Có sự hiểu biết đa văn hóa là gì

Quản trị đa văn hóa [Multicultural management] là việc nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới và mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Khái niệm

Theo Alder, quản trị đa văn hoá được định nghĩa như sau:

“Nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới, mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa. Quan trọng hơn, nó nghiên cứu nhằm tìm hiểu và thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau.

Nó mở rộng phạm vi quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp từ trong nước tới phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa“.

Nói chung, có thể hiểu một cách đơn giản quản trị đa văn hoá là phương pháp quản lý của một công ty hoặc tổ chức có nhiều nhân viên đến từ các nền văn hóa khác nhau, nhằm mục đích cố gắng để đảm bảo sự đồng nhất và động viên trong môi trường công ty để đạt được mục tiêu của công ty. Phương pháp này nhấn mạnh sự tôn trọng và đảm bảo rằng mọi người trong công ty làm việc với nhau trên nguyên tắc tôn trọng và trân trọng những giá trị và sự khác biệt của nhau.

Sự cần thiết của quản trị đa văn hoá đối với các doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, quản trị đa văn hoá nhằm mục đích để hiểu và tôn trọng những khác biệt văn hóa, cũng như cung cấp môi trường làm việc tốt nhất có thể cho mọi nhân viên. Quản trị đa văn hoá còn giúp tổ chức tạo ra một môi trường làm việc năng động, tạo ra sự độc lập và động cơ cho các thành viên trong công ty.

Những tác động của sự đa dạng văn hoá trong các doanh nghiệp đã và đang đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản trị về mức độ cấp thiết trong việc nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm trong hoạt động quản trị đa văn hoá như:

Tìm hiểu và xây dựng các chính sách hợp lí nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực do các xung đột văn hóa trong hoạt động kinh doanh quốc tế gây ra; tạo điều kiện hết mức cho các lao động nước ngoài làm quen và dần thích nghi được với nền văn hóa của quốc gia mà họ làm việc.

Phát triển các chính sách công bằng; thực hiện các hội nghị và hội thảo, tổ chức các cuộc họp để tăng cường sự hiểu biết về các văn hoá khác nhau; và cung cấp các công cụ và hướng dẫn để giúp các công ty và các cá nhân hợp tác với nhau trong môi trường đa văn hoá.

Việc trang bị một cách đầy đủ những kiến thức cần thiết về quản trị đa văn hóa giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm trong quản trị nguồn nhân lực đa dạng văn hóa một cách có hiệu quả, đồng thời có thể tận dụng cơ hội để biến đặc điểm về da dạng văn hóa thành thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Nhìn chung việc quản trị đa văn hoá là một yếu tố then chốt đối với các doanh nghiệp và nó có nhiều vai trò khác nhau, bao gồm: tạo ra một môi trường làm việc đa văn hoá; cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho các nhân viên trong việc thực hiện các chính sách đa văn hoá; phát triển các chương trình và hoạt động để tạo ra một môi trường làm việc đa văn hoá; và điều hành các hoạt động đa văn hoá.

Có thể nói rằng, quản trị đa văn hóa được coi như một chiến lược hiệu quả nhất để giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra trong doanh nghiệp do sự khác biệt về văn hoá gây ra.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị đa văn hoá

Sự khác biệt văn hóa

Sự khác biệt văn hoá là một khái niệm mô tả cách mà các nhóm con người khác nhau trong cùng một xã hội hoặc các xã hội khác nhau đều có các giá trị, quan điểm và hành vi khác nhau. Sự khác biệt văn hoá có thể bao gồm các văn hóa khác nhau trong cùng một xã hội hoặc các văn hóa khác nhau giữa các xã hội khác nhau.

Nói chung, khác biệt văn hoá là việc giữa hai hay nhiều nền văn hoá có những gía trị khác nhau và thậm chí là trái ngược với nhau tạo nên những nét riêng biệt và giúp con người có thể phân biệt được các nền văn hoá đó với nhau.

Sự giao tiếp

Ngày nay, có ba xu hướng chủ yếu liên quan đến tầm quan trọng của việc giao tiếp đa văn hoá:

Thứ nhất, thị trường việc làm đang tcó xu hướng toàn cầu hóa điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường việc làm ngày càng có nhiều người đến từ các nước khác nhau trên thế giới.

Thứ hai, nganh giao thông – vận tải và ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ và nó làm cho khoảng cách giữa các nước trên thế giới nagỳ càng được thu hẹp lại điều này cũng có nghĩa là con người từ khắp mọi nơi trên thế giới sẽ trửo nên gắn bó hơn.

Thứ ba, số lượng người nhập cư đến từ các nền văn hoá khác nhau trên thế giới đang có dấu hiệu tăng lên và nó làm nên sự thay đổi hình thái của lực lượng lao động của một quốc gia.

Sốc văn hóa

Sốc văn hoá là một khái niệm để mô tả sự thay đổi văn hoá của một cộng đồng, nhóm người hoặc một quốc gia. Đó là tình trạng tinh thần cũng như thể chất của một người hoặc một cộng đồng, một nhóm người bị tác động khi họ tiếp cận với một nền văn hoá mới. Nó bao gồm các thay đổi trong các lĩnh vực như tinh thần, phong tục, văn hóa, văn hóa nghệ thuật, và nhiều hơn nữa. Thay đổi này có thể được gây ra bởi nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả các sự kiện động lực, các biến đổi xã hội, và các bước tiến của công nghệ.

Đội ngũ quản lý đa văn hoá

Đội ngũ quản lý đa văn hoá trong doanh nghiệp là một nhóm nhân viên có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển và áp dụng một mô hình kinh doanh có thể chấp nhận được những thay đổi văn hoá khác nhau trong các vùng địa lý khác nhau. Đội ngũ quản lý đa văn hoá sẽ tạo ra các giải pháp phù hợp với từng vùng địa lý, giữ cho doanh nghiệp có thể thích nghi với các thay đổi văn hoá và có thể tận dụng các cơ hội có thể xuất hiện trong từng vùng địa lý.

Xây dựng nội quy, quy định của doanh nghiệp về văn hoá

Các doanh nghiệp cần tập trung và đề cao việc quản trị đa văn hoá bằng cách xây dựng hệ thống các nội quy, quy định liên quan đến vấn đề đa văn hoá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham khảo một số các quy định như sau: – Nhân viên phải đảm bảo rằng họ tôn trọng và kính trọng mọi người, không phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tuổi, tính cách, tôn giáo, quốc tịch, thu nhập, hoặc bất kỳ nội dung khác.

– Nhân viên cần làm việc cùng nhau để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và đảm bảo rằng tất cả các mối quan hệ làm việc là độc lập và trung thực.

– Nhân viên phải cố gắng tôn trọng quyền lợi của nhau và đảm bảo rằng không có bất cứ hành vi nào có thể đe dọa hoặc làm hại một cách trái phép.

– Nhân viên cần hợp tác để xây dựng mối quan hệ làm việc tốt và bền vững.

Các hệ thống, hoạt động hỗ trợ đa văn hoá

Hệ thống hỗ trợ đa văn hoá là các công cụ và các gói phần mềm được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng và cũng có thể hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ của họ để giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hoá. Nó cũng có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ của họ để tạo ra các trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của họ. Đặc biệt là đối với các khách hàng quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế.

4 điều cần lưu ý trong hoạt động quản trị đa văn hóa

Với một chia sể trên tờ Fastcompany, chuyên gia tư vấn, nhà sáng lập Cultural Intelligence Center [trung tâm tư vấn quản trị đa văn hoá] David Livermore cho biết rằng trong quá trình vận hành chiến lược quản trị đa văn hoá các doanh nghiệp cần phải lưu ý 4 điểm như sau:

Tránh định kiến

Theo quan điểm của Livermore, ranh giới giữa ý thức về khác biệt văn hóa và định kiến về khác biệt văn hoá là rất mong manh. Nhận thức rõ về những đặc trưng của một nền văn hóa là điều tốt, tuy nhiên nếu chỉ bám chặt vào những đặc trưng này hoàn toàn có thể khiến người quản lý gặp phải định kiến ngầm.

Chính vì vậy, nhà quản lý cần mở rộng tư duy để hiểu thêm về nhu cầu làm việc cũng như nhu cầu trong giao tiếp giữa các thành viên. Qua đó, giúp họ giải quyết những mâu thuẫn, hiểu nhầm nếu có.

Diễn dịch

Livermore cho biết, phong cách giao tiếp khi tìm hiểu về đồng nghiệp là một điều quan trọng mà chúng ta cần phải nắm được và thậm chí là hiểu rõ. Ở một số nền văn hoá, họ có xu hướng nói thẳng, nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong một số nền văn hoá khác thì đặc trưng của họ lại là trình bày có đầu có đuôi, trình bày một cách rõ ràng, rành mạch. Chỉ khi bạn và những người đồng nghiệp của mình hiểu được điều nay thì mới điều chỉnh bản thân để thích nghi được với môi trường chung và tạo ra hiệu quả cao trong công việc chung.

Thời gian chuẩn bị

Trong trường hợp mọi người cảm thấy không thoải mái với một tình hướng nhất định hoặc một cá nhân đang phải dùng ngôn ngữ thứ hai để nêu lên quan điểm của mình trong cuộc họp.

Với vai trò là một người lãnh đạo, bạn cần biết rằng rất có thể họ không hề muốn tham gia cuộc họp này. Nếu bạn không hiểu được tâm lý này, mà vẫn cố thúc ép nhân viên của mình phải đưa ra ý kiến một cách nhanh chóng, hay thậm chí là hướng sự chú ý của tất cả mọi người về cá nhân đó thì việc quản trị đa văn hoá trong doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên tệ hơn bao giờ hết.

Chính vì thế, bất cứ khi nào có thể, hãy truyền đạt lại một cách rõ ràng với đội ngũ nhân viên về những mong đợi của mình và đương nhiên hãy cho phép họ có thêm thời gian để chuẩn bị cũng như phản hồi khi họ đang gặp căng thẳng.

Quan sát sự tương tác giữa các nhân viên

Sự khác biệt trong văn hoá đôi khi có thể gây ra sự hiểu nhầm và thậm chí là những xung đột, những mâu thuẫn không đáng có.

Vì vậy, ở vị trí của một người lãnh đạo, bạn cần phải làm tốt nhiệm vụ quản trị đa văn hoá trong doanh nghiệp của mình bằng cách tỉ mỉ quan sát để nhanh chóng phát hiện và can thiệp sớm với những dấu hiệu cho thấy sự hiểu nhầm có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên. Sự đồng cảm với từng nhân viên chính là yếu tố quan trọng để làm giảm mức độ căng thẳng của tình huống.

Sự đa dạng về văn hóa là gì?

Đa dạng văn hóa thường dùng để chỉ sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung. sống trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần.

Văn hóa đa văn hóa là gì?

Đa văn hóa [Multiculturalism] là một lý thuyết xã hội và chính trị, cũng như một phong trào xã hội, mà khuyến khích và thúc đẩy sự hiện diện và tôn trọng đối với nhiều văn hóa, giá trị và bản sắc đa dạng trong một xã hội hoặc cộng đồng.

Chính sách đa văn hóa là gì?

Chính sách đa văn hóa như là một biện pháp “chấp nhận” hiện thực của Đức nhằm mua được lòng trung thành của người nhập cư nhưng thực tế chứng minh đã đem lại hiệu quả ngược do một số cộng đồng nhập cư không thể và không muốn hòa nhập vào văn hóa Đức. Thứ hai, vấn đề nguồn gốc dân tộc.

Làm việc trong môi trường đa văn hóa là gì?

Môi trường làm việc đa văn hóa được hiểu là môi trường làm việc, trong đó có nhiều cá nhân đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau với những giá trị văn hóa khác nhau. Đó là môi trường làm việc có sự pha trộn nhiều màu sắc về phong tục, tập quán, chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, quốc tịch…

Chủ Đề