Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Là một khu di tích quốc gia đặc biệt, Gò Tháp minh chứng cho một nền văn hóa cổ xưa hiện hữu trên mảnh đất Tháp Mười này. Với sự hội tụ của ba loại hình: di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng, Gò Tháp lưu giữ những giá trị lịch sử độc đáo không chỉ của dân tộc mà còn của cả nhân loại.

Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về phía bắc, cách Tp. Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy). Khu di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ 19 với tên gọi là Chùa năm gian (theo tiếng Pháp là Prasat Pream Loven) do các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện. Nơi đây xuất hiện nhiều dấu tích, di vật, hiện vật cổ gắn với nền văn hóa Óc Eo. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại địa điểm này có nhiều di tích kiến trúc xuất hiện ở các gò cao như Gò Minh Sư, Gò Tháp Mười… Hầu hết các di tích kiến trúc được tìm thấy sâu trong lòng đất, được xây dựng công phu có tường thành bao bọc xung quanh.

Di tích Gò Tháp Mười

Các di tích cư trú được phân bố rộng khắp vùng đất trũng, được phát hiện ở tầng văn hóa tiếp giáp với đáy biển cổ xưa. Di tích cư trú được tìm thấy với các di vật như bếp lửa, những mảnh nồi, bình có vòi, thanh củi, cọc nhà sàn, tượng Phật bằng gỗ và các đồ vật thờ phụng và sinh hoạt như xúc xắc bằng gốm, chì lưới, bàn nghiền… Riêng di vật, hiện vật được tìm thấy ở đây chủ yếu là các tượng thần Visnu, Siva bằng đá sa thạch, cột đá có chốt, các phiến đá có chạm khắc hoa văn và minh văn.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Ngoài giá trị về khảo cổ học, khu di tích Gò Tháp còn chứa đựng giá trị lịch sử cách mạng. Được biết, nơi đây đã từng là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong thời kỳ đầu chống Pháp. Trong khoảng thời gian từ năm 1946 - 1948, Gò Tháp còn là căn cứ địa của xứ Ủy Nam Bộ, Ủy ban Hành Chính kháng chiến Nam Bộ, Khu Ủy Khu 8 và nhiều cơ quan đầu não khác. Trong kháng chiến chống Mỹ, khu di tích này là nơi đánh dấu thắng lợi của tiểu đoàn 502 (quân và dân Đồng Tháp) đánh sập Viễn Vọng Đài của quân địch. Ngoài ra, khu di tích Gò Tháp còn là một địa điểm chứa đựng các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời. Nơi đây có chùa Tháp Linh, Miếu Bà Chúa Xứ, đền thờ hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Tham dự các lễ hội đặc sắc

Du lịch Đồng Tháp Mười khám phá khu di tích Gò Tháp, du khách còn cơ hội tham gia nhiều lễ hội đặc sắc ở đây. Hàng năm, Gò Tháp thường có hai kỳ lễ hội truyền thống dân gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ mọi miền hành hương về đây. Phải kể đến đầu tiên là lễ hội Gò Tháp vía Bà Chúa Xứ. Lễ hội này thường được tổ chức trong ba ngày 14, 15 và 16 tháng 3 âm lịch. Tham gia lễ hội này, du khách được tham dự các phần lễ như lễ cúng chính, lễ cầu an, lễ cúng thần nông, lễ thỉnh sanh… Ngoài ra, du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, giao lưu ca hát, đờn ca tài tử và đặc biệt có rất nhiều gian hàng bán các loại sản phẩm và trái cây vùng sông nước Đồng Tháp Mười.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Lễ hội thứ hai được tổ chức hàng năm ở khu di tích Gò Tháp là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Lễ hội này thường được diễn ra từ ngày 13, 14 và 15 tháng 11 âm lịch. Đến với lễ hội, du khách còn được thăm viếng, tham quan chùa Tháp Linh, miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư… trong khuôn viên khu di tích Gò Tháp.

Khu di tích Gò Tháp – Điểm danh lam thắng cảnh của vùng sông nước miền Tây

Nhắc đến các điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đồng Tháp là nhắc đến vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng… Và một điểm không thể bỏ qua nữa là khu di tích Gò Tháp. Ngoài giá trị khảo cổ, khu di tích Gò Tháp còn là một điểm danh lam thắng cảnh của vùng sinh thái ngập nước. Nơi đây còn lưu giữ nét hoang sơ của thiên nhiên với những thảm thực vật phong phú đặc trưng của vùng sông nước miền Tây như tràm, sen, sậy, năng, lúa trời… Ngoài các thảm thực vật, môi trường sinh thái trong khu di tích Gò Tháp còn là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật như trăn, rắn, các loài chim, cá… Đến với khu di tích Gò Tháp, du khách còn được tận hưởng bầu không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Hiện nay, khu di tích Gò Tháp đang được chính quyền tỉnh Đồng Tháp quy hoạch tổng thể với diện tích khoảng 300 ha, được chia thành 4 khu chức năng chính. Trong đó khu di tích bảo tồn, bảo tàng là 53 ha; khu rừng sinh thái là 166 ha, khu dịch vụ là 54 ha, khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười là 27 ha. Đặc biệt, chính giữa Gò Tháp sẽ xây dựng Tháp Sen cao 110 m, phỏng theo ý nghĩa câu nói quen thuộc của người dân vùng Đồng Tháp Mười “Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Khu di tích Gò Tháp thực sự là điểm đến lý tưởng cho du khách trong những chuyến du lịch miền Tây ngắn ngày. Du khách hãy tạm gác những bộn bề, lo toan của công việc, tạm lánh xa những ồn ào náo nhiệt của phố thị và cùng Viet Fun Travel thực hiện chuyến du lịch về Đồng Tháp để khám phá những điều thú vị, độc đáo chỉ có trong khu di tích Gò Tháp.

Phúc Nguyễn (BongTrip.vn tổng hợp)

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm

Bà Chúa Xứ

Từ ngày 16-18/4 (tức ngày 14-16/3 âm lịch), ban quản lý khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ hội Gò Tháp vía Bà Chúa Xứ tại khu di tích cấp quốc gia Gò Tháp, thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Bà Chúa Xứ được nhân dân tôn thờ là người có công khai phá vùng đất này.

Lễ hội Gò Tháp là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội cao, diễn ra từ chiều 14 đến rạng sáng ngày 16 âm lịch với hai phần là phần lễ và phần hội.

Phần lễ bao gồm lễ cúng chính, lễ cầu an, lễ cúng thần nông, lễ thỉnh sanh nhằm ca ngợi công đức các bậc tiền nhân có công khai mở đất nước, các anh hùng dân tộc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Phần hội có các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, giao lưu ca hát, đờn ca tài tử và đặc biệt có hơn 1.000 gian hàng mua bán các loại sản phẩm bách hóa và các loại đặc sản cây trái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.

Trên bộ, dưới sông, xuồng, ghe, xe cộ tấp nập, từng đoàn người nối tiếp nhau đổ về khu vực trung tâm lễ hội với muôn màu, muôn sắc và với cùng một tâm thế hướng thiện cộng cảm.

Lễ hội Gò Tháp là hoạt động văn hóa dân gian mang đặc thù riêng của vùng sông nước Đồng Tháp Mười, ngoài yếu tố thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo ,còn có tác dụng động viên, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.

Khu di tích Gò Tháp là “cái rốn” của vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có hai di tích thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng dân hóa dân gian.

Hiện nay, Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp quy hoạch tổng thể với diện tích 300ha để làm khu di tích bảo tồn, bảo tàng; khu rừng sinh thái; khu dịch vụ; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười. Tỉnh đang quy hoạch xây dựng giữa Gò Tháp là Tháp Sen cao 110m và công trình Khu di tích xứ ủy Nam Bộ./.

Nguyễn Văn Trí


Lễ Hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Cứ mỗi độ lễ hội, dường như nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười cũng khác đi, cũng hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơi lũ lượt kéo về với đủ mọi phương tiện: tàu, ghe, xe lam, xe khách v.v.

Nguồn gốc lễ hội Gò Tháp

Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa phận xã xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười khoảng 11km về phía Bắc. Khu di tích Gò Tháp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc điển hình là 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười; Tháp Cổ Tự; Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều; gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ. Năm 2012, Khu di tích Gò Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng vào danh sách Di tích quốc gia đặc biệt.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm
Nguồn gốc lễ hội Gò Tháp

Mỗi năm, lễ hội Gò Tháp được tổ chức hai lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Trong đó từ ngày 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội nhằm tưởng niệm Bà Chúa Xứ – người có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng đất Gò Tháp. Còn lễ hội diễn ra vào ngày 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ hội nhằm tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).

Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Là lễ hội truyền thống lớn nhất Đồng Tháp vì thế lễ hội Gò Tháp được tổ chức vô cùng long trọng thu hút hàng trăm ngàn người tham gia mỗi năm. Lễ hội bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi lễ thiêng liêng như lễ cúng Bà Chúa Xứ, Lễ cúng hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương và Đốc Binh Kiều, lễ cúng Thần Nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh…

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm
Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Mỗi nghi lễ sẽ có những nghi thức đặc trưng riêng biệt nhưng đều có nét chung nhất là thầy bô lão chánh bái sẽ thay mặt nhân dân đọc văn tế, văn tế sẽ vừa được đọc vừa được diễn kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa như : dàn nhạc lễ réo rắt, dâng trà, rượu, hương v.v.. Nghi lễ này nhằm ca ngợi công được của những bậc tiền nhân, những vị anh hùng đã có công với nhân dân, đồng thời cầu khẩn đất trời ban cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những nghi lễ này thường được tổ chức rất sớm, tuy nhiên hàng ngàn con hương phật tử vẫn đến từ sáng sớm để thành kính thắp hương cúng viếng. Những nghi lễ này chính là nét văn hóa đặc trưng của văn hóa miền Tây Nam Bộ, tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng như văn hóa tín ngưỡng thiêng liêng của người dân Đồng Tháp.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm
Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Bên cạnh không khí thiêng liêng của phần lễ, phần hội lại diễn ra hết sức rộn rã. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, khắp nơi tại khu di tích Gò Tháp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc từ múa hát, trò chơi dân gian, hát bội, đấu võ khiến du khách tham dự lễ hội được đắm chìm trong một không gian văn hóa đậm chất miền Tây, hoà vào không khí rộn rã của lễ hội, quên đi những lo toan của cuộc sống hằng.

Có bao nhiêu lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt gò tháp hàng năm
Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Hàng trăm các tiết mục văn nghệ, văn hóa diễn ra tại lễ hội Gò Tháp điển như trích đoạn cải lương, ca múa nhạc; biểu diễn tuyên truyền về di sản văn hóa và đặc biệt là chương trình tổ chức trình diễn, giao lưu trong quần chúng nhân dân về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Đờn ca tài tử – niềm tự hào của người dân Nam Bộ. Những giai điệu đờn ca tài tử nhẹ nhàng, uyển chuyển đi vào lòng người qua tiếng hát của người nghệ sĩ cùng sự kết hợp tinh tế của những nhạc cụ Việt Nam như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam chính là hình ảnh ấn tượng đối với bất cứ ai đến với lễ hội. Ngoài ra lễ hội còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác như tuyên truyền đoạn video quảng bá hình ảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp; chiếu phim tư liệu về Đồng Tháp; triển lãm hình ảnh di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các bộ sưu tập cổ tỉnh Đồng Tháp….

Ngoài ra, lễ hội Gò Tháp cũng tổ chức các hoạt động thể thao thú vị như thi đấu Cờ tướng; hội thi biểu diễn các bài thể dục dưỡng sinh; Hội thi thể thao: đẩy gậy, nhảy bao bố, kéo co… và các trò chơi dân gian; tổ chức các gian hàng trưng bày triển lãm sản phẩm du lịch, các sản phẩm đặc sản ẩm thực; triển lãm, quảng bá hình ảnh tour, tuyến du lịch của Đồng Tháp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Lễ Hội Gò Tháp do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Lễ Hội Gò Tháp và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!