Công dân bình đẳng trước pháp luật là gì

  • Bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc pháp lí cơ bản đã được khẳng định tại Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật có vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho xã hội công bằng, pháp luật được tôn trọng, chống đặc quyền đặc lợi, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền. Tên cơ sở nguyên tắc pháp lí cơ bản này, đã được khẳng định trong Hiến pháp

    Theo tố tụng hình sự phải được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lí theo pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:

Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kì lịch sử khác nhau. Ở nước ta, quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, được ghi nhận trong hiến pháp và luật. Quyền bình đẳng đó được thể hiện như thế nào và trách nhiệm của mỗi chúng ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:

Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…

Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật [trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật] - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý. Qua tìm hiểu chúng ta sẽ thực hiện tốt quyền bình đẳng của mình trong cuộc sống và trước pháp luật.

Hoàng Thị Lài
Giáo viên Giáo dục công dân - Trường Quốc tế Á Châu

  1. Trang chủ
  2. Lớp 12
  3. Giải GDCD 12

Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kì lịch sử khác nhau. Ở nước ta, quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, được ghi nhận trong hiến pháp và luật. Cụ thể như thế nào Tech22h mời các bạn cùng đến với bài học “công dân bình đẳng trước pháp luật”.

A. Kiến thức trọng tâm

I.  Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

  • Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dan, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

  • Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước NN và XH theo quy định của PL. Quyền của CD không tách rời nghĩa vụ của CD.
  • Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
    • Một là: Mọi CD đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bảnvà các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ TQ, nghĩa vụ đóng thuế…
    • Hai là: Quyền và nghĩa vụ của CD không bị phân biệt bởi DT, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị XH.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

  • Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  • CD dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của PL [trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật] - Khi CD vi phạm PL với t/chấtvà mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .

  • Quyền và nghĩa vụ của công dân được NN quy định trong Hiến pháp và luật.
  • Nhà nước và XH có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  • NN có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm PL và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

Câu 2: Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?

Câu 3: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

a.  Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

b.  Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

c.  Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

d.  Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 4: Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương [thương tật 70%].

Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật [P3]

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu tham khảo lớp 12

Chủ Đề