Con người có bao nhiêu bộ phận cơ thể

Cơ thể chúng ta được hợp thành từ các bộ phận khác nhau, được phân loại thành 8 hệ cơ bản. Mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt. Cùng tìm hiểu tất tần tật các bộ phận trên cơ thể người qua thông tin bài viết dưới đây bạn nhé!

Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn bao gồm hệ thống tim mạch và hệ thống các mạch máu. Cấu tạo bên trong mạch máu có tĩnh mạch, động mạch và mao mạch. Nhiệm vụ chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển oxy, hormone và các dưỡng chất đi nuôi các tế bào trong cơ thể.

Chi tiết chức năng từng bộ phận như sau:

– Hệ thống tim mạch gồm: Tim, mạch máu đảm nhiệm chức năng bơm, vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Trong đó tim chủ yếu là nhiệm vụ điều hòa khí, dưỡng chất tới các mô, tế bào.

– Hệ thống bạch huyết gồm mạch bạch huyết, amidan, tuyến ức, hạch bạch huyết và lá lách có chức năng lọc và vận chuyển bạch huyết quay trở lại đường lưu thông của máu.

Hệ tuần hoàn trong cơ thể người

Hệ hô hấp

Trong cơ thể người, hệ hô hấp bao gồm các bộ phận: Thanh quản, mũi, hầu, khí quản, phế quản và phổi. Hệ hô hấp là cơ quan duy nhất tham gia vào quá trình lấy oxy từ ngoài đưa vào phổi để cung cấp oxy cho các hệ cơ quan khác bên trong cơ thể. Song song, hệ hô hấp cũng có nhiệm vụ thải độc, thải khí cacbonic ra ngoài thông qua mạch phổi và phổi.

Hệ hô hấp

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh là cơ quan trung tâm trọng yếu điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể chúng ta. Đồng thời hệ thần kinh cũng là nơi phát sinh phản xạ, tư duy và giúp cơ thể người thích nghi với các thay đổi ở môi trường. Cơ quan này được cấu thành từ các bộ phận: Não bộ, tủy sống, hệ thống dây thần kinh, trong đó:

– Não bộ là hệ thần kinh trung ương

– Hệ thống dây thần kinh là hệ thần kinh sinh dưỡng.

Các bộ phận trên cơ thể người: Hệ thần kinh

Hệ vận động

Hệ vận động hoạt động dựa trên sự điều khiển của hệ thần kinh. Chức năng cơ quan này là tạo ra các chuyển động thường ngày của chúng ta. Cấu tạo của hệ vận động bao gồm các bộ phận sau:

+ Hệ thống xương khớp: Bao gồm sụn khớp và 260 chiếc xương. Chức năng của hệ xương khớp là nâng đỡ toàn bộ cơ thể, dự trữ khoáng chất cần thiết và hỗ trợ sản sinh tế bào máu, giải phóng hormone trong cơ thể.

+ Hệ thống cơ trải đều khắp cơ thể: Bao gồm 3 loại cơ chính là cơ xương, cơ tim và cơ trơn.  Hệ thống cơ giúp các chuyển động co gập của chúng ta trở nên dễ dàng hơn.

Hệ vận động

Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa trong cơ thể người là sự kết hợp của các bộ phận:

+ Khoang miệng: Miệng, lưỡi, các tuyến nước bọt

+ Thực quản

+ Dạ dày, gan

+ Ruột non, ruột già

+ Túi mật, tuyến tụy

+ Hậu môn.

Hệ tiêu hóa có vai trò biến đổi thức ăn thành các dưỡng chất để cung cấp năng lượng nuôi sống cơ thể. Các chất dinh dưỡng được hệ tiêu hóa đem đi để duy trì sức khỏe và hoạt động của các cơ quan khác. Sau cùng, hệ tiêu hóa sẽ thải các chất cặn bã dư thừa ra bên ngoài.

Hệ tiêu hóa

Hệ nội tiết

Hệ nội tiết là cơ quan có chức năng cân bằng dưỡng chất trong cơ thể người bằng cách tiết hormon theo đường máu. Từ đây cân bằng nội môi và các hoạt động sinh lý khác bên trong. Cấu tạo của hệ nội tiết bao gồm các tuyến như:

+ Tuyến yên

+ Tuyến giáp

+ Tuyến trên thận

+ Tuyến tùng

+ Tuyến sinh dục.

Hệ nội tiết

Hệ bài tiết

Hệ bài tiết là cơ quan chuyên lọc và đào thải những chất cặn bã dư thừa từ bên trong cơ thể ra ngoài. Đây cũng là bộ phận duy trì lượng nước cho cơ thể bằng cách cân bằng các chất điện giải, duy trì nồng độ pH ổn định trong máu.

Các bộ phận trong hệ bài tiết bao gồm:

+ Thận

+ Ống dẫn nước tiểu

+ Bàng quang

+ Da.

Hệ bài tiết

Hệ sinh sản

Hệ sinh sản hay hệ sinh dục bao gồm toàn bộ các cơ quan nằm trong tuyến sinh dục. Nhiệm vụ của cơ quan này là duy trì nòi giống. Dưới đây là chi tiết các bộ phận trong hệ sinh sản nam và nữ:

Hệ sinh sản [nữ]

Bao gồm:

+ Âm đạo

+ Tử cung

+ Cổ tử cung

+ Buồng trứng.

Hệ sinh sản nữ

Hệ sinh sản [nam]

+ Dương vật

+ Mào tinh hoàn

+ Ống dẫn tinh

+ Tinh hoàn.

Hệ sinh sản nam

Trên đây là các bộ phận trên cơ thể người chi tiết nhất mà dịch vụ bác sĩ riêng cho bệnh nhân chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết.

Một lá phổi

Người ta có thể nghi ngờ rằng mất đi một trong hai lá phổi sẽ làm giảm sức hô hấp, nhưng thực tế cơ thể người có trữ lượng hô hấp đáng kể. Một người trải qua phẫu thuật cắt bỏ một lá phổi vẫn có thể giữ lại từ 70-80% chức năng hô hấp của họ.

Một quả thận

Tuy thận là cơ quan rất quan trọng như bộ lọc toàn bộ chất thải ra khỏi máu, nhưng “hầu hết mọi người vẫn có thể sống bình thường nếu chỉ còn một quả thận”, theo Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ. Trên thực tế cũng có những rủi ro dài hạn nhất định khi bạn quyết định cắt bỏ hoặc hiến thận đó là huyết áp cao, nhưng chỉ cần có chế độ ăn lành mạnh và ý thức giữ gìn sức khỏe thì vấn đề sẽ không đến mức quá nghiêm trọng.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. 

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...

Dạ dày

Theo Live Science, nếu không may phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày thì bệnh nhân vẫn có thể sống. Trong trường hợp toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ thì thực quản sẽ được kết nối trực tiếp từ cổ họng xuống ruột non. Sau một thời gian phục hồi, bệnh nhân có thể phải ăn nhiều bữa nhỏ và uống thêm vitamin bổ sung.

\n

Ruột kết

Khi ruột già hoặc ruột kết được cắt bỏ, bệnh nhân sẽ cần đeo một túi bên ngoài như “hậu môn giả” để đi vệ sinh. Hầu hết bệnh nhân sẽ không thay đổi chế độ ăn uống và sau một thời gian làm quen, hầu hết người bệnh có cuộc sống bình thường, đi làm, tham gia các môn thể thao và đi du lịch như bao người khác.

Những biểu hiện của bệnh tuyến giáp không được bỏ qua

Tuyến giáp

Nằm ở vùng cổ, tuyến giáp có chức năng điều chỉnh sự tăng trưởng, phát triển, trao đổi chất và các chức năng khác. Nhưng theo Hiệp hội tuyến giáp một số người có thể được điều trị bằng nội tiết tố tuyến giáp khi toàn bộ tuyến giáp đã được phẫu thuật cắt bỏ.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề