Chùm ngây có tên gọi khác là gì

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Horseradish tree

Tên khoa học: Moringa oleifera

Trên thế giới Chùm ngây được gọi với nhiều cái tên khác nhau:

Tiếng Anh: Horsradish tree, Drumstick tree, Moringa tree

Tiếng pháp: Ben ailes, Ben oléifere, Pois quénique

Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum

Tiếng Ấn Độ: Sobhan, jana

Tiếng Tamil: Murungai

Tiếng Philippine: Malunggay

Nguồn gốc cây chùm ngây 

Xuất hiện từ cách đây 4 ngàn năm ở vùng Nam Á và sau đó được trồng nhiều ở châu Á và châu Phi.

Cây Chùm ngây [Moringa oleifera Lam] còn được gọi là - cây phép màu - cây thần diệu, bắt nguồn từ tên tiếng anh là ―Miracle tree, đây là cây đa tác dụng vì ở nhiều nơi trên thế giới nhất là các vùng đang phát triển ở vùng châu Á và châu Phi, nó được xem là tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây Chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này [Martin, 2000].

Vùng trồng chùm ngây ở Việt Nam

Ở  Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Ninh Thuận, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. [Trần Việt Hưng, 2006].

Tại vùng Bảy Núi [Tri Tôn], An Giang đã phát hiện cây Chùm ngây mọc tự nhiên nhiều nhất ở 2 dãy núi Dài và núi Cấm. Đây là một loại thảo dược quý, loại thảo dược này mọc ở những khu vực ít người qua lại, mật độ thưa thớt . Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn đã xây dựng đề án thực hiện trồng cây Chùm ngây trong 3 năm và chính thức triển khai vào đầu năm 2010.

Mô tả sơ bộ về cây chùm ngây

Cây Chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao từ 8 - 10m, cây trưởng thành sau 15 năm có thể cao tới 12-15 m, đường kính gốc từ 20- 35 cm. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc , không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều [khoảng 20], tròn dẹt, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. Cây ra hoa vào tháng 1, 2.

Cây và quả chùm ngây

Tác dụng của chùm ngây

Chùm ngây là loài cây đa tác dụng với vai trò chủ yếu như sơ đồ sau:

- Lá chùm ngây: Lá cây được dùng làm rau ăn [lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp], làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát, ngoài ra còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, tinh dầu chiết suất trong lá có thể sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng...

Tinh dầu chiết xuất từ lá cây Chùm ngây làm chất kích thích sinh trưởng thực vật đã cho kết quả khả quan: Chất kích thích sinh trưởng từ cây Chùm ngây có thể làm tăng sản lượng từ 25 - 30% với các cây nông nghiệp ngắn ngày sau khi phun như hành, đậu tương, ớt tím, ngô, cà phê, chè…

- Hạt: Chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng Chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn /ha. Dầu hạt Chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt Chùm ngây được dùng để ăn như đậu phộng. Dầu Chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu Chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là Ben-oil. Chính vì thế cây Chùm ngây có tên là "Ben-oil tree".

- Quả: Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat [Ấn Độ] về hoạt tính trên các thông số lipid của quả Chùm ngây, thử trên thỏ, ghi nhận: Chùm ngây có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu... tăng sự thải loại cholesterol qua phân.

- Rễ: Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior [Ấn độ] về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ rễ Chùm ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung.

- Hoa: Chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà [nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa Chùm ngây bán ngoài thị trường], cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

Chùm ngây, cả lá và hoa, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã gọi chùm ngây là "siêu thực phẩm" của thế kỷ 21.

Chỉ riêng trong 100g lá chùm ngây có thể chứa lượng chất dinh dưỡng cao gấp nhiều lần các loại thực phẩm khác.

- Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi là cung ứng 90% canxi , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết, đồng, và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ.

- Đối với các bà mẹ đang cho con bú, chỉ cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung canxi , Vitamin C, VitaminA , Sắt , Đồng, và các vitamin B cần thiết trong ngày.

Tuy chùm ngây tốt cho phụ nữ đang cho con bú nhưng cũng tương tự như rau ngót, tránh sử dụng cho phụ nữ có thai.

Chính vì giá trị dinh dưỡng của mình, chùm ngây được hai tổ chức thế giới là WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng. Toàn bộ các phần trên cây chùm ngây đều có thể được dùng làm thức ăn hoặc phục vụ cho các mục đích khác nhau; nên chùm ngây hiện đang được khuyến khích trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước nghèo.

Giá trị y dược của cây chùm ngây

Không chỉ có giá trị dinh dưỡng ấn tượng, chùm ngây cũng được sử dụng bổ trợ nhiều trong y học, có tác dụng chữa 300 bệnh [nhiều bệnh trong số đó đã được chứng minh bởi cộng đồng khoa học]. Trà làm từ lá chùm ngây có thể chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng. Lá tươi để chữa bệnh thiếu máu, viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đắp lá giúp chống vi khuẩn và điều trị chống viêm cho vết côn trùng cắn, vết thương hoặc các vấn đề nấm da. Hạt nghiền nát có tác dụng với bệnh thấp khớp và viêm khớp, và là một loại kháng sinh tự nhiên.

Xem thêm Video Clip: Công dụng của cây chùm ngây - GS. Nguyễn Lân Dũng

Admin tổng hợp từ: Wikipedia.org, TS Dương Tiến Đức - Viện KH Lâm Nghiệp VN

Cây chùm ngây hay còn gọi cây cải ngựa được biết đến là một loại rau xanh và thảo dược có nhiều lợi ích sức khỏe như chữa bệnh, giúp chống oxy hóa. Ít người biết rằng sử dụng loại thảo dược này đúng cách có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh. Nếu như bạn chưa biết về đặc điểm, tác dụng cũng như cách trồng của chùm ngây hãy tìm hiểu ngay bài dưới đây.

Cây chùm ngây là cây gì?

Ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi chống là các tên gọi khác của cây chùm ngây, là loại thực vật thuộc thân gỗ, phổ biến nhất thuộc họ Chùm ngây. Chùm ngây có tên khoa học là  Moringa oleifera, là loại cây thảo dược có khả năng tăng trưởng nhanh, chủ yếu ở các vùng Thanh Hóa, Ninh Thuận, An Giang, Bình Thuận,… và ngày nay thì được nuôi trồng phổ biến hơn.

Cây chùm ngây Moringa có lá kép dài 30 -60cm, màu xanh, hình lông chim mọc đối 6 – 9 đôi, cây có hoa màu trắng, mọc ở chùy ở nách, có lông tơ và thường nở vào mùa xuân. Trong cây chứa rất nhiều các khoáng chất, chất đạm, vitamin tốt cho sức khỏe và cung cấp các hợp chất quý hiếm như: quercetin, caffeoylquinic acid, alpha-sitosterol hay zeatin. Chính vì thế ngoài được sử dụng chế biến các món ăn thì đây còn là một loại dược liệu ngăn ngừa và điều trị các bệnh ung thư, ổn định huyết áp, bảo vệ gan.

Quả cây chùm ngây dài khoảng 20 – 40cm, có dạng nang treo, hạt tròn màu đen và có kích thước như đậu Hà Lan. Có thể nói, cây trùm ngây là một trong số ít các dược liệu bạn có thể tận dụng được tất cả các bộ phận: lá, thân, quả và rễ.

Tác dụng cây chùm ngây

Giống với cây xạ đen, trong chùm ngây chữa hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng với các hợp chất quý hiếm như quercetin, caffeoylquinic acid, alpha-sitosterol,… nên giúp trị nhiều bệnh trong đông y. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây, vì thế hãy cùng mình tìm hiểu dưới đây:

Bảo vệ gan

Trong cây chùm ngây chữa các chất làm giảm tổn thương gan, kích thích quá trình hồi phục của gan, vì thế mà thường được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh về gan.

Phòng các bệnh ung thư, thoái hóa xơ nang

Lá cây chùm ngây chữa đến 46 hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Những hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, trung hòa các tác động của các gốc tự do, điều trị các bệnh về ung thư.

Tốt cho cơ bắp, máu

Trong cây chùm ngây rất giàu axit amin, có đến khoảng 18 loại khác nhau như leucine, methionine, valine, lysine,… giúp bổ trợ cho máu và cơ bắp.

Trị tăng cholesterol, tăng triglycerit, giảm axit uric

Rễ cây chùm ngây có tác dụng gì? Mỗi ngày sử dụng khoảng 100g rễ cây đinh lăng tươi nấu với nước sôi thì sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả các bệnh tăng cholesterol, tăng lipid trong máu, giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngăn ngừa lão hóa da

Theo đông y, trong cây rau chùm ngây chữa cytokinin – một loại kích thích sự phân chia tế bào, chống sự lão hóa, bảo vệ da khỏi các tia cực tím, nếp nhăn.

Điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Cây chùm ngây chữa bệnh gì? Ngoài những công dụng kể trên thì sử dụng chùm ngây cùng với lá trinh nữ hoàng cung nấu và sử dụng 3 lần/ ngày có thể giúp điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến.

Phòng ngừa loãng xương

Tác dụng của cây chùm ngây với trẻ em là giúp phòng ngừa loãng xương, với hàm lượng canxi và magie phong phú giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất phòng ngừa các bệnh về xương khớp cho cả người già lẫn trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng nấu canh, uống nước hay pha trà đều được.

Ngừa thai

Chùm ngây có chứa hoạt chất quý là alpha-sitosterol, bên cạnh việc điều trị nhiều căn bệnh thì hoạt chất này còn có cấu trúc giống với estrogen có tác dụng ngăn ngừa quá trình thụ tinh, giúp ngừa thai hiệu quả.

Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể

Bạn có thể sử dụng cây chùm ngây như một loại rau, hoặc một loại thuốc thế tăng khả năng sức khỏe. Trong chùm ngây có chứa rất nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, hoạt chất tốt cho cơ thể giúp chống miễn dịch từ các kháng thể gây hại hay tăng tổng số bạch cầu.

Điều hòa huyết áp

Với những ai bị bệnh huyết áp cao, thì cũng có thể sử dụng rễ cây chùm ngây ngâm rượu, thân, củ sắc thành nước uống giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, giảm lượng mỡ trong gan và điều hòa huyết áp ở mức tối ưu.

Cải thiện mắt

Vitamin C và chất chống oxi hóa có trong chùm ngây là phương thuốc hiệu quả giúp bảo vệ và chăm sóc mắt của bạn, ức chế sự dày lên của màng mao mạch, ngăn ngừa các bệnh về viêm võng mạc mắt.

Cây chùm ngây còn có công dụng trị bệnh rối loạn dạ dày nhờ vào tính kháng acid, kháng histamin nên có khả năng điều trị các bệnh như: táo bón, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng một cách hiệu quả.

Như vậy, bạn có thể thấy được lợi ích của cây chùm ngây đối với đông y cũng như y học hiện đại là vô cùng quan trọng rồi đúng không nào? Chính nhờ giá trị dinh dưỡng của chùm ngây này rất cao nên ngày nay vẫn được rất nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng.

Cách dùng cây chùm ngây hiệu quả tốt nhất

Dùng hạt rễ cây ngâm rượu

Bạn có thể sử dụng hạt cây chín hoặc rễ cây chùm ngây để ngâm rượu, giúp điều trị các bệnh về gan, xương khớp một cách hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Chọn hạt quả chùm ngây chín, không bị hỏng hoặc rễ cây. Sau đó rửa sạch để cho ráo.
  • Bước 2: Xếp vào bình thủy tinh đã chuẩn bị.
  • Bước 3: Cho rượu trắng vào bình theo tỉ lệ 1:8 để ngâm.
  • Bước 4: Đậy nắp kín lại và ủ trong vòng từ 3 -4 tháng là có thể sử dụng được.

Ngoài việc sử dụng như một phương thuốc đông y thì bạn cũng có thể sử dụng cây chùm ngây trong việc nấu ăn hằng ngày để giúp nâng cao sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Bạn có thể tham khảo cách nấu dưới đây:

Chuẩn bị: 20g lá chùm ngây, 10g thịt bò. Cách chế nấu canh rau chùm ngây:

  • Bước 1: Lá chùm ngây sau khi mua về thì thái nhỏ, rửa sạch. Thịt bò thì xay nhuyễn ướp cùng với một ít gia vị.
  • Bước 2: Cho khoảng 150ml nước vào nấu cho đến khi sôi. Trong lúc đó thì xào thịt bò cùng với lá chùm ngây cho chín.
  • Bước 3: Khi nước sôi thì cho hỗn hợp thịt bò và lá chùm ngây vào, nêm thêm ít gia vị và tắt bếp là có thể sử dụng

Bột chùm ngây đắp mặt

Cách sử dụng thân cây chùm ngây: thân cây có chứa các hoạt chất làm chống lão hóa da, hạn chế nếp nhăn vì thế mà bạn có thể sử dụng bột chùm ngây xay nhuyễn để đắp mặt. Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Trộn khoảng 1 muỗng canh bột chùm ngây cùng với 1/2 hộp sữa chua và 1 muỗng mật ong lại với nhau để có được một hỗn hợp sệt.
  • Bước 2: Rửa mặt thật sạch và đắp hỗn hợp mặt nạ lên.
  • Bước 3: Thư giãn trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Sử dụng liên tục như vậy, một tuần khoảng 1 – 2 lần sẽ đem lại hiệu quả cho làn da của bạn đấy.

Dùng để sắc thuốc uống hằng ngày

Nếu dùng để sắc thuốc uống hằng ngày thì bạn có thể sử dụng bất cứ  bộ phận nào của cây: lá, thân, rễ hay quả. Với cách dùng này thì bạn có thể lưu ý sử dụng thêm nhiều các loại dược liệu khác đi kèm như: cam thảo, hà thủ ô, trinh nữ,… để đem lại hiệu quả cao nhất. Hoặc nếu như không có thì cũng không sao, bạn vẫn có thể tham khảo cách sau đây:

  • Bước 1: Sử dụng khoảng 200g cây chùm ngây, rửa sạch.
  • Bước 2: Cho thêm khoảng 500ml nước, đun sôi cho đến khi hỗn hợp sệt lại còn khoảng 250ml nước cốt.
  • Bước 3: Sử dụng 3 lần/ ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng chùm ngây

Bên cạnh những công dụng của cây chùm ngây đem lại thì giống với phần lớn các loại dược liệu khác như: cây đinh lăng, cây xạ đen thì khi sử dụng cây chùm ngây bạn cũng nên hiểu rõ và lưu ý những điều sau đây:

+ Không sử dụng cho phụ nữ có thai:

Trong cây chùm ngây có chứa chất alpha-sitosterol [có cấu trúc gần giống với estrogen] gây co cơ trơn, dễ gây sảy thai nên phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng cây rau chùm ngây này. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh xong thì có thể sử dụng và còn rất tốt cho cơ thể.

+ Không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều:

Với bất kỳ loại dược liệu nào cũng vậy, việc quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều mà không theo liều lượng sẽ dễ khiến gây nên các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Và với lá chùm ngây cũng vậy, bạn nên sử dụng ở một mức độ vừa đủ mà thôi.

+ Không nên nấu quá kỹ:

Khi chế biến hay nấu cây chùm ngây thì bạn cũng không nên nấu chín kỹ, vì như vậy sẽ làm mất dần đi các chất dinh dưỡng có bên trong của cây.

+ Thu hái và chế biến trong 12 tiếng:

Đối với cây chùm ngây, bạn chỉ nên sấy lạnh và chế biến trước 12 giờ khi thu hái để cây vẫn còn giữ được độ tươi, đầy đủ dưỡng chất. Hạn chế để quá lâu mất đi độ tươi của cây rau.

Khi tìm hiểu tác dụng của hạt và thân thì bạn đã phần nào biết được độ “hot” của loại cây này đúng không? Quả thực, giá chùm ngây khá là đắt, giao động từ 150.000 – 500.000/kg tùy từng loại, vì thế mà thay vì mua cây thì bạn có thể học các kỹ thuật trồng cây chùm ngây đơn giản dưới đây:

Cách trồng bằng gieo ươm hạt

Cây chùm ngây là loại cây thường phù hợp, phát triển chủ yếu ở các tỉnh miền trung, vì thế mà thời điểm gieo hạt giống cây chùm ngây sẽ từ tháng 5 đến tháng 8 và có thể thu hoạch vào khoảng tháng 3 và tháng 10. Dưới đây là cách gieo ươm bằng hạt mà bạn có thể tham khảo:

+ Chuẩn bị: Trước khi bắt đầu gieo trồng cây chùm ngây thì bạn cần chuẩn bị:

  • Mua hạt giống cây chùm ngây: nên chọn những hạt đều, hạn chế bị hư hỏng.
  • Bầu với kích thước 12 x 20cm
  • Đất được trộn với hỗn hợp phân chuồng, phân hóa học đảm bảo độ ẩm và tơi xốp.
  • Luống bầu nên đặt có khoảng cách nhất định, vừa đủ để cây có thể phát triển.

+ Xử lý hạt: 

Hạt giống sau khi mua về thì bạn cần phải ngâm với nước ấm khoảng 60 độ trong vòng 1 ngày sau đó mới tiến hành gieo hạt.

+ Gieo hạt:

Khi gieo hạt thì bạn nên đặt hạt sâu khoảng 25mm, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng lên phía trên. Lưu ý sau khi gieo hạt thì bạn nên tưới nước vừa phải không để nước khô quá hoặc ướt quá, đợi khoảng 1 tuần khi cây đã nảy mầm thì nên giữ bầu luôn được ẩm để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Cây chùm ngây là loại cây dễ trồng và chăm sóc, vì thế kỹ thuật ươm trồng cây chùm ngây cũng không quá phức tạp. Đối với trồng bằng cành thì bạn cần biết cách chiết cách dưới đây:

+ Chọn cành giâm:

Khi chọn cành cây chùm ngây để gieo trồng thì bạn nên chọn những cành bánh tẻ hoặc cành chính mà không nên chọn phần ngọn. Nên chọn những cành ít bị sâu bệnh, khỏe mạnh và có kích thước vừa đủ.

Sau khi chọn được cành giâm thì bạn nên ngâm cành trong nước để tránh cành bị mất nước hay héo.

+ Cắt cành giâm:

Nên chọn các đoạn thân có đường kính thân từ 2 – 5cm, chiều dài khoảng 10 – 15cm và có từ 2 -3 cặp lá nhánh. Không nên chọn những cành có nhiều phiến lá quá hoặc ít phiến lá quá. Khi cắt nên lưu ý cắt xéo cành để dễ dàng cho việc giâm.

+ Ngâm cành giâm:

Để cây không bị sâu bệnh và có thể sinh trưởng tốt nhất thì sau khi cắt cành giâm bạn nên ngâm cành trong thuốc trị nấm khoảng từ 20 – 30 phút.

+ Cắm cành giâm:

Chuẩn bị tro trấu [25%], cát [75%] sau đó trộn đều hỗn hợp vào trên líp. Trong khoảng tuần đầu thì nên đảm bảo độ ẩm khoảng 80%, và sau khoảng 45 ngày khi cành đã phát triển thì bạn có thể trồng cây ra chậu.

Để có thể trồng được những câu chùm ngây phát triển tốt thì lựa chọn nguồn bán giống cũng vô cùng quan trọng. Vì là loại cây chỉ sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở các tỉnh miền trung như: Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận,… nên bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở nuôi trồng cây chùm ngây lớn ở đây để lựa chọn. Như vậy, bạn vừa có thể lựa chọn được những loại giống chất lượng cao mà giá thành lại rẻ nữa.

Ngoài ra, nếu bạn đang muốn mua chùm ngây có thể sử dụng luôn thì có thể đến với các nhà thuốc đông y ở địa phương để mua được sản phẩm chất lượng.

Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn tất tần tật về cây chùm ngây: công dụng , đặc điểm hay kỹ thuật ươm trồng cây. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại dược liệu quý này.

Xem thêm >> 15 bài thuốc từ cây đinh lăng trị bách bệnh mà bạn nên biết

Video liên quan

Chủ Đề