Có bao nhiêu người được phong phục ba tướng quân

Mùa hè năm 41, vua Quang Vũ sai tướng Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, chỉ huy đại binh sang đánh Giao Chỉ. Nghe tin, Hai Bà Trưng triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Bà hội ngộ với Trưng Vương, tham gia những trận đánh ở vùng hồ Lãng Bạc [Bắc Ninh ngày nay], trận đánh phá vây ở Cấm Khê [vùng thung lũng Suối Vàng, chân núi Vua Bà, Ba Vì, Hà Nội].

Nhưng do lực lượng chênh lệch, Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở sông Hát Môn, bà Lê Chân cũng hy sinh ngày 25/12/43 [âm lịch]. Về cái chết của bà, nhiều tài liệu ghi khác nhau: Bà gieo mình xuống sông Hát; bà hy sinh ở chiến trường Lạt Sơn [Kinh Môn, Hải Dương hiện nay].

Câu 4: Bà Lê Chân được thờ chính tại đền nào ở Hải Phòng?

  1. Đền Bà Đế
  1. Đền Mõ
  1. Đền Nghè

Thanh Hằng [Tổng hợp]

Chúng tôi xin trích giới thiệu tham luận của GS Hoàng Tranh, Viện KHXH Quảng Tây, đã trình bày tại hội thảo.

Mã Viện nam chinh chính là sự kiện nổ ra năm 41 khi vương triều Đông Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm quân tiến vào khu vực Giao Chỉ để bình định cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền Đông Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Khu vực Giao Chỉ thời nhà Hán mà chúng ta thường nói chính là ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trong chín quận Lĩnh Nam với diện tích tương đương với khu vực Bắc bộ và miền trung Trung bộ Việt Nam ngày nay. Thời đó, vùng đất là này là một huyện quận đặt dưới sự thống trị của vương triều phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, do xa cách về mặt địa lý cho nên sự thống trị của nhà Hán tương đối lỏng lẻo, chỉ cử viên Thái thủ đến cai quản tại các quận, bên dưới do các thủ lĩnh bộ lạc gọi là “Lạc tướng” trông coi. Một trong hai Hai Bà Trưng là Trưng Trắc, là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ, có chồng là Thi Tố [1] con trai Lạc tướng huyện Chu Diên quận Giao Chỉ. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40, nguyên nhân của nó là do Thái thủ Giao Chỉ là Tô Định, một người tham lam tàn bạo đã giết hại Thi Tố, Hai Bà Trưng dấy binh báo thù, tấn công Tô Định. Vì Tô Định là một tham quan nên có nhiều Lạc tướng và quần chúng vùng Giao Chỉ đã ủng hộ Hai Bà Trưng, nghĩa quân đánh chiếm được nhiều vùng.

Năm 41, vương triều Đông Hán sai Mã Viện dẫn quân tiến vào Giao Chỉ, trong thời gian gần ba năm đã bình định xong Hai Bà Trưng. Trong thời gian đó, Mã Viện đã thi hành một loạt chính sách trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế để củng cố sự thống trị của vương triều trung ương,phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá Mã Viện nam chinh, đánh giá nhân vật lịch sử Mã Viện, chủ yếu không phải là đánh giá chiến công quân sự mà ông đã thể hiện trong việc bình định Hai Bà Trưng. Bởi vì, một bên là lực lượng quân sự to lớn đại biểu cho nhà nước phong kiến tập quyền trung ương, một bên là khối liên hợp giữa các thủ lĩnh bộ lạc với quần chúng.

Thắng lợi mà Mã Viện giành được trong cuộc đấu tranh quân sự này là điều hiển nhiên. Điều mà chúng ta cần tập trung nghiên cứu và đánh giá chính là hàng loạt những chính sách mà Mã Viện đã thi hành sau khi bình định vùng Giao Chỉ, về mặt khách quan đã thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển như thế nào.

Chính sách của Mã Viện thực thi tại Giao Chỉ [2]

Sử sách xưa ghi lại chủ yếu như sau:

“ Những quận huyện mà Mã Viện đã tới, ông đều chú ý tới việc xây dựng thành trì, đào mương tưới nước, đem lại lợi ích cho dân. Bãi bỏ hơn mười đạo luật không phù hợp với luật lệ nhà Hán, trịnh trọng nói rõ với người Việt về chế độ cũ, từ đó về sau Lạc Việt đã thi hành các quy định của tướng quân Mã Viện” [Hậu Hán thưquyển 24Mã viện truyền].

“ Mã Viện đi cai trị vùng tây nam xa xôi, đường xa nghìn dặm, đã sắp đặt chế độ cai trị huyện, đã cho xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, mang lại lợi ích cho dân” [Thuỷ kinh chúquyển 7Khiếu du hàđiều dẫnGiao châu ngoại vực ký].

“ Mã Viện cai trị huyện Tây Ư [thuộc quận Giao Chỉ] có 33.000 hộ, ông đề nghị chia huyện này thành hai huyện là Phong Khê và Vọng Hải, vua Hán chấp thuận. Mã Viện lại cho lập thành và các huyện xây thành Tỷ Giang tại Phong Khê” [Việt sử thông giám cương mụclần biên tập trước, quyển 3].

Những đoạn trích trên đây chứng tỏ rằng, chính sách mà Mã Viện thi hành tại vùng Giao Chỉ bao gồm cả những luật lệ tập quán địa phương không phù hợp với chính sách pháp luật của vương triều trung ương, thực thi pháp trị phong kiến; bãi bỏ chế độ Lạc tướng được thi hành trước đây, kiện toàn chế độ quận huyện phong kiến, từ quận đến các huyện đều do triều đình cắt cử các quan đến cai trị; xây thành đắp luỹ, hoàn thiện hạ tầng thị chính, xây dựng thành thị trung tâm đồng thời chia nhỏ các huyện quá to để tiện cho việc quản lý và thống trị. Mặt khác, ông cho tăng cường việc làm đường trong vùng Giao Chỉ, cải thiện giao thông, xây đắp hệ thống thuỷ lợi, cải thiện công tác tưới tiêu, khuyến khích canh tác, phát triển nông nghiệp… Tất cả các chính sách nói trên vừa có lợi cho sự thống trị của vương triều trung ương, vừa có lợi cho sự phát triển kinh tế địa phương. Trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vùng Giao Chỉ ở vào thời kỳ sau xã hội thị tộc, trên thực tế quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng phong kiến chưa xuất hiện. Có tình trạng đó là bởi vì từ lâu sau khi Hán Vũ đế bình Nam Quốc, nhà Hán luôn thực thi phương pháp ‘”Dĩ kỳ cố tục trị” [Sử ký Bình chuẩn thư], “Bất dụng thiên tử chi pháp độ” [Hậu Hán thư Nghiêm trợ truyền], cung với việc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị bình định, từ đấy vương triều trung ương thiết thực thi hành sự thống trị phong kiến tại vùng này.

Cùng với việc tăng cường kỹ thuật sản xuất tiên tiến, cải tiến điều kiện canh tác, mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá và con người giữa vùng Trung Nguyên và vùng Giao Chỉ đã khiến xã hội Giao Chỉ phát sinh sự cải biến to lớn, đã hình thành nên quan hệ sản xuất phong kiến. Đó là sự tiến bộ xã hội. Nhà sử học nổi tiếng Việt Nam Đào Duy Anh trong tác phẩmLịch sử cổ đại Việt Namdo ông soạn đã nhận định rất xác định rằng: “Khởi nghĩa [Hai Bà Trưng] tuy đã thất bại nhưng kết quả khách quan của cuộc khởi nghĩa đã buộc kẻ thống trị ngoại tộc phải phát triển quan hệ sản xuất phong kiến sâu sắc so với chế độ quận huyện trước đây. Từ đây, xã hội Âu Lạc bắt đầu tiến vào một giai đoạn phát triển mới thuộc phạm vi chế độ phong kiến” [Sđd, Nxb Khoa học, 1959]. Đây chính là kết quả khách quan do hành động quân sự bình định Hai Bà Trưng của tướng quân Mã Viện đưa tới. Đó là điểm thống nhất trong cách nhìn nhận của những người làm công tác nghiên cứu lịch sử của hai nước Trung - Việt, đó cũng là vấn đề chủ yếu mà hiện nay chúng ta nghiên cứu và khảo sát sự kiện lịch sử Mã Viện nam chinh. Từ vấn đề chủ yếu này chúng ta có thể nhận thấy thực chất của sự kiện. Ngược lại, nếu không xuất phát từ vấn đề chủ yếu này mà chỉ ca ngợi một cách phiến diện và thái quá đối với chiến công nhập Việt của Mã Viện, hạ thấp cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo thì sẽ có thể đưa tới những ảnh hưởng tai hại. Vì sao lại có thể nói như vậy?

Thứ nhất,Mã Viện nam chinh Giao Chỉ không phải là vấn đề quốc nội Trung Quốc, hoàn toàn không liên quan tới Việt Nam. Với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, Việt Nam có lịch sử hoàn chỉnh của mình. Trong rất nhiều năm trở lại đây, bất luận là tác phẩm lịch sử Việt Nam, tác phẩm của Trung Quốc hay của các nước khác viết về lịch sử Việt Nam, đều tìm hiểu lịch sử Việt Nam theo phạm vi địa dư Việt Nam ngày nay, đều chia lịch sử cận đại Việt Nam trước khi trở thành thuộc địa của Pháp thành ba thời kỳ, đó là thời kỳ truyền thuyết thượng cổ, thời kỳ Bắc thuộc hoặc thời kỳ quận huyện [từ sau khi nhà Tần thiết lập quận Trí Tương] và thời kỳ nhà nước phong kiến tự chủ [từ sau khi Việt Nam thiết lập nhà nước phong kiến tự chủ năm 968]. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào những năm đầu thời Đông Hán, Việt Nam dưới sự thống trị của vương triều phong kiến Trung Quốc, do vậy, việc Mã Viện bình định Hai Bà trưng đương nhiên là một sự kiện trong lịch sử cổ đại Việt Nam, là một phạm trù chiến tranh trong lịch sử hai nước Trung - Việt. Đề cao quá mức chiến công Mã Viện nam chinh đại biểu cho quyền lợi phong kiến Trung Quốc, đồng thời hạ thấp khởi nghĩa do Hai Bà trưng lãnh đạo, coi khởi nghĩa Hai Bà Trưng là vấn đề thuần tuý về quốc nội Trung Quốc, hiển nhiên là sự biểu hiện thiếu tôn trọng lịch sử Việt Nam.

Thứ hai,xét về tình chất sự kiện Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán. Như đã nói, Trưng Trắc cùng chồng là Thi Tố đều là con của các Lạc tướng vùng Giao Chỉ. Lạc tướng là thủ lĩnh bộ lạc vùng Giao Chỉ thời kỳ đó. Do Thái thú Giao Chỉ Tô Định tham lam tàn bạo, giết hại Thi Tố nên đã dẫn tới việc Hai Bà Trưng dấy binh chống lại Hán và nhận được sự hưởng ứng của Lạc tướng và dân chúng gần xa:Sử tịchđã ghi rằng: “Dân chúng Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố đều hưởng ứng” [Hậu Hán thưquyển 6,Nam man truyện]. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo nên được xem là cuộc khởi nghĩa nhân dân, đối tượng đấu tranh của họ là các tham quan ô lại Đông Hán. Trên thực tế, một số tác phẩm lịch sử trọng yếu do Trung Quốc xuất bản sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, ví dụ nhưTrung Quốc thông sử giản biêncủa Phạm Văn Lan,Thế giới thông sửdo Chu Nhất Lương chủ biên, đều coi việc Hai Bà Trưng dấy binh là khởỉ nghĩa nhân dân. Tới 1982,Cổ đại Trung Việt quân hệ sử tư liệu tuyển biên[Tuyển tập tư liệu lịch sử quan hệ Trung thời cổ đại] do Viện Lịch sử thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc biên tập, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc xuất bản, trong “dẫn ngôn” của Tiết 4 Chương 2 cũng chỉ ra rằng: “Do sự áp bức và bóc lột tàn khốc của vương triều Đông Hán và quan lại địa phương đã tạo nên sự phản kháng và khởi nghĩa liên tục của nhân dân các dân tộc vùng Giao Chỉ trong đó có qui mô lớn nhất là khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40”. Nhân dân Việt nam luôn coi Hai Bà Trưng dấy binh chống Hán là những anh hùng dân tộc. Hành động của Hai Bà Trưng là khởi nghĩa nhân dân và Hai Bà có một địa vị rất tôn kính trong lòng nhân dân Việt Nam, việc đề cao quá mức chiến công Mã Viện bình định Hai Bà Trưng cũng có khả năng làm thương tổn đến tình cảm dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Thứ ba, những lời nói và việc làm của các nhà lãnh đạo tiền bối Trung Quốc trong việc xử lý vấn đề Mã Viện và Hai Bà Trưng có liên quan tới quan hệ lịch sử Trung Việt đã tạo nên những hình mẫu chói sáng cho chúng ta. Tháng 6 - 1955, khi hội đàm với Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đề cập tới việc trong thời kỳ cổ đại, Trung Quốc đã từng xâm lược Việt Nam, đồng thời Chủ tịch cũng đã nhắc tới sự kiện Mã Viện chinh phục Giao Chỉ. Chủ tịch Hồ Chí Minh liền trả lời rằng: “Trước đây nhân dân hai nước Việt - Trung là những người bạn đều bị áp bức, hiện nay chúng ta là những người bạn chiến đấu đang làm cách mạng”. Thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận vấn đề lịch sử của các nhà lãnh đạo chủ chốt của hai nước Trung - Việt rất cần được chúng ta học tập. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11 - 1956, Thủ tướng Chu Ân Lai đã từng đến dâng hoa tại đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, biểu thị lòng kính trọng đối với hai vị anh hùng dân tộc Việt Nam, cũng thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn đối với vấn đề lịch sử, trân trọng phong phạm lãnh tụ trong tình cảm dân tộc của nhân dân Việt Nam. Trong số ra ngày 26 - 11 - 1956, báoNhân dân Việt Namđã đăng bài viết về vấn đề này với nhan đềTình hữu nghị anh em.Bài báo viết: “Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Thủ tướng Chu Ân Lai đã dành thời gian tới dâng hoa tại đền thờ Hai Bà Trưng để biểu thị lòng kính trọng đối với anh hùng dân tộc Việt Nam. Sự kiện rất cảm động này đã làm tăng thêm mối quan hệ hữu nghị anh em mật thiết không gì phá vỡ nổi giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc”. Bài báo viết tiếp: “Đảng cộng sản Trung Quốc đặc biệt phản đối chủ nghĩa đại dân tộc. Trung Quốc ngày nay hoàn toàn không giống với Trung Quốc xưa kia, chủ nghĩa đại dân tộc đang bị loại bỏ và thay vào đó là tình hữu nghị anh em”. Trong chuyến thăm nói trên, Thủ tướng Chu Ân Lai còn đích thân đề từ: “Việt Trung lưỡng quốc nhân dân thế thế đại đại hữu hảo hạ khứ” [Nhân dân hai nước Việt – Trung đời đời hữu nghị]. Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai là những tấm gương cho chúng ta trong việc thực sự cầu thị xem xét vấn đề vương triều phong kiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam trong lịch sử đồng thời thể hiện sự trân trọng tình cảm dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Những vấn đề nghiên cứu đặt ra

Với những dữ liệu nói trên, tôi thấy rằng, ngày nay, chúng ta phải có một thái độ bình tĩnh và khách quan trong việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử nhạy cảm như Hai Bà trưng dấy binh chống Hán và Mã Viện nam chinh. Nghiên cứu sử học không có vùng cấm. Vấn đề Mã Viện nam chinh không phải là vấn đề không thể nghiên cứu. Chúng ta nghiên cứu làm rõ một số vấn đề liên quan trong đó là việc làm rất có ý nghĩa. Ví dụ như nghiên cứu ảnh hưởng đối với sự phát triển xã hội địa phương do hàng loạt chính sách mà Mã Viện đã áp dụng có thể giúp chúng ta nhận thức và tìm hiểu sự ảnh hưởng và tiếp nhận lẫn nhau giữa văn hoá Trung Quốc và văn hoá Việt Nam trong lịch sử. Ví dụ nghiên cứu “Mã lưu nhân” mà Mã Viện thực thi. Những người đã theo Mã Viện nam chinh rồi lưu lại vùng Giao Chỉ là những người di dân Trung Nguyên, về sau họ trở thành những người Hoa Việt Nam thời kỳ đầu. Những người này cùng con cháu họ đã sớm hoà nhập vào xã hội Việt Nam, cùng nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Bộ phận “Mã lưu nhân” lưu lại vùng nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc trong đó bao gồm các bộ tướng của Mã Viện như Tuyên Thuần Vượng, Hoàng Vạn Định và những người trong bộ tộc và con cháu họ lưu trú tại vùng huyện Phòng Thành cũng đã hoà nhập vào xã hội địa phương trong tiến trình phát triển lịch sử. Họ đã có những cống hiến vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc và bảo vệ biên cương. Nghiên cứu sự phân bố, hoạt động của “Mã lưu nhân” cùng mối quan hệ giữa họ với các dân tộc khác và các dân hệ khác của dân tộc Hán, sẽ giúp ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về quá trình đa nguyên nhất thể của dân tộc Trung Hoa, về lịch sử người Hoa Việt Nam thời kỳ đầu.

Ví dụ khác, nghiên cứu vấn đề tuyến đường hành quân thời đó của Mã Viện sẽ giúp ta có thể hiểu được tình hình giao thông trong nước và giao thông đối ngoại thời kỳ Trung Quốc cổ đại. Ngoài ra, việc nghiên cứu các văn vật di chỉ có liên quan tới việc Mã Viện nam chinh như cột đồng Mã Viện, đền Phục Ba, đền Hai Bà Trưng, đền Ban Phu nhân cũng có lợi cho việc tổng kết di sản lịch sử, hiểu được tín ngưỡng dân gian, bảo vệ và phát triển cổ tích văn hoá… Do đó, cần phải đi sâu nghiên cứu Mã Viện nam chinh và văn hoá Mã Viện. Mặt khác, trong công tác nghiên cứu, chúng ta cũng phải nhận thấy những thành phần “nhạy cảm” của vấn đề này, Do đó, cần phải thận trọng trong việc đề xướng và tuyên truyền các quan điểm. Ví dụ như coi vấn đề Mã Viện nam chinh là vấn đề quốc nội Trung Quốc không một chút liên quan nào tới Việt Nam, nhấn mạnh tính hợp lý, tính chính nghĩa trong hành động quân sự của Mã Viện, đề cao quá mức chiến công Mã Viện bình định Hai Bà Trưng, phủ định tính chính nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng… đều có thể khiến nhân dân Việt Nam không hài lòng, làm tổn hại tình cảm dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Chú thích:

1. Sử Việt Nam viết tên chồng Trưng Trắc là Thi Sách, sau này giáo sư Vương Hoàng Tuyên đọc lại sách cũ đưa ra lập luận tên chồng Trưng Trắc họ Thi, còn Sách không phải là tên. Giáo sư Hoàng Tranh lại đọc là Thi Tố. Đây cũng là vấn đề cần tìm hiểu thêm [B.T].

Chủ Đề