Cơ thể sản xuất bao nhiêu máu?

[Dân trí] - Khi trực tiếp nhìn thấy, thứ dịch cơ thể này có thể khiến nhiều người bị buồn nôn, hơi chóng mặt và đau đầu nhẹ. Tuy nhiên, dù bạn có cảm thấy khó chịu thế nào, chúng ta vẫn cần nó để có thể tồn tại. Thứ dịch đang được nhắc tới chính là “máu”.

Tầm quan trọng của máu với cơ thể

Máu chính là thứ chất lỏng quan trọng nhất trong cơ thể của chúng ta. Máu chảy liên tục xuyên suốt mọi ngóc ngách của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Trong suốt hành trình của mình, máu sẽ dùng các hồng cầu để vận chuyển và cung cấp oxy; bạch cầu để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh và tiểu cầu để kích hoạt quá trình đông máu, khi chẳng may chúng ta bị thương.

Các thành phần của máu

Một người trung bình có khoảng 4,7 đến 5,5 lít máu chảy trong cơ thể. Trong suốt cuộc đời, con người mất rất nhiều máu, nguyên nhân có thể từ những vết cắt, vết trầy xước nhỏ và cả những chấn thương nghiêm trọng. Sự chảy máu xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương và máu có thể thoát ra từ đó. Con người có thể bị chảy máu cả bên ngoài da hoặc thậm chí là từ những bộ phận bên trong cơ thể. May mắn là trong hầu hết các trường hợp, cơ thể của chúng ta có khả năng tự chữa và phục hồi đáng kinh ngạc.

Trước tiên thông qua một quá trình gọi là đông máu, với nhân tố chủ yếu là các tiểu cầu như đã đề cập ở trên, máu ở vết thương từ dạng lỏng sẽ được kết lại với nhau và chuyển thành dạng gel để hình thành cục máu đông có tác dụng ngăn máu tiếp tục chảy ra bên ngoài, từ đó hạn chế mất máu và cho cơ thể thời gian để phục hồi . Khả năng này dễ dàng được nhận thấy khi chúng ta bị một vết cắt nhỏ ở ngoài da: Máu sẽ chỉ chảy ra một chút sau đó ngừng hẳn.

Cách cục máu đông được hình thành

Tuy nhiên, sự đông máu không thể “cứu” bạn trong mọi trường hợp. Nếu vị trí bị thương nằm ở một mạch máu lớn, điển hình như tĩnh mạch cổ, bạn sẽ mất một lượng máu đáng kể chỉ trong thời gian ngắn và trong trường hợp xấu nhất, cái chết sẽ đến trước khi sự đông máu có thể phát huy tác dụng.

Vậy con người có thể mất bao nhiêu máu mà vẫn còn sống?

Mất máu ở người có thể được phân thành 4 cấp độ:

Ở cấp độ mất máu này, bạn sẽ không cảm thấy quá nhiều dấu hiệu tiêu cực, ngoài một vài cơn đau đầu nhẹ. Mức độ mất máu này cũng gần tương đương với trường hợp chúng ta đi hiến máu, vốn thường chỉ cho đi khoảng 8-10% lượng màu trong cơ thể cho mỗi lần hiến. Do đó, tất cả những gì bạn cần để có thể phục hồi sức khỏe trong trường hợp này chỉ là ngồi nghỉ ngơi một lúc, ăn một ít bánh và uống nước ép hoa quả.

 15-30% lượng máu trong cơ thể một người bình thường sẽ tương đương với 2 lít máu hoặc dễ hình dung hơn là nó có thể đổ đầy một chai nước ngọt cỡ lớn. Ở cấp độ này, những biểu hiện của sự thiếu máu sẽ rõ rệt hơn trước nhiều. Trước hết, bạn sẽ cảm thấy lạnh và mệt mỏi, tim đập rất nhanh để có thể duy trì sự sống.      

Chỉ cần mất thêm một lượng máu nhỏ nữa so với cấp độ trên, tức là ở ngưỡng sát nút 40% lượng máu của cơ thể sẽ là lúc bạn thực sự cần phải truyền máu. Nếu không được tiếp máu trong trường hợp này, bạn có thể vẫn sẽ sống sót nhưng tim phải đập ở một tốc độ cực kỳ nhanh. Cùng với đó, các mạch máu cũng sẽ co lại, làm giảm tiết diện để giúp áp suất mà trái tim tạo ra đủ để bơm lượng máu ít ỏi còn lại đi khắp cơ thể.

50% lượng máu của cơ thể sẽ tương đương với 2,75 lít máu. Với chỉ một nửa lượng máu còn sót lại, bạn sẽ bị rơi vào trạng thái hôn mê, trái tim sẽ ngừng đập và nó không còn có thể bơm máu đi nuôi các cơ quan khác. Tuy nhiên, nếu được cấp cứu khẩn cấp, bạn vẫn có cơ hội thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong trường hợp này, dù là không cao. Đây cũng được coi là điểm cuối trong giới hạn chịu đựng của con người!

Theo Live Science, trung bình, cơ thể người lớn có khoảng 4,5-5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Lượng máu chiến 8-10% trọng lương cơ thể. Trẻ em 5-6 tuổi có lương máu tương đương như người lớn nhưng máu chiếm tỉ lệ cao hơn do trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ. Một trẻ sơ sinh năng 2,3-3,6 kg có khoản 0,2 lít máu trong cơ thể. Máu của người lớn chưa khoản 3 lít huyết tương, tế báo hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vitamin, chất điện giải và các chất dinh dưỡng khác được hòa tan trong máu và vận chuyển đến các bộ phận cơ thể.

Mỗi lần hiến máu, nhân viên y tế lấy khoảng 0,5 lít máu từ cơ thể bạn. Tế bào máu tươi có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất các tế bào máu mới trong tủy xương. Thông thường, thời gian để cơ thể tái tạo máu đủ cho cơ thể là 4-6 tuần. Vì vậy, bạn cần đợi đủ thời gian của chu kỳ tái tạo máu trước khi hiến máu lần tiếp theo.

Mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. ẢNh: Fox News.

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Theo Fox News, nhận biết được các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp bạn kịp thời khắc phục hiện tượng này.

Mệt mỏi, da nhợt nhạt

Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu. Nó có thể đi kèm các triệu chứng đau đầu, thường xuyên căng thẳng. Khi bạn thiếu máu, da và máu mắt cũng trở nên nhợt nhạt. Nguồn năng lượng cơ thể phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất của các tế bào hồng cầu, lượng hồng cầu càng thấp thì tốc độ trao đổi trong cơ thể càng thấp, khiến da không được cung cấp đủ máu giàu oxy, trở nên tái, nhợt nhạt.

Khó thở, tim đập nhanh

Lượng máu thấp có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Điều này làm cho bạn khó thở, hay thở dốc ngay cả khi làm các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ. Khi bạn thiếu máu, thở gấp hay lượng oxy cung cấp không đủ, tim sẽ tăng nhịp đập để bù đắp cho thâm hụt năng lượng. Điều này làm cho tim đập nhanh hơn bình thường thường xuyên đánh trống ngực, khó thở.

Tê bì chân tay

Máu là nguồn năng lượng cho mọi bộ phận của cơ thể. Khi bạn bị thiếu máu, các bộ phận ở xa tim như bàn chân, bàn tay không được cung cấp đủ lượng máy cần thiết. Chúng thường xuyên bị lạnh, cảm giác tê bì, ngứa ran. Các ngón tay, chân thường tái xanh, kém sức sống.

Rụng tóc

Rụng tóc cũng là một dấu hiệu thiếu máu rõ rệt. Da đầu không nhận đủ dinh dưỡng để nuôi chân tóc, khiến tóc rụng nhiều, tốc độ nhanh.

Phân đen

Phân đậm màu, có máu trong phân hoặc chảy máu từ trực tràng có thể là dấu hiệu thiếu máu. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một điều kiện của dạ dày hoặc ung thư đại tràng vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Khó chịu ở bụng hoặc sự thay đổi trong thói quen đi tiêu cũng là những dấu hiệu quan trọng.

Trong cơ thể con người có bao nhiêu lít máu?

Trẻ em: Một đứa trẻ nặng 36kg trung bình sẽ có khoảng 2.650 mL máu trong cơ thể. Người lớn: Người lớn trung bình nặng từ 65 đến 80kg nên có khoảng khoảng 4.5 đến 5.7 lít máu. Phụ nữ mang thai: Để hỗ trợ thai nhi phát triển, phụ nữ mang thai thường có lượng máu nhiều hơn từ 30 đến 50% so với phụ nữ không mang thai.

Cơ thể mất bao nhiêu máu sẽ chết?

Một người trưởng thành sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất ổn khi mất khoảng 14% lượng máu của cơ thể. Họ sẽ bị ngất xỉu nếu mất từ 30 đến 40% máu. Nếu tình trạng mất máu tiếp tục xảy ra thì có thể dẫn đến tử vong.

Mỗi ngày có bao nhiêu ml máu được thay thế?

Ước tính mỗi ngày có từ 40 ml đến 80 ml máu được thay thế mới. Khi HM, ngay lập tức, cơ thể huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách và dịch gian bào để duy trì huyết áp và lượng tế bào máu lưu thông không thay đổi.

Thành phần chủ yếu của máu là gì?

Máu gồm hai thành phần chính tế bào máu và huyết tương, trong đó huyết tương gồm kháng thể, các yếu tố đông máu, protein, muối khoáng và nước, còn tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi thành phần nhỏ trong máu lại giữ vai trò khác nhau trong hoạt động sống hàng ngày của cơ thể.

Chủ Đề