Chữa nói lắp bằng mẹo

Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói. Khi các bộ phận này không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp.

Hiện tượng nói lắp thường hay gặp phải đối với những người nói nhanh hay bị vấp và có thể sửa được khi còn nhỏ. Những người này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp.

Đây là một tật do rối loạn ngôn ngữ, trong đó sự ấp úng khi nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi, lặp lại. Nói lắp thường gặp ở các bạn nam nhiều hơn các bạn nữ, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải.

Ngoài việc khó thốt ra lời khi căng thẳng, phải gắng sức để nói, bối rối, lo lắng… khi nói, những người nói lắp còn bị tinh thần gấp gáp, có khi lắc đầu, khoa chân, múa tay, trừng mắt, méo miệng, môi run, nói một câu phải tốn rất nhiều sức.

Tuy không phải là bệnh, nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức và đau khổ cho người mắc. Vì nói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, co mình lại, xấu hổ và mặc cảm.

Có một số người nói lắp, khi nhìn thấy người khác đọc lưu loát hoặc nói rất hùng hồn, còn bản thân lắp ba lắp bắp không nói rõ được ý tứ của mình thì trong lòng cảm thấy bị ức chế. Đặc biệt, khi bị người khác cười đùa, họ càng tỏ ra căng thẳng, nói không ra lời.

Nói lắp có nhiều dạng, có thể xảy ra cùng lúc trong một câu:

  • Ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói
  • Câu nói bị đứt quãng nhiều lần
  • Lặp lại một chữ nhiều lần
  • Kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp.

Do chấn thương khi còn sơ sinh [sinh khó, ngã… ảnh hưởng đến vùng Broca]

Người mẹ khi mang thai mắc bệnh hoặc trẻ bị bệnh ở não sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ. Trên vỏ não có những đoạn tách rời ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ.

Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao.

Bắt chước người khác nói lắp, hoặc thường tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, kết quả tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp.

Sau khi bị các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà… chức năng vỏ đại não bị giảm yếu, tinh thần dễ bị kích thích, dẫn đến căng thẳng quá mức, gây nói lắp.

Trước hết phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý. Nếu xem nói lắp là vấn đề quá nghiêm trọng thì trở ngại tâm lý sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu cho đó là một tật bình thường, có thái độ coi thường thì sẽ dễ uốn nắn, thậm chí không chữa cũng khỏi.

Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là tốc độ nói phải chậm, khi nói phải mạnh dạn, vừa phải bình tâm, hòa nhã, tự nhiên, cố gắng phát âm chậm và dịu dàng. Ngoài ra, khi nói cố giữ tiết tấu, có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần. Câu nói phải nối với nhau.

Người nói lắp nên tập đọc to mỗi ngày một lần, trước hết là đọc cho mình nghe, sau đó dần dần mở rộng phạm vi, có thể tham gia ngâm thơ, biểu diễn văn nghệ trước bạn bè.

Người nói lắp phải dám mạnh dạn thể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ đông người để cho sự căng thẳng tâm lý giảm đi. Sự tập trung tinh thần vào tiết tấu và âm luật sẽ khiến bệnh nhân chuyển được sự chú ý đối với động tác phát âm, dần dần sẽ nói tự nhiên hơn.

Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với những người thân của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Nói lắp biểu hiện rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi tập nói điều này là rất bình thường. Nhưng trong trường hợp bé đã lớn nhưng vẫn nói lắp thì cha mẹ cần phải lưu tâm, tìm hiểu các cách chữa nói lắp. Để cải thiện tình trạng này, UNICA sẽ chi tiết đến bạn bài học tập thở chữa nói lắp hiệu quả ngay tức thì. Cùng tìm hiểu nhé!

Nói lắp là gì?

1. Đối với trẻ nhỏ

- Bé trong độ tuổi 2 -3 tuổi bắt đầu biết nói sẽ lúng túng và lặp đi lặp lại vì khi đó trẻ chưa nghĩ ra từ ngữ thích hợp. Hiện tưởng này rất hay thường gặp nhưng đó không phải là nói lắp

- Bệnh nói lắp chỉ phát hiện rõ nhất khi bé đã lớn mà vẫn mắc phải tình trạng nói lắp, điều này gây nhiều khó khăn, phiền toái cho trẻ.

2. Đối với người lớn

- Ở người lớn tình trạng nói lắp xảy ra ở những người gặp phải một số tật rối loạn ngôn ngữ, ấp úng, các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc lặp đi lặp lại.

- Người mắc tật này biết rõ mình đang muốn nói gì nhưng khi phát ra lại chậm và lặp lại nhiều lần. Hiệ tượng nói lắp thằng gặp ở những người hay nói nhanh, hay vị vấp. 

- Ngoài ra, người nói lắp thường có những hành động đi kèm trên cơ thể như liếm môi, chân dậm, mắt chớp liên tục...

Nguyên nhân bệnh nói lắp 

- Trẻ nhỏ bị va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng Broca

- Một số nghiên cứu cho tặng trong quá trình thai nghén sản phụ mắc một bệnh nào đó có thể truyền cho thai nhi và bện đó đã gây tổn thương cho não, trong đó có phần ở trung tâm ngôn ngữ thai nhi. 

- Cũng có thể trẻ mắc phải một số bệnh ở não như viêm màng não, viêm não... Sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó tại trung tâm ngôn ngữ.

- Mắc phải bệnh nói lắp cũng có thể do khủng hoảng, cú sốc hoặc một chuyện nào đó từ thuở nhỏ có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này cũng theo thời gian và trở thành thói quen.

Bài tập thở chữa nói lắp 

Bài tập 1: Duy trì một hơi thở đều đặn 

- Bạn có nhận thấy khi nói lắp, hơi thở của mình có phần hơi gấp gáp và không đều đặn không? Thực tế, hơi thở tác động rất lớn đến giọng nói, bởi tai - mũi - họng được liên kết với nhau. Do đó, nếu bạn không biết cách điều chỉnh hơi thở thì giọng nói cũng sẽ gặp vấn đề. 

- Nếu bạn đang mắc tật nói lắp, hãy thử tập những bài thở sao cho thật đều đặn. Cụ thể, trước khi nói, bạn hãy hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ rồi mới bắt đầu nói chuyện. Cách thực hiện này có ý nghĩa cả trong trường hợp bạn mất bình tĩnh và khó có thể nói chuyện. 

Bạn hãy cố gắng duy trì một hơi thở đều đặn để chữa tật nói lắp hiệu quả

Bài tập 2: Thở bằng bụng 

- Việc thở đều đặn là phương pháp cần tập luyện hằng ngày còn bài tập thở chữa nói lắp bằng bụng thì bạn có thể thực hiện với tần suất ít hơn trong ngày. Phương pháp này đã được nghiên cứu và thực hiện tại trung tâm LGNH. Kết quả cho thấy cách thực hiện vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Sau một thời gian thực hiện có thể chữa nói lắp toàn diện. 

- Cụ thể, bạn hãy hít một hơi thật sâu vào tận trong bụng, sau đó đẩy hơi từ bụng để thở ra ngoài. Bạn không cần thực hiện quá thường xuyên mà chỉ cần vài lần trong ngày là được bởi bài tập này sẽ khiến bạn khá tốn hơi. 

- Để đạt hiệu quả nhanh nhất, bạn nên kết hợp giữa thở bụng với kỹ năng nói sau khi thực hiện bài thở. Theo các bác sĩ, phương pháp này còn giúp cải thiện sức khỏe và thể chất của bạn được tốt hơn. 

Thở bằng bụng là phương pháp chữa nói lắp rất đơn giản

Bài tập 3: Thở trong quá trình luyện tập 

- Luyện tập thể dục thể thao là một trong những phương pháp giúp nâng cao sức khỏe, đây là yêu cầu cần phải thực hiện hằng ngày. Và nếu bạn đang mắc tật nói lắp thì có thể điều trị dứt điểm nhờ kết hợp các bài tập thở trong quá trình luyện tập thể thao. 

- Không cần quá phức tạp hay gồng mình, bạn chỉ cần chú ý duy trì một hơi thở đều đặn, không bị hụt hơi. Đặc biệt, khi bạn thực hiện những bài tập gồng mình thì nên có những bài thở sâu để giữ sức. 

Trong quá trình luyện tập thể dục, hãy kết hợp với các bài tập thở

Điều trị nói lắp dứt điểm 

Bên cạnh các bài tập thở chữa nói lắp thì bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác để chữa nói lắp dứt điểm. Và để biết được những phương pháp đó là gì cũng như cách thực hiện như thế nào thì hãy tham khảo thêm tại khóa học “Chữa nói lắp hiệu quả” của giảng viên Nguyễn Nhật Hạnh trên Unica. 

Khóa học  "Chữa nói lắp hiệu quả"

Trong khóa học này, giảng viên sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp chữa nói lắp đơn giản mà cực hiệu quả như: kỹ thuật thở, sử dụng hơi đúng cách, bài tập luyện lưỡi linh hoạt, kỹ thuật mở rộng khoang miệng và khẩu hình, cách nối từ để tạo sự luyến láy, nâng cấp độ nói chậm… 

Với những kiến thức mà giảng viên chia sẻ, sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ chữa được tật nói lắp một cách dứt điểm, đồng thời khai mở não bộ để phát triển bản thân, cải thiện tối đa các vấn đề về phát âm và lặp từ, điều chỉnh tâm lý cảm xúc để tự tin hơn khi giao tiếp… 

Xem toàn bộ khóa học tại đây

Chữa nói lắp hiệu quả

Qua các bài tập thở chữa nói lắp cùng khóa học điều trị nói lắp dứt điểm mà Unica chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp bạn có được giọng nói trôi chảy để học kỹ năng giao tiếp thành công hơn.

>> Mách bạn 4 phương pháp chữa nói lắp toàn diện cực đơn giản

>> Phương pháp giúp bạn có giọng nói rõ ràng, cuốn hút


Tags: Phát triển cá nhân Khóa học

Video liên quan

Chủ Đề