Chương trình giáo dục phổ thông 2023 môn toán năm 2024

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [gọi tắt là Chương trình 2018, hay CTGDPT 2018] là chương trình định hướng giáo dục và đào tạo cho mọi cấp học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời với mục đích thay thế và kế thừa chương trình giáo dục hiện hành 2006 đang được áp dụng cho mọi cấp học phổ thông ở Việt Nam. Đây là một chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng mở, lấy người học làm trung tâm, chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép địa phương chủ động trong việc triển khai kế hoạch giáo dục theo định hướng giáo dục trên địa bàn mình, cũng như tạo điều kiện những nhà biên soạn sách và người dạy phát huy được tính chủ động của họ.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Theo đó, năm học 2023 – 2024, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được áp dụng cho các lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

Tổng quát chung về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán

Xem toàn văn: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán tại đây.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán bao gồm 8 phần:

[1] Đặc điểm môn học

[2] Quan điểm xây dựng chương trình

[3] Mục tiêu chương trình

[4] Yêu cầu đặt ra

[5] Nội dung giáo dục

[6] Phương pháp giáo dục

[7] Đánh giá giáo dục

[8] Giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình

Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán phải kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.

Trong đó chú trọng một số quan điểm chính sau đây:

- Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại

- Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục

- Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá

- Bảo đảm tính mở

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán sẽ giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.

- Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Sáng ngày 3/11/2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương tổ chức Chuyên đề hoạt động dạy môn toán cấp Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dự buổi chuyên đề có Nhà giáo Hoàng Mai Lê - Tiến sĩ Toán học, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cùng các thầy cô, giáo của các trưởng tiểu học trên địa bàn huyện.

Các đại biểu tham dự chuyên đề

Tại buổi chuyên đề, các đồng chí là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các thầy cô là giáo viên cốt cán và 100% các thầy cô là giáo viên đang dạy lớp 4 năm học 2023 – 2024 của 20 trường tiểu trên toàn huyện đã được Nhà giáo Hoàng Mai Lê - Tiến sĩ Toán học, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo truyền đạt các nội dung như: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện môn toán trong các trường học; xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bồi dưỡng môn toán trong trường; Tích hợp, trải nghiệm, lượng hóa toán học với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; Xây dựng có hiệu quả bài tập phát triển phẩm chất năng lực học sinh; Cách đánh giá học sinh tiểu học qua dạy và học môn toán trong Chương trình GDPT 2018; đồng thời trao đổi những khó khăn vướng mắc trong dạy học và đánh giá học sinh thực hiện Chương trình GDPT 2018, đặc biệt những khó khăn vướng mắc của môn Toán lớp 4 trong Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, các đại biểu còn được thảo luận, trao đổi, chia sẻ các giải pháp về tổ chức hoạt động dạy học, việc tích hợp các nội dung giảng dạy, sự chủ động của giáo viên trong việc chọn lựa hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, việc đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo 3 mức độ; việc sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá và vai trò của các bên liên quan trong hoạt động đánh giá thường xuyên khi dạy học môn toán…

Các đại biểu được trao đổi tại buổi chuyên đề

Thông qua chuyên đề, giúp các cán bộ quản lý và giáo viên rút ra được những kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp về việc tổ chức hoạt động dạy học, tích hợp các nội dung giảng dạy, sự chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, chú trọng việc rèn luyện năng lực, phẩm chất gắn với những tình huống của cuộc sống./.

Chủ Đề