành. Các chủ thể sẽ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý thông qua những hoạt động tích cực.

Thứ hai, việc tổ chức thi hành pháp luật hiểu theo nghĩa rộng chính là trách nhiệm quan trọng cần được thực hiện bởi tất cả các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức thi hành pháp luật mang tư cách là thẩm quyền độc lập, được giao cho hệ thống cơ quan hành chính thuộc nhà nước thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp.

3.3. Vai trò quan trọng của việc thổ chức thi hành pháp luật

Với những đặc trưng cơ bản trên, hoạt động tổ chức thi hành luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể những vai trò đó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, tổ chức thi hành luật là hoạt động hiện thực hóa kết quả của các hoạt động lập quy, lập pháp ở trong thực tiễn. Do đó, tổ chức này chính là đầu ra vô cùng quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất của hoạt động lập pháp này, đảm bảo các sản phẩm được tại ra có hiệu quả cũng như hiệu quả nhất định đối với thực tiễn.

Chủ thể của thi hành pháp luật là ai
Đặc trưng cơ bản của tổ chức thi hành pháp luật

Thứ hai, hoạt động này là một hoạt động hàng đầu của những cơ quan thực hiện quyền hành pháp, luôn đảm bảo cho Hiến pháp và luật giữ được vị trí thống trị đối với nhà nước pháp quyền, phát huy một cách đầy đủ những vai trò quan trọng.

Nói chung, những vấn đề về luật pháp chúng ta đều cần phải nắm rõ để đảm bảo thực hành luật tốt nhất. Bài viết thi hành pháp luật là gì chính là một trong những cách để chúng ta tìm hiểu một khía cạnh rất nhỏ cuar luật pháp một cách chi tiết nhất. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu thật kỹ thi hành pháp luật là gì và các vấn đề liên quan tới pháp luật gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng ta để cùng nhau xây dựng nên một cuộc sống văn minh tốt đẹp nhé.