Con gái 4 tuổi thường xuyên kêu đau bụng

Đau bụng là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, dù bé trong độ tuổi nào thì cha mẹ cũng nên lưu ý vì đau bụng có thể là một triệu chứng của bất kỳ một căn bệnh nguy hiểm nào. Vì vậy, khi bé kêu đau bụng cha mẹ nên quan sát xem bé đau bụng ở vùng nào và có kèm theo những dấu hiệu nào khác không để kịp thời xử lý. Hôm nay, Gastimunhp sẽ giúp bạn xác định được bệnh khi trẻ bị đau bụng quanh rốn.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Đau bụng quanh rốn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, tùy vào các biểu hiện đi kèm ta mới có thể đoán được bé bị bệnh gì. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp khi trẻ bị đau bụng quanh rốn.

Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn do vi sinh vật hoặc hóa chất gây ra với các triệu chứng là quặn đau vùng bụng quanh rốn, sốt và tiêu chảy. Nếu bị ngộ độc thức ăn bé sẽ bị tiêu chảy nhiều lần nếu nặng sẽ kèm thêm những biểu hiện ói mửa và thậm chí là đi cầu ra máu. Nếu biểu hiện nặng, bé quấy khóc nhiều do đau bụng quá thì bạn cần đưa bé đến ngay trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.

Đau bụng giun

Trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng rất có thể là do giun đũa. Đau bụng giun thường cơn đau kéo dài nhiều tuần và không dứt hẳn mà cứ lặp lại nhiều lần. Bạn nên cho trẻ tới bệnh viện để xét nghiêm phát hiện giun sớm để còn có cách chữa trị hợp lý.

Bệnh nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như amidan, viêm phổ, viêm gan, sốt rét… cũng có thể dẫn tới tình trạng đau bụng quanh rốn. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng thường thì các cơn đau chỉ kéo dài vài ngày rồi hết, cứ khi nào trẻ hết bệnh thì cũng cơn đau cũng không xuất hiện nữa. Hoặc trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, ngoài đau bụng thì bé còn hay bị tiểu lắt nhắt nhiều lần và bị đau khi đi. Nếu thấy có hiện tượng này thì phải tới bác sĩ ngay để được điều trị.

Lồng ruột

Những bé trong độ tuổi 3 tháng tuổi tới 2 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này. Đau bụng quang rốn, kèm nôn mửa và đi ngoài ra máu là những biểu hiện rõ rệt khi bị bệnh này.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa sẽ dễ nhận thấy hơn ở những trẻ lớn vì các biểu hiện không khác mấy so với người lớn. Khi bị viêm ruột thừa trẻ sẽ bị đau liên tục ở hố chậu kèm theo nôn ói và sốt nhẹ. Với những trẻ dưới 2 tuổi thì viêm ruột thừa rất khó nhận ra, trẻ hay bị sốt nhẹ, lừ đừ, nôn ói, xanh tái cũng như thường bị chướng bụng. Nếu thấy trẻ có thêm hiện tượng đau bụng quanh rốn thì rất có thể là bị viêm ruột thừa và cần đưa trẻ tới ngay bác sĩ để chữa trị đúng lúc.

Đau dạ dày

Đau bụng ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là có thể là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày mà rất dễ bị nhầm lẫn với các loại đau bụng khác. Khi bị viêm loét dạ dày, cơn đau của trẻ thường, tái diễn nhiều lần. Ngoài ra có thể còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu, hay quấy khóc, hay bị ợ chua.

Đau bụng quanh rốn tái diễn nhiều lần – dấu hiệu của viêm loét dạ dày ở trẻ em

Bệnh dạ dày tưởng chừng như chỉ có người lớn nhưng thực tế hiện nay cũng được phát hiện khá nhiều ở trẻ em. Theo nghiên cứu của ThS.BS.Nguyễn Phúc Thịnh và các cộng sự tại Bệnh viện nhi đồng 1 vào năm 2016, trong số những trẻ em tới khám được nội soi phát hiện ra có loét dạ dày – tá tràng thì phần lớn trẻ có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị và đau bụng quanh rốn tái diễn trong khoảng thời gian từ dưới 1 tháng tới trên 3 tháng. Ngoài ra trẻ còn có thể có một số triệu chứng khác như ợ hơi, buồn nôn, nôn, thiếu máu thiếu sắt, trẻ bị loét và chảy máu dạ dày có thể đi ngoài phân đen.

Điều đáng chú ý là trong nghiên cứu này, 100% trẻ loét dạ dày được phát hiện do nhiễm khuẩn H.pylori [Hp]. Bác sỹ Thịnh cũng cho biết, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày chủ yếu ở người và đặc biệt, nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp chính cho trẻ lại chính là cha mẹ [chiếm 80%], anh chị em [13%] và những người sống chung nhà [8%]. Có rất nhiều trường hợp trẻ tới khám có ba, mẹ hoặc anh chị em cũng bị bệnh dạ dày do khuẩn Hp. Vậy nên những gia đình có người có tiền sử bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thì cần phải chú ý hơn tới những biểu hiện triệu chứng đau bụng của con.

Hiện nay, việc điều trị Hp ở trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn, do vậy nếu trẻ bị bệnh dạ dày thì các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý trong vấn đề tuân thủ điều trị cho trẻ, theo dõi chặt chẽ giúp trẻ uống đủ thuốc, đúng giờ và sử dụng hỗ trợ thêm kháng thể kháng HP [OvalgenHP] phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, hoặc có thể sử dụng OvalgenHP khi dương tính với HP nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm H.pylori sau điều trị.

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ, đa số là những loại đau bụng thông thường như rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun…Nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý mà cha mẹ cần lưu tâm, khi con có biểu hiện đau bụng quanh rốn tái diễn trong thời gian dài, trẻ gầy sút, xanh xao, hoặc đau bụng kèm theo sốt, nôn mửa, các dấu hiệu bất thường khác như vàng da, tiểu buốt… thì nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.

Theo Gastimunhp.vn

“Đến cả tháng trời như thế, cứ đến bữa ăn là kêu đau, rồi có hôm ăn xong là cu cậu nằm vật xuống, ôm bụng kêu đau, nôn vọt ra lại đỡ đau liền… nên mình đã đưa con tới phòng khám tư khám. Bác sĩ ghi đau dạ dày, nhưng hiện tại chỉ kê men tiêu hoá và thuốc làm mềm phân [do bé táo bón, đi ngoài như phân dê] 10 ngày, sau tình trạng không khắc phục sẽ phải nội soi dạ dày để kiểm tra”, chị Hải, mẹ bé Tuấn Anh nói.

Trẻ em cũng bị đau dạ dày

Chị Hải cho biết, khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị rất ngạc nhiên, còn “chất vấn” lại bác sĩ, bé mới ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm sao đau dạ dày. Nhưng bác sĩ không giải thích gì, chỉ dặn 10 ngày đến khám lại, không đỡ đi nội soi.

Trường hợp của chị Lan ở thành phố Vinh, Nghệ An cũng tương tự. Con gái chị 7 tuổi nhưng rất hay kêu đau bụng vùng quanh rốn, khi đau, khi không như người giả vờ. Chị đã tẩy giun cho con, cho con uống men tiêu hoá cả tuần mà không đỡ. Rất đỗi lo lắng, chị đã cất công đưa con ra tận bệnh viện Nhi TƯ khám. Tại đây, bác sĩ không chẩn là rối loạn tiêu hóa như chị tưởng, mà cho bé nội soi dạ dày [gây mê] để xác định tình trạng viêm dạ dày, chị mới “ngã ngửa” vì luôn nghĩ bệnh dạ dày chỉ gặp ở người lớn.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, đau dạ dày trẻ em không phải ít gặp mà là phổ biến và đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày.

Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Quang Duật, khoa Tiêu hoá Viện 103 cho biết, mọi đối tượng từ em bé đến người trưởng thành đều có thể bị viêm dạ dày. Dù chế độ ăn của trẻ ổn định, nhưng những yếu tố về tâm lý như bị ép ăn, bị mắng mỏ… gây ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày.

“Chính vì đau không thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng đau rồi lúc sau lại khỏi, rồi bé hay kêu đau vào thời điểm “nhạy cảm” là đang ăn cơm, khiến nhiều phụ huynh lầm tưởng con giả vờ đau để trốn ăn”, TS Dũng nói.

Bé đau dạ dày vì stress

BS Dũng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau dạ dày nhưng ở trẻ, yếu tố tâm lý bị ảnh hưởng nhiều nhất. “Đa phần cha mẹ các bé khi đưa đến khoa khám được chẩn đau dạ dày đều không hiểu vì sao con bé thế đã bị viêm dạ dày. Nhưng qua thực tế thăm khám các bé bị đau dạ dày, phần lớn các bé bị yếu tố tâm lý như ép ăn, ép học, áp lực điểm 10 nặng nề”, TS Dũng nói.

Như trường hợp của bé Tuấn Anh, lúc nào cũng bị cha mẹ “nhồi nhét” ăn bằng đủ kiểu từ đi ăn rong, quát mắng đến roi vọt. “Chỉ vì con mình còi hơn các bạn nhiều quá, có thời gian tôi không ép thì bé sút cân rõ rệt, sốt ruột quá lại phải “nhồi, ép”, chỉ nghĩ để con lên cân, chứ không nghĩ lại gây hậu quả nặng nề như vậy”, chị Hải nói.

Theo TS Dũng, viêm dạ dày ở trẻ em thường khó nhận biết vì dấu hiệu không điển hình như ở người lớn. Người lớn thường có dấu hiệu đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, có trường hợp đau cồn cào, nóng rát không theo một quy luật thời gian nào cả, đau liên tục, kèm theo là triệu chứng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, ợ hơi. Còn ở trẻ em, kiểu đau như giả vờ, khi đau khi không. Vừa kêu đau, lúc sau mải chơi, mải xem lại hết đau. Vì thế, cha mẹ cần quan sát kỹ sắc thái của trẻ để nhận biết cơn đau của con, kịp thời đưa đi khám để kịp thời được phát hiện, điều trị.

Tuy nhiên, căn bệnh đau dạ dày ở trẻ phát hiện sớm điều trị nội khoa sẽ ổn định trong thời gian ngắn, vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng. Còn để càng lâu, viêm càng nặng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đã có trường hợp trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày, khi đó sẽ rất nguy hiểm.

“Điều trị ổn định chỉ cần thời gian một vài tháng, nhưng để phòng đau dạ dày ở trẻ thì cha mẹ cần hết sức chú ý trong cách cho con ăn, cách dạy con học. Không nên tạo những áp lực căng thẳng cho trẻ, khiến trẻ vì sợ mà ăn, vì sợ mà căng thẳng học hành. Phải loại bỏ được những yếu tố tâm lý xấu tác động mới phòng được nguy cơ tái lại ở trẻ bị đau dạ dày. Ngoài ra, ở trẻ bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ”, TS Dũng nói.

Ngoài ra, TS Dũng cũng đưa ra lời khuyên với các bà mẹ có con biếng ăn, không nên quá căng thẳng, vội vàng để ép bé ăn. Vì ép ăn không chỉ gây áp lực khiến bé bị đau dạ dày, mà lâu dần, bé sẽ mất cảm giác thèm ăn. Khi đó, tình trạng biếng ăn càng nghiêm trọng hơn, càng khó khắc phục hơn.

Hồng Hải - Thu Hà

Video liên quan

Chủ Đề