Chương trình lớp 10 học bao nhiêu món?

Lớp 10 có bao nhiêu môn và lớp 10 học những môn gì chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều bạn học sinh vừa chia tay lớp 9 chuẩn bị đặt chân vào cấp bậc THPT. Để giải đáp vấn đề này, thi tets online mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng làm rõ về thắc mắc chung này nhé!

Lớp 10 có bao nhiêu môn học

Lớp 10 có bao nhiêu môn

Theo như thông tin mới nhất về chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì hiện tại lớp 10 học các môn bao gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Giáo dục công dân.

Lớp 10 có bao nhiêu môn và lớp 10 học những môn gì là thắc mắc được rất nhiều em học sinh quan tâm. So với chương trình học ở cấp 2 trước đó thì khi lên cấp 3 chương trình đào tạo cũng không có quá nhiều sự thay đổi. Thế nhưng điểm khác biệt lớn nhất ở đây mà chúng ta có thể kể đến đó chính là nội dung của chương trình học khiến nhiều em học sinh hoang mang cũng như khó có thể theo kịp được ngay từ đầu năm lớp 10.

Vì thế mà ngay từ những ngày đầu tiên nhập học, các em học sinh cần phải đầu tư nhiều thời gian để có thể tìm hiểu tổng quan về chương trình đào tạo và có cái nhìn khái quát hơn về các môn học. Điều này sẽ giúp các em dễ dàng làm quen và đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Những khó khăn đối với các em học sinh lớp 10

Khó khăn lớn nhất của các em học sinh khi bước vào lớp 10 chắc chắn chính là vấn đề về tâm sinh lý. Ở độ tuổi này, các em đang bắt đầu có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý nên việc phải làm quen với một môi trường mới, chương trình đào tạo có nhiều thay đổi đã tạo nên những khó khăn nhất định.

Bên cạnh đó, môi trường học mới, thầy cô giáo mới, những người bạn mới,… tất cả những điều mới mẻ này đều thay đổi một cách đột ngột. Lúc này, các em học sinh lớp 10 cần phải cố gắng thích nghi và hòa nhập để có thể nhanh chóng làm quen được với tất cả mọi thứ.

Cuối cùng, bên cạnh vấn đề được đặt ra là lớp 10 có bao nhiêu môn học thì khó khăn mà các em đang gặp phải đó là ở chương trình đào tạo có nhiều sự thay đổi. Không còn là những bài toán chỉ cần áp dụng công thức, không còn những bài văn dễ hiểu như trước kia nữa mà thay vào đó là nhiều công thức đòi hỏi sự tư duy, logic hay những định lý cần được chứng minh,… Điều này đã trở thành một khó khăn, thử thách lớn mà các em học sinh lớp 10 cần phải vượt qua.

Khó khăn mà các em học sinh lớp 10 phải trải qua

Bí quyết học tốt các môn học lớp 10

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc lớp 10 có bao nhiêu môn, lớp 10 học những môn gì thì tiếp theo đây sẽ là gợi ý về bí quyết để có thể học tốt những môn này.

Tự học

Hơn hết không ai có thể giúp được các em ngoài bản thân của chính các em. Hãy có một thái độ nghiêm túc khi học tập, chủ động nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức mới mà bản thân còn thiếu để bổ sung kịp thời và hoàn thiện hơn nữa.

Tự rèn luyện khả năng tư duy độc lập

Điều này sẽ giúp các em học sinh không bị phụ thuộc vào người khác mà có khả năng chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, rèn tính tư duy độc lập còn giúp các em có thể ghi nhớ kiến thức sau hơn, phát hiện ra các lỗ hổng kiến thức để có thể tự lấp đầy và cải thiện nó.

Sắp xếp thời gian hợp lý cho từng môn học

Lớp 10 có bao nhiêu môn? Với số lượng môn học nhiều như vậy thì các em không nên tập trung vào 1 2 môn mà phải chủ động phân bổ thời gian học tập sao cho hợp lý. Hãy ưu tiên dành nhiều thời gian cho các môn học chính, những môn để thi đại học sau này. Tuy nhiên, không nên lơ là những môn học phụ mà cần phải dành thời gian để hoàn thiện nó sao cho kết quả học tập ở mức tốt nhất.

Chú ý nghe giảng trên lớp

Thông thường một tiết học trên lớp sẽ rất ngắn chỉ rơi vào khoảng 45 phút, vì thế trong thời gian ngắn ngủi này các em hãy cố gắng tập trung nghe các thầy cô truyền đạt kiến thức và ghi chép lại những nội dung quan trọng, cần thiết. Đặc biệt, các em cần tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài trên lớp, khi chưa hiểu bài hãy mạnh dạn hỏi thầy cô tại lớp. Điều này sẽ giúp các em có thể khắc sâu hơn lượng kiến thức cho bản thân.

Như vậy là thi tets online vừa giúp các em học sinh cũng như quý phụ huynh giải đáp thắc mắc lớp 10 có bao nhiêu môn và lớp 10 học những môn gì. Mong rằng qua bài viết trên, các em học sinh sẽ có thể hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo cũng như có kế hoạch học tập hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh đến phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động, nhân cách công dân, khả năng tự học và học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống, có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Để đạt được mục tiêu trên, không chỉ thay đổi nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, phương thức dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá mà quan trọng là HS được quyền chọn môn học theo năng lực, sở thích, xu hướng nghề nghiệp của mình.

Năm học 2022 - 2023 triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT bắt đầu với lớp 10

ĐÀO NGỌC THẠCH

Qua trao đổi, một số hiệu trưởng trường THPT ở TP.HCM, Tây nguyên và miền Trung cho rằng có 3 vấn đề cần giải quyết, đó là: Làm sao HS nhận biết được năng lực, khả năng của mình để chọn tổ hợp môn học phù hợp; đội ngũ giáo viên [GV] và cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường đáp ứng yêu cầu HS; công tác quản lý dạy và học phải cần khoa học, linh hoạt, vừa đáp ứng yêu cầu của HS vừa đảm bảo việc làm của tất cả GV.

Năm vấn đề băn khoăn, lo lắng

Theo các chuyên gia giáo dục, sẽ có 108 tổ hợp môn học để HS lựa chọn. Điều này gây ra nhiều lo lắng, băn khoăn cho HS, phụ huynh, GV và nhà trường.

Trước hết, làm thế nào để HS biết được năng lực, sở thích, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của mình để chọn tổ hợp môn học phù hợp nhất. Nếu chọn không đúng, HS sẽ học không hiệu quả, dẫn đến chán và lên lớp 11 phải chọn lại, lúc đó sẽ khó khăn cho các em, vì phải học và kiểm tra môn mới trong hè.

Kế đến, có thể xảy ra tình trạng có môn học được HS lựa chọn quá nhiều dẫn đến không đủ GV để giảng dạy, ngược lại có môn HS ít lựa chọn nguy cơ thừa GV. Tình trạng thiếu và thừa GV cục bộ xảy ra không giống nhau trong từng năm học, gây nên sự xáo trộn trong dạy và học.

Thứ ba, có HS lựa chọn các môn học [âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ 2] mà trường chưa có GV, sẽ giải quyết như thế nào.

Thứ tư, việc bố trí, phân công giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu sẽ khó khăn, HS học theo biên chế lớp cố định hay theo môn học. Bên cạnh đó, còn có hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương.

Thứ năm, việc kiểm tra, đánh giá HS và thi tốt nghiệp THPT như thế nào. Giáo dục nước ta vẫn mang nặng tư duy “thi gì, học nấy”. Chẳng hạn, chương trình hiện hành có 3 ban, nhưng đề thi theo ban cơ bản, nên 100% HS cả nước học ban cơ bản. Liệu đề thi và hình thức thi có phù hợp với đánh giá phẩm chất, năng lực, hướng đến các tư duy bậc cao như phân tích, đánh giá, sáng tạo như mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới hay chỉ dừng lại ở các tư duy bậc thấp [nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao] như đề thi tốt nghiệp THPT hiện nay?

Cần đánh giá đúng năng lực HS, hướng nghiệp sớm

Đổi mới việc dạy và học ở cấp THPT càng cho thấy vai trò tất cả môn học ở cấp THCS rất quan trọng đối với HS, có thể kiến thức, kỹ năng môn học nào đó trở thành hành trang vào đời, vì lên THPT các em có thể không học môn đó. Việc đánh giá đúng năng lực và phát hiện năng khiếu, sở thích, xu hướng nghề nghiệp của từng HS thông qua kết quả học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS là rất quan trọng với sự phát triển lâu dài của HS.

Hai năm lớp 8 và 9 nên là 2 năm dự hướng, nhà trường, GV và phụ huynh tạo điều kiện cho HS bộc lộ năng lực, năng khiếu và sở thích của từng cá nhân. Nhà trường có thể thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp để HS nhận biết khả năng, thế mạnh của mình và nghề nghiệp phù hợp. GV chủ nhiệm, GV hướng nghiệp tư vấn cho HS chọn môn học khi lên học THPT.

Trường THPT có vai trò quan trọng

Để việc tự chọn môn học phù hợp với HS, vai trò của trường THPT rất quan trọng, mang tính quyết định. Các trường cần thống kê tỷ lệ đăng ký thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH nhiều năm trước để nắm được xu hướng nghề nghiệp của HS học tại trường. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng 4 - 6 tổ hợp môn học và sẽ mở rộng dần khi có đủ GV. Trước hết là tổ hợp môn phù hợp với bộ phận HS sẽ đi học nghề hoặc ra cuộc sống. Chẳng hạn, 5 môn như [vật lý, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, công nghệ, tin học]. Kế đến các tổ hợp môn phù hợp với khối A, khối B, khối C, khối D và tổ hợp có môn nghệ thuật [nếu trường có GV]. Riêng môn tin học nên là lựa chọn của nhiều HS, vì vai trò của nó rất quan trọng trong thời đại công nghiệp 4.0.

Trường thông báo đầy đủ các tổ hợp cho HS biết khi dự tuyển vào trường. HS đăng ký tổ hợp môn học [từ 1 - 3 nguyện vọng]. Căn cứ nguyện vọng, năng lực học tập của HS, nhà trường xếp HS vào các lớp theo cùng nguyện vọng. Nếu có tổ hợp môn nào đó quá nhiều HS lựa chọn, nhà trường sẽ tư vấn với một số HS [có kết quả học tập lớp 9 thấp] chuyển qua tổ hợp theo nguyện vọng 2. Nhà trường cần bổ sung đội ngũ, nhất là GV 2 môn âm nhạc và mỹ thuật, bởi vì 2 môn học này kích thích sự sáng tạo và sẽ có nhiều HS lựa chọn và cả GV ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Sau một năm học, nếu phát hiện ra việc chọn môn của mình không phù hợp, đến lớp 11, HS được chọn lại môn mới, nhà trường phối hợp với gia đình bổ túc kiến thức, kiểm tra, đánh giá môn mới chọn trong hè.

Chương trình mới cấp THPT

7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.

5 môn tự chọn từ 3 nhóm môn, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học, bao gồm: nhóm môn khoa học xã hội [lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật]; nhóm môn khoa học tự nhiên [vật lý, hóa học, sinh học]; nhóm môn công nghệ và nghệ thuật [công nghệ, tin học, nghệ thuật [âm nhạc, mỹ thuật]].

Chuyên đề học tập: HS được chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Ngoài ra, HS học môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số hoặc ngoại ngữ 2.

Tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT nên thực hiện thế nào ?

Việc thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, ngoài 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ, HS có thể chọn thêm một trong các môn: Khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý hoặc tổ hợp các môn tin học, công nghệ, nghệ thuật. Các môn bắt buộc thi tự luận, môn tự chọn thi trắc nghiệm khách quan. Việc tuyển sinh vào trường chuyên, ngoài văn, toán, HS dự thi thêm môn chuyên.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần phải thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ, HS có quyền lựa chọn thêm 3 môn trong các môn [vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, công nghệ, tin học, nghệ thuật]. Giai đoạn 2022 - 2024, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp để trường THPT và HS chủ động. Tuyển sinh ĐH, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp giao cho các trường tự chủ hoàn toàn.

Chương trình mới lớp 10 học bao nhiêu món?

Như vậy theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì khi học lớp 10 các em sẽ có số môn học là 13 môn học.

Chương trình mới lớp 10 học những gì?

Chương trình lớp 10 sẽ có 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp & Nội dung giáo dục của địa phương.

Thi tuyển sinh lớp 10 môn gì?

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT Thí sinh thi bắt buộc 3 bài thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và bài thi môn chuyên.

Học sinh lớp 10 năm nay bao nhiêu tuổi?

Đáp án: Học lớp 10 là 16 tuổi.

Chủ Đề